Giải mã logo cầu vồng trong giấy mời sự kiện ra mắt iPhone mới vào ngày 10/9
Từ logo đến địa điểm vật lý của Apple đều được trang trí màu cầu vồng đẹp mắt!
Chỉ một vài ngày nữa thôi là sự kiện ra mắt những sản phẩm mới, trong đó tâm điểm là dòng iPhone 11 của Apple sẽ được tổ chức. Logo của sự kiện lần này chính là logo của hãng, nhưng được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau.
Vào thứ 6 vừa qua, hãng cũng đã trang trí khối hộp bằng kính của mình tại Đại lộ Năm của thành phố New York để ăn mừng quá trình tu sửa trong suốt 2 năm. Theo như nhiều người, thì sự trùng hợp của 2 thứ này không phải là ngẫu nhiên, mà hãng đang có một ‘ẩn ý’ gì đó liên quan đến những sản phẩm mới của mình.
Một số người cho rằng điều này báo hiệu rằng những dòng iPhone mới sẽ theo chân dòng Note 10 của Samsung về màu sắc vỏ ngoài. Chiếc Galaxy Note 10 có một màu mang tên Aura Glow, có thể đổi màu khi nhìn ở những ánh sáng khác nhau, và liệu rằng iPhone mới cũng sẽ được trang bị một mặt lưng với khả năng tương tự?
Một nhà báo công nghệ mang tên Stan Horaczek thì lại có ý tưởng khác, khi nói rằng màu ‘cầu vồng’ này lại liên quan đến công nghệ chụp hình chứ không phải là vỏ ngoài. Những thiết kế bị lộ về cụm camera sau siêu lớn của iPhone đã trở thành chủ đề bàn cãi trong một thời gian dài, nên cũng có thể Apple đang dùng màu sắc của logo để quảng cáo về chính tính năng này. Anh này cũng chỉ ra rằng logo của hãng nhìn khá là giống một bản đăng ký về chụp hình của Apple từ 2016, có lẽ không phải là điều trùng hợp!
Một giả thiết đơn giản hơn, nhưng cũng không liên quan đến các sản phẩm mới: có lẽ Apple chỉ muốn nhắc nhở người dùng tới thiết kế của thời xưa cũ từ chiếc iMac G3s, một trong những sản phẩm ‘màu sắc’ nhất của Apple. Hãng thậm chí còn đặt tên những màu sắc này theo hoa quả như ‘màu quýt’ hay ‘màu kiwi’ rất dễ thương.
Sự thật là gì, ta chỉ cần đợi tới ngày mùng 10 tháng 9 sắp tới là biết rõ.
Video đang HOT
Theo GenK
Những điều thú vị ít ai biết về logo Táo khuyết của Apple
Bạn có biết rằng ẩn sau logo trái táo khuyết đơn giản trên mỗi chiếc iPhone, iPad là những câu chuyện hết sức thú vị?
Mới đây, nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff - người tạo ra biểu tượng logo Táo nổi tiếng đã hé lộ một vài điều thú vị liên quan đến trái táo cắn dở hiện hữu trên mỗi sản phẩm Apple, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Là một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới hiện nay, Apple hiện đã quá nổi danh trong làng công nghệ toàn cầu. Cùng với đó, logo "trái táo cắn dở" của hãng đã trở thành một định vị thương hiệu quen thuộc toàn cầu bảo chứng cho sự cao cấp và chất lượng tuyệt hảo. Tuy nhiên, bạn có biết rằng logo đơn giản mà tinh tế của Apple còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị ít người biết tới?
Logo Apple ẩn chứa nhiều thú vị hơn bạn tưởng
Logo đầu tiên của Apple khác xa so với bây giờ
Trong những ngày đầu tiên hoạt động, Steve Jobs sử dụng một logo được thiết kế bởi Ronald Wayne - người đồng sáng lập ban đầu của Apple. Hiện diện trong biểu tượng này là bức tranh Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây - nơi ông đã khám phá ra khái niệm về trọng lực, phía dưới là dòng chữ Apple Computer Co. Định nghĩa của Newton về trọng lực đem tới ảnh hưởng sâu sắc đến giới khoa học, tương tự như những điều Apple làm được với giới công nghệ hiện nay.
Biểu tượng đầu tiên của Apple là bức tranh Newton ngồi dưới gốc cây táo
Dù chọn để sử dụng trong những ngày đầu nhưng Steve Jobs biết rằng logo này quá phức tạp để xuất hiện trên những thiết bị điện tử cỡ nhỏ và không diễn tả được rõ ràng triết lý của Apple. Do đó, ông bắt tay với nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff để thiết kế một logo khác.
Biểu tượng của Apple qua các thời kì
Rob Janoff đã tạo ra hình dáng nguyên bản của logo Apple bây giờ vào năm 1976: một trái táo cắn dở một bên. Tuy nhiên, khác với các thương hiệu nổi tiếng khác có một quy trình thiết kế mở rộng và thay thế logo thương hiệu, Apple trung thành với logo trái táo cho tới tận bây giờ, sự thay đổi qua các thời kì chỉ nằm ở màu sắc logo.
Biểu tượng táo cắn dở được sử dụng từ năm 1976
Ban đầu, logo Táo cắn dở của Apple có màu sắc như màu của cầu vồng. Điều này thể hiện quyết tâm của hãng trong việc thay đổi cuộc chơi trong thế giới vi tính khi màu sắc là yếu tố quyết định bởi lúc đó, hầu hết máy tính đều hiển thị hình ảnh đen trắng. Sau này, Steve Jobs quyết định thay đổi biểu tượng của hãng sang dạng đơn sắc vào năm 1998 vì màn hình màu không còn là vũ khí cạnh tranh sống còn, logo Apple dần chuyển sang sử dụng một tone màu với ngôn ngữ thiết kế đổ bóng góc cạnh đẹp mắt.
Sự thay đổi logo Apple qua các thời kì
Ý nghĩa logo và vết cắn trên biểu tượng trái Táo
Như chúng ta đều biết, biểu tượng của Applelà "trái táo cắn dở" dịch sang tiếng anh là "an Apple with a bite", trong đó, từ "bite" khi phát âm sẽ khá giống với byte (một thuật ngữ công nghệ). Điều này tạo nên sự ví von ẩn dụ hoàn hảo, gắn kết ý nghĩa biểu tượng với lĩnh vực công nghệ của Apple.
Về ý nghĩa chung của logo, giám đốc điều hành Apple trong giai đoạn 1981 tới 1990 cho biết biểu tượng quả táo mất góc tượng trưng cho lòng ham muốn hiểu biết không ngừng nghỉ và tham vọng đổi mới liên tục để chạm tới sự hoàn hảo trong các sản phẩm từ Apple.
Vết cắn trên trái táo thể hiện lòng ham học hỏi và tham vọng đổi mới liên tục của Apple
Biểu tượng Apple được thiết kế như thế nào?
Nếu bạn cho rằng logo Táo khuyết quá đơn giản và chỉ là một sản phẩm đồ họa được tạo ra một cách dễ dàng trên máy tính thì bạn đã nhầm. Để sáng tạo ra hình dáng Táo khuyết sau cùng, nguyên lý tỷ lệ vàng với hình chữ nhật và dãy số nguyên Fibonacci đã được áp dụng.
Trong đó, hình chữ nhật vàng được áp dụng nhằm phân chia kích cỡ tổng thể của trái táo khuyết, các hình vuông nhỏ bên trong được cắt đặt theo dãy số Fibonacci, từng chi tiết như những đường cong hai đầu trái táo và phần khuyết bên phải đều tuân thủ nghiêm ngặt dãy số Fibonacci.
Nhìn vào hình ảnh này, bạn sẽ không còn thấy logo Apple đơn giản nữa
Giá thiết kế ra logo Apple là bao nhiêu?
Để thiết kế ra một logo đơn giản, đẹp mắt, ẩn chứa đậm dấu ấn của công ty và sử dụng được trên các dòng sản phẩm như iPhone, iPad hơn 40 năm, Apple đã bỏ ra khoản chi phí là 50.000 USD. Đây là một số tiền lớn trong giai đoạn khởi nghiệp của nhà Táo bởi cách đây 40 năm thì 50.000 USD có giá trị lớn hơn nhiều so với bây giờ. Tuy nhiên, nhìn vào cách thiết kế tỉ mỉ dựa trên thuật toán Fibonacci và giá trị của logo Táo khuyết bây giờ, ta có thể thấy khoản đầu tư của Steve Jobs hiệu quả đến thế nào.
Theo FPT Shop
Chip A13 đang được sản xuất hàng loạt, iPhone 11 đã sẵn sàng Hiện tại, cả Apple, Qualcomm và Huawei đều đã chuyển sang quy trình sản xuất chipset 7 nanomet mới hơn. Một quy trình sản xuất tiên tiến hơn Apple A12 Bionic, Snapdragon 855 và Kirin 980 là ba chip xử lý chính trên thị trường tại thời điểm này, với mỗi chip được thiết kế bởi một công ty riêng biệt. Mặc dù...