Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ thực hiện cho thấy phản ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt sau khi mắc COVID-19 sẽ gây tổn hại tới các mạch máu của não và có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng COVID kéo dài.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bochum, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Được công bố trên tạp chí Brain ngày 5/7, nghiên cứu phân tích kết quả khám nghiệm não của 9 trường hợp đột tử sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Thay vì phát hiện bằng chứng về COVID-19 trong não, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chính các kháng thể của cơ thể người đã tấn công các tế bào lót trong mạch máu não, gây ra tình trạng viêm và các thương tổn.
Theo các nhà khoa học, khám phá này có thể giải thích tại sao một số người chịu các tác động kéo dài của COVID-19 như đau đầu, mệt mỏi, mất vị giác và khứu giác, mất ngủ hay “sương mù não”, đồng thời cũng sẽ là chỉ dấu cho những phương pháp điều trị mới nhằm điều trị hội chứng COVID kéo dài.
Video đang HOT
Nhà khoa học Avindra Nath – tác giả chính của nghiên cứu trên – cho biết: “Bệnh nhân thường phát triển các biến chứng thần kinh sau khi mắc COVID-19, nhưng quá trình sinh lý học bệnh lý đằng sau đó vẫn chưa được hiểu rõ. Trước đây, chúng tôi đã thấy những tổn thương mạch máu và tình trạng viêm trong não của bệnh nhân khi khám nghiệm tử thi, nhưng lại không hiểu được nguyên nhân gây ra những tổn thương đó. Tôi nghĩ qua nghiên cứu này, chúng ta đã có được cái nhìn sâu sắc và quan trọng về mối liên hệ này”.
Những trường hợp đột tử được nghiên cứu lần này (ở độ tuổi từ 24-73) là những người đã được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu trước đó của nhóm các nhà khoa học, do các hình ảnh quét (scan) não của họ cho thấy bằng chứng về tổn thương mạch máu trong não. Những hình ảnh não của 9 người này sau đó được so sánh với 10 nhóm đối chứng, trong đó các nhà khoa học kiểm tra các hội chứng viêm thần kinh và phản ứng miễn dịch bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là hóa mô miễn dịch.
Nhóm khoa học phát hiện ra rằng các kháng thể được tạo ra chống lại COVID-19 đã nhắm nhầm các tế bào hình thành “hàng rào máu não” – một cấu trúc được thiết kế để ngăn chặn “những kẻ xâm lược” tấn công não, đồng thời cho phép các dưỡng chất cần thiết đi qua. Những tổn thương đối với các tế bào này có thể gây rò rỉ protein, chảy máu và đông máu, qua đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các lỗ rò rỉ cũng kích hoạt các tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào đổ xô đến vị trí này để sửa chữa tổn thương, gây ra tình trạng viêm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hoạt động tế bào thông thường tại các khu vực bị tấn công nêu trên bị gián đoạn nghiêm trọng, dẫn tới ảnh hưởng đến những chức năng như khả năng khử độc tố và điều chỉnh sự trao đổi chất của chúng.
Nhà khoa học Avindra Nath khẳng định các phát hiện trên đã cung cấp manh mối về sinh học ở những bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh kéo dài hậu COVID-19 và qua đó có thể là “kim chỉ nam” cho các phương pháp điều trị mới – ví dụ, một loại thuốc nhắm mục tiêu là sự tập trung của các kháng thể trên “hàng rào máu não”.
Ông Nath cho biết: “Rất có thể phản ứng miễn dịch này vẫn tồn tại ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh. Điều này có nghĩa là một loại thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch đó có thể giúp những bệnh nhân đó. Vì vậy, những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều trị”.
Nhiễm Omicron không tạo nhiều phản ứng miễn dịch ở những người chưa tiêm vaccine
Một nghiên cứu mới cho thấy những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 dường như không có khả năng tạo các phản ứng miễn dịch giúp bảo vệ họ chống lại các biến thể khác.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Korneuburg, Áo ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Vienna (Áo), không giống như các kháng thể được tạo ra do tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc do nhiễm các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, kháng thể được tạo ra do nhiễm biến thể BA.1 và BA.2 không thể vô hiệu hóa các biến thể khác của loại virus gây bệnh COVID-19 này.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu thu được từ những người sau khi nhiễm Omicron. Theo đó, những người nhiễm "đột phá" Omicron sau khi tiêm 3 liều vaccine ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA có lượng kháng thể trung hòa cao chống lại 2 biến thể Omicron, mặc dù hiệu quả lại thấp hơn đối với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, đối với những người chưa mắc COVID-19 hoặc chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm Omicron rất hữu hiệu đối với biến thể của Omicron, song lại không có kháng thể trung hòa nào nhằm vào các biến thể trước đó. Các kháng thể do nhiễm BA.2 tạo ra dường như không có khả năng chống lại biến thể khác.
Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm mũi tăng cường vaccine để bảo vệ hệ miễn dịch.
Nghiên cứu đang trải qua quá trình đối chứng tại Nature Portfolio và đăng trên Research Square.
Nhân tố 'thay đổi cuộc chơi' trong cuộc chiến chống COVID-19 Do đại dịch COVID-19, việc nghiên cứu vaccine đã bùng nổ mạnh mẽ, nhất là nghiên cứu một thế hệ vaccine mới không cần dùng kim tiêm, mà sử dụng các công nghệ khác để tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Hiện có 13 loại vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi hoặc dạng viên dùng đường uống đang được phát triển, trong...