Giải mã nguyên nhân biến mất nền văn minh đảo Phục Sinh
Nguyên nhân biến mất nền văn minh đảo Phục Sinh mới được giới khoa học đưa ra lời giải.
Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng, sự suy giảm dân cư trên đảo Phục Sinh là do sự xuất hiện của người châu Âu – những người đã mang bệnh giang mai, bệnh đậu mùa và chế độ nô lệ lên trên hòn đảo này.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng sự biến mất của nền văn minh trên đảo Phục Sinh là do sự khai thác quá mức tài nguyên rừng. Theo một số truyền thuyết, cảnh quan xung quanh đảo Phục Sinh trở nên trơ trọi do sự tàn phá rừng cọ, ảnh hưởng rất lớn đến đất đai khiến đất canh tác nông nghiệp không còn màu mỡ như trước cũng như khiến con người rơi vào hoàn cảnh ăn thịt đồng loại.
Với kết quả nghiên cứu mới công bố trên, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh truyền thuyết nền văn minh trên đảo Phục Sinh biến mất là do rừng cọ bị tàn phá là hoàn toàn sai lầm.
Video đang HOT
Các chuyên gia Mỹ cho hay giả thuyết nền văn minh trên đảo Phục Sinh bị “xóa sổ” do sự phá hủy rừng cọ là hoàn toàn sai.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, khi rừng cọ bị tàn phá, dân cư trên đảo Phục Sinh vẫn sống sót bình thường. Họ đưa ra kết luận trên dựa vào những công cụ được tìm thấy xung quanh đảo từng được người dân sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp.
Một số nhà khoa học ước tính rằng, vào thời kỳ đỉnh cao, dân số sống trên đảo Phục Sinh có thể lên đến 20.000 người. Với đất đai màu mỡ, họ đã phát triển một nền văn hóa rực rỡ cũng như tạo ra một số lượng lớn tượng moai nổi tiếng thế giới. Những tượng đá này cao 7 – 8m và nặng tới 30 – 90 tấn. Vào những năm 1700, dân số trên đảo Phục Sinh giảm xuống đáng kể và dần biến mất.
Theo_Kiến Thức
Chuyên gia Mỹ khuyên Đài Loan cố cầm cự chờ tiếp viện
Một bản đánh giá của chuyên gia Mỹ khuyên Đài Loan nên cố kéo dài thời gian để chờ Mỹ tiếp viện nếu nổ ra xung đột với Trung Quốc.
Báo cáo của Trung tâm Chiến lược và đánh giá ngân sách, một tổ chức phi chính phủ ở Washington cho rằng Đài Loan nên từ bỏ cách phòng thủ truyền thống để sử dụng chiến thuật du kích và chiến tranh mạng vì chi tiêu quốc phòng của họ bị đại lục lấn át.
Báo cáo cho biết: "Với khoảng cách chi tiêu 14/1 (145 tỷ USD so với 10,8 tỷ USD năm 2013), ngay cả khi Đài Loan tăng ồ ạt ngân sách quốc phòng, cũng không thể đảo ngược những ưu thế mà Trung Quốc thu được trong 2 thập kỷ qua".
Một tàu hải quân của Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Theo đó, trọng tâm của chiến lược phòng thủ của Đài Loan nên chú trọng vào &'kéo dài' bất kỳ một cuộc xung đột nào với Trung Quốc để chờ quân Mỹ đến tiếp viện. Báo cáo cũng chủ trương rằng Đài Loan nên có cách "tiếp cận phi đối xứng" để chống lại lực lượng mạnh hơn.
Với sự khác biệt trong sức mạnh quân sự, Đài Loan không nên cố kiểm soát các vùng lãnh hải mà nên lựa chọn một khu vực cụ thể để bảo vệ hoặc khởi động một cuộc phản công.
Báo cáo cũng gợi ý Đài Loan có thể xây dựng một hạm đội tàu ngầm mini với vài chục chiếc như Triều Tiên và Iran đang làm. Kế hoạch này sẽ rẻ hơn chi phí cho 8 tàu ngầm diesel lớn mà Đài Loan đang thực hiện.
Ở trên không, Đài Loan có thể áp dụng một kiểu "du kích" phòng không dựa trên hàng trăm tên lửa đất đối không. Chiến thuật này cũng nên được sử dụng để làm chậm bước chân của lực lượng Trung Quốc tiến về hướng Đài Bắc. Bên cạnh đó, tác chiến điện tử chống lại hệ thống mạng của lực lượng Trung Quốc cũng là một sự ngăn chặn hữu hiệu.
Tuy nhiên, Richard Fisher, chuyên viên cao cấp của Mỹ cho rằng đánh giá nói trên chỉ cung cấp cho Đài Loan về chiến lược phòng thủ. Trong thực tế, khi phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc, Đài Loan không thể từ bỏ khả năng phòng thủ tầm xa với tàu ngầm truyền thống và máy bay chiến đấu hiện đại.
Joseph Bosco, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở tại Washington cũng đồng ý với Fisher là chiến thuật du kích không thay thế được cho phòng thủ tầm xa. Trong khi khuyến nghị Đài Loan cố gắng cầm cự để chợ viện binh Mỹ, chiến thuật này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với Washington và đảm bảo rằng Mỹ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Fisher cho rằng Đài Loan nên cân bằng giữa khả năng phòng thủ tầm ngắn và tầm xa, cũng như xem xét đầu tư trong các lựa chọn công nghệ súng điện tử mới của Mỹ.
Theo NTD
Chuyên gia Mỹ: Lệnh trừng phạt khó có hiệu quả với Nga Một chuyên gia Mỹ nhận định, Washington lo ngại vì Moscow hồi sinh và cáclệnh trừng phạt khó có hiệu quả với người dân Nga. George Friedman - người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR nhận định:" Mỹ lo ngại nước Nga đang hồi sinh, điều này nhắc nhớ đến Chiến tranh Lạnh.". Ông cũng...