Giải mã lý do Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa giữa thời dịch Covid-19
Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo trong thời gian vừa qua, trong lúc cả thế giới đang chật vật đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19).
Vậy Triều Tiên đang nhắm đến điều gì?
Dư luận thế giới đã đặt ra nhiều giả thuyết và có ý kiến cho rằng, những khó khăn về kinh tế mà Triều Tiên đang đối mặt đã khiến nước này viện đến quân sự để thể hiện sức mạnh cả ở trong và ngoài nước.
Một tên lửa được bắn đi ở Triều Tiên trong bức ảnh KCNA đăng tải ngày 22/3/2020.
Trong một bài viết đăng trên RT, Darius Shahtahmasebi, một chuyên gia phân tích chính trị và pháp luật ở New Zealand, nêu ra thực tế một loạt vụ thử vũ khí của Triều Tiên hồi tháng 3 đều hướng ra Biển Nhật Bản, nơi có hàng chục nghìn lính Mỹ đang đồn trú. Điều đó có thể là bởi Triều Tiên muốn phát đi một thông điệp trực tiếp tới giới chức ở Washington.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn tiến hành thử máy phóng tối tân có thể bắn cùng lúc nhiều tên lửa. Trong vụ phóng ngày 20/3, các tên lửa dường như giống với các thành phần thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật của Mỹ, có thể bay thấp và không dễ phát hiện khiến đối phương rất khó đánh chặn.
Đáng chú ý nhất, các vụ thử chứng tỏ trong khoảng thời gian tạm dừng thử nghiệm trước đó, Bình Nhưỡng vẫn không ngừng nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa hiệu quả hơn.
Chuyên gia Shahtahmasebi nêu thêm một yếu tố nữa, đó là yêu cầu của chính quyền Kim Jong Un về dỡ bỏ cấm vận.
Bình Nhưỡng gọi Covid-19 là mối đe dọa đối với “sự sinh tồn của quốc gia”. Triều Tiên vốn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc về thương mại, nhưng biên giới hai bên đã phải đóng cửa để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan. Trong khi Mỹ đã trừng phạt Triều Tiên nhiều thập niên qua và tình trạng này không được cải thiện trong thời kỳ dịch bệnh.
Đầu tháng 4, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền thực phẩm đã ra một tuyên bố kêu gọi dỡ bỏ cấm vận đối với một số nền kinh tế, trong đó có Triều Tiên, viện dẫn đây là vấn đề “cấp bách về nhân đạo và thực tiễn”. Tuy nhiên, tình hình vẫn không có gì thay đổi.
Theo ông Shahtahmasebi, nếu đúng Tổng thống Donald Trump mới đây viết thư cho Chủ tịch Kim Jong Un đề nghị hợp tác trong cuộc khủng hoảng Covid-19 thì có lẽ Triều Tiên đã không có những hành động quân sự như thời gian qua.
Chuyên gia này cho rằng, vấn đề mà Bình Nhưỡng thực sự quan tâm là Mỹ ngừng những hoạt động quân sự đe dọa biên giới Triều Tiên và dỡ bỏ cấm vận. Ông nhận định, Triều TIên sẽ sẵn sàng đưa vũ khí hạt nhân lên bàn thương lượng như một tấm thẻ mặc cả để đạt được mục đích của mình.
Thanh Hảo
Triều Tiên đột ngột phóng tên lửa
NKnews trích thông cáo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên vừa phóng hai quả tên lửa, và đây là vụ thử tên lửa đầu tiên trong năm nay của nước này.
Hai quả tên lửa không xác định đã được phóng đi từ thành phố Wonsan, và bay về phía biển Nhật Bản. "Quân đội chúng tôi đang duy trì thế sẵn sàng, trong khi vẫn theo dõi và giám sát các hoạt động có liên quan để chuẩn bị cho các vụ phóng thêm", NKnews trích thông cáo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết.
Một quả tên lửa của Triều Tiên được phóng đi. Ảnh: KCNA
Vụ phóng tên lửa vừa qua, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc tập trận tại bờ biển phía đông nước này, cũng là cuộc diễn tập quân sự đầu tiên của nước này trong năm 2020. Đồng thời đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo được phóng đi từ thành phố Wonsan, kể từ sau vụ phóng tên lửa Pukguksong-3 hồi đầu tháng 10/2019.
Giới phân tích thuộc Nknews cho biết, vụ phóng này diễn ra trong bối cảnh các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ-Triều ngưng trệ nhiều tháng nay, khi các cuộc đàm phán đã đóng băng từ lúc cuộc đàm phán về tình hình bán đảo Triều Tiên diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái đã đổ vỡ khi không có thỏa thuận nào đạt được.
Theo Tuấn Trần (Vietnamnet)
Triều Tiên có thể đã hoàn tất chương trình vũ khí chiến thuật tầm ngắn mới Vụ thử nghiệm hệ thống phóng rocket đa nòng cỡ siêu lớn hôm 31/10 của Triều Tiên đánh dấu việc nước này hoàn tất chương trình phát triển một vũ khí chiến thuật tầm ngắn. (Ảnh: AP) Chương trình vũ khí chiến thuật tầm ngắn mới trên có khả năng gây khó khăn hơn cho các năng lực phòng thủ tên lửa và...