Giải mã công nghệ màn hình tối tân nhất – QD OLED
Công nghệ màn hình TV thế hệ tiếp theo cuối cùng đã xuất hiện vào năm 2022 – QD OLED. Vậy màn hình này có gì ấn tượng?
Tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng – CES 2022 hồi tuần trước, Samsung, Sony và Alienware đã giới thiệu TV và màn hình với công nghệ mới, có thể tạo ra chất lượng hình ảnh tốt nhất – QD-OLED. Đây là sự kết hợp của công nghệ TV cao cấp nhất: chấm lượng tử (quantum dot) và điốt phát sáng hữu cơ. Không phải năm nào cũng có màn hình TV mới được bán ra công chúng và QD-OLED đánh dấu sự thay đổi lớn nhất trong ngành sản xuất màn hình kể từ khi TV OLED được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013.
QD-OLED là công nghệ màn hình mới nhất từ năm 2013 tới nay.
Vẫn còn rất nhiều bí ẩn về TV QD-OLED. Nhưng rõ ràng, năm 2022 là sự khởi đầu của kỷ nguyên QD-OLED, một bước đệm cho những cải tiến trong những năm tới.
Vậy QD-OLED là gì? Các nhà sản xuất TV và màn hình đã tiết lộ gì về sản phẩm của mình? Tại sao chúng lại tốt hơn so với OLED và LED LCD truyền thống? Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết.
Công nghệ TV ngày nay: LCD, OLED và QLED
Hiện tại, có hai công nghệ màn hình TV mà hầu hết người dùng có thể sở hữu: LCD và OLED. TV LCD còn được gọi là “TV LED” do các đèn LED nhỏ mà chúng sử dụng để tạo ra ánh sáng. Hình ảnh được tạo ra bởi một lớp tinh thể lỏng, giống như TV LCD từ hơn 20 năm trước. TV Mini LED hoạt động theo cách tương tự, sử dụng nhiều đèn LED hơn trong đèn nền trong khi TV QLED về cơ bản là TV LCD LED với các chấm lượng tử.
OLED là một công nghệ mới hơn. Mỗi pixel phát ra ánh sáng riêng, được tạo ra bởi một chất phát sáng khi được cung cấp năng lượng. Chất này bao gồm nguyên tố cacbon, do đó chúng còn được ca ngợi là màn hình “hữu cơ” – organic. Vì chúng có thể tắt các pixel riêng lẻ nên có thể đem lại màu đen hoàn hảo, tỷ lệ tương phản và chất lượng hình ảnh tổng thể thường tốt hơn màn hình LCD.
Màn hình QD-OLED khắc phục được các nhược điểm của màn hình LCD.
Một trong những cải tiến lớn nhất trong công nghệ TV LCD trong vài năm qua là việc đưa vào các chấm lượng tử. Những chấm cực nhỏ này phát sáng một màu cụ thể khi bị kích thích bởi ánh sáng. Với TV LCD, đèn LED xanh lam cung cấp tất cả ánh sáng xanh lam cộng với năng lượng để các chấm lượng tử màu đỏ và xanh lá cây phát ra ánh sáng đỏ và xanh lục. Đây là điều cho phép TV LCD có độ sáng cực cao và màu sắc đẹp hơn TV LCD đời cũ.
Các lớp khác nhau sẽ tạo hình ảnh với các công nghệ TV khác nhau. Với LCD, ánh sáng và hình ảnh được tạo ra riêng biệt. Với WOLED (công nghệ hiện tại của LG), lớp “trắng” thực sự là màu xanh lam và màu vàng. Bộ lọc màu tạo ra màu đỏ và xanh lá cây.
TV tích hợp công nghệ QD-OLED của Samsung.
Video đang HOT
Mặt khác, màn hình QD-OLED mới của Samsung chỉ sử dụng OLED màu xanh lam, màu đỏ và xanh lá cây được tạo ra bởi các chấm lượng tử.
QD OLED = ?
Kết hợp hiệu quả và tiềm năng màu sắc của các chấm lượng tử với tỷ lệ tương phản của OLED đã đem lại chất lượng hình ảnh hiện tại. Màn hình LCD không có độ tương phản ở mức pixel như OLED. Đèn nền của chúng, ngay cả với đèn Mini LED cũng quá thô. TV OLED mặc dù sáng nhưng không có độ sáng cực cao bằng LCD.
QD-OLED có khả năng giải quyết cả hai vấn đề này. Vật liệu OLED màu xanh lam tạo ra, giống như với hầu hết các màn hình LCD LED đem lại ánh sáng màu xanh lam. Một lớp chấm lượng tử sử dụng ánh sáng xanh này để tạo ra ánh sáng xanh lục và đỏ. Các chấm lượng tử có hiệu suất gần như 100%, về cơ bản không bị mất năng lượng khi chuyển đổi các màu này. Phiên bản hiện tại của OLED sử dụng các bộ lọc màu để tạo ra màu đỏ, xanh lục và xanh lam, về cơ bản là chặn một lượng đáng kể ánh sáng do vật liệu OLED tạo ra, vì vậy kém hiệu quả hơn.
Kết quả là màn hình QD- OLED đem lại độ sáng và màu sắc tốt hơn so với các phiên bản OLED hiện tại trong khi vẫn giữ được tỷ lệ tương phản cao nhất của công nghệ đó.
TV QD-OLED có gì khác biệt?
Các thương hiệu đã nhanh chóng tích hợp màn hình QD- OLED vào các dòng TV và màn hình thực tế của mình.
● Sony: Dòng TV Sony A95K sẽ có kích thước 55 và 65 inch và phẳng. Sony tuyên bố, màn hình cung cấp màu sắc tốt hơn và góc nhìn được cải thiện, có độ phân giải 4K, cổng HDMI 2.1 và một loạt các tính năng khác.
Kích thước của chấm lượng tử quyết định màu sắc mà nó phát ra khi được cung cấp năng lượng.
● Samsung: Màn hình QD-OLED được tích hợp vào TV Samsung Electronics 65 inch, giành được giải thưởng đổi mới CES 2022 và đây là chiếc TV có “màn hình OLED chấm lượng tử tự phát RGB thực sự đầu tiên trên thế giới”, tích hợp 4 cổng HDMI 2.1, có tốc độ làm mới 144Hz, “Bộ xử lý lượng tử Neo” và âm thanh sống động.
● Alienware: Màn hình QD-OLED cong 34 inch, độ phân giải 3.440×1.440 pixel. Các chuyên gia công nghệ đã “bị ấn tượng bởi độ tương phản cao, sắc nét và bão hòa với chi tiết vùng sáng và vùng tối tốt hơn bình thường” của chúng. Màn hình có độ sáng tối đa 1.000 nit và độ phủ gam màu P3 đầy đủ, ngày giao hàng dự kiến là 29/3.
Những điều chưa biết về QD-OLED
Những chiếc TV trên sẽ có giá cao hơn so với TV OLED truyền thống – khoảng 2.000 USD (tương đương 45,39 triệu đồng) cho kích thước 65 inch. Do đó, sẽ mất nhiều năm để QD-OLED và OLED tiêu chuẩn có giá như nhau.
Samsung Display cho hay, màn hình QD-OLED sẽ sáng hơn OLED với độ tương phản tốt hơn LCD. Màn hình mới cũng có hai cải tiến bổ sung: lệch trục và mờ chuyển động. Vì QD-OLED thiếu bộ lọc màu nên chúng sẽ hiển thị đẹp hơn khi so với OLED, vốn đã đẹp hơn nhiều so với LCD.
Màn hình của Alienware có thiết kế cong.
Samsung Display tuyên bố QD-OLED sẽ có độ mờ chuyển động ít hơn đáng kể so với LCD. Thời gian phản hồi cực nhanh, cộng thêm độ sáng ấn tượng nên chúng sẽ có chất lượng tốt không kém màn hình OLED thông thường.
Về cơ bản, màn hình QD- OLED sẽ cung cấp lượng màu lớn, đem lại hình ảnh cực sáng và đẹp. Một nhược điểm của màn hình TV OLED của LG là để có được độ sáng như mong muốn của người tiêu dùng, hãng phải sử dụng thêm một subpixel màu trắng, ngoài màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Về mặt kỹ thuật, điều này có tác dụng “rửa sạch” các phần cực sáng của hình ảnh.
TV LG QD-OLED tại CES 2022.
Cùng chờ xem trong năm nay, màn hình QD- OLED sẽ thể hiện ra sao và xuất hiện trên dòng Smart TV thương mại nào.
Công nghệ tấm nền TV đã bước lên tầm cao mới
Sử dụng tấm nền kết hợp OLED với chấm lượng tử, những chiếc TV cao cấp có tương phản gần như tuyệt đối cùng độ chuẩn xác màu tốt hơn.
Mỗi năm tại CES, các thương hiệu đều trình làng những chiếc TV mới với nhiều sáng tạo. Một số sản phẩm dừng ở dạng phô trương công nghệ như hiển thị 3D hay có thể cuộn. Năm nay, hào quang thuộc về công nghệ màn hình Quantum Dot OLED (QD-OLED). Tấm nền mới mang đến trải nghiệm khác biệt so với TV OLED hay QLED truyền thống.
Sự kết hợp giữa QLED và OLED
Chấm lượng tử (Quantum Dot) là các tinh thể nano bán dẫn siêu nhỏ hiển thị một màu cụ thể khi có ánh sáng xuyên qua. Công nghệ này mang lại hình ảnh sống động và chuẩn xác hơn về màu sắc thể hiện. Quantum Dot được áp dụng trên các mẫu TV dân dụng từ Samsung, LG, TCL trong nhiều năm qua.
Quantum Dot OLED là công nghệ kết hợp điểm mạnh của TV QLED và OLED.
Các nhà sản xuất TV đã kết hợp chấm lượng tử với tấm nền OLED. Đây được cho là giải pháp thay thế có chất lượng vượt trội so với TV LCD, mang đến trải nghiệm hình ảnh đạt được màu đen sâu và sắc nét hơn. Theo công bố, QD-OLED dẫn đầu về mức sáng, độ tương phản, sự đồng nhất của màu sắc và tông đen. Người dùng có thể hiểu đây là tấm nền kết hợp các điểm mạnh của QLED và OLED.
Công nghệ này hiện được thúc đẩy bởi Samsung. Tuy nhiên, nhà sản xuất Hàn Quốc bán tấm nền cho nhiều công ty khác. Tùy nhãn hàng, hạt tinh thể nano được áp dụng có kích thước khác nhau, 2-10 nm. Khác biệt này ảnh hưởng đến bước sóng tinh thể phát ra, thay đổi màu sắc ánh sáng đi xuyên qua lớp Quantum Dot.
Các chấm lượng tử được sắp xếp trên một lớp riêng biệt, nằm phía trước tầng OLED phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng xuyên qua lớp Quantum Dot giúp pixel chuyển đổi thành màu đỏ, xanh lá khi cần thiết. Về cơ bản, mỗi pixel gồm 3 sub pixel nhỏ hơn, chứa màu đỏ, lục, lam. Tất cả thành phần nêu trên được đóng gói trong một khung rất gọn.
Kích thước chấm lượng tử ảnh hưởng đến bước sóng ánh sáng đi qua tinh thể chấm lượng tử.
Công nghệ này được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm. Đầu tiên, các chấm lượng tử giúp tiết kiệm điện, có mức sáng tối đa cao hơn và đạt tuổi thọ lâu dài. Quantum Dot OLED giúp giải quyết vấn đề lưu ảnh hay độ bền thấp, những khuyết điểm thường được nhắc đến trên TV OLED truyền thống.
Một lợi ích khác từ QD-OLED là hạn chế hiện tượng ánh sáng thừa xuất hiện giữa các pixel. Nhờ đó, văn bản trắng có thể hiển thị chính xác trên nền đen mà không xuất hiện quầng sáng xung quanh (halo).
Bên cạnh đó, QD-OLED có độ sáng được cải thiện đáng kể so với OLED truyền thống. Độ phủ màu trên TV sử dụng tấm nền này không thua kém cả OLED và QLED.
Những hạn chế cần khắc phục
Dù có độ sáng cao, nhưng TV dùng tấm nền QD-OLED khó bằng được mức tối đa trên màn hình LCD-LED. Bên cạnh đó, sự phát triển của mini-LED, nano-LED với những lợi thế tương tự có thể đánh bại QD-OLED trong tương lai.
Đồng thời, một trong những hạn chế lớn nhất của công nghệ OLED chấm lượng tử là giá thành. Giống với thời kỳ đầu của OLED, TV áp dụng tấm nền mới có giá cao hơn màn hình LCD tương đương.
Cấu tạo các lớp của TV sử dụng công nghệ QD-OLED.
Bên cạnh đó, hiện Samsung chỉ trình làng những phiên bản kích thước lớn của tấm nền QD-OLED. Gizmodo cho rằng công nghệ hiện tại chưa cho phép sản xuất TV QD-OLED với kích thước nhỏ. Do đó, người dùng có thể phải đợi một khoảng thời gian dài để được sử dụng điện thoại, máy tính bảng có màn hình QD-OLED.
Mặc dù vậy, công nghệ này đang được áp dụng nhiều hơn vào các sản phẩm phần cứng. Tại CES 2022, Alienware giới thiệu mẫu màn hình chơi game với tấm nền QD-OLED cong. Hiện chưa có giá bán chính thức của sản phẩm nhưng Gizmodo dự báo rằng sẽ không rẻ.
Ngoài Samsung, TV Sony cao cấp cũng sẽ được trang bị công nghệ này ở thế hệ 2022. Tuy nhiên, giá thành cụ thể của sản phẩm chưa được công bố. Đồng thời, những chiếc TV QD-OLED được trưng bày tại CES chưa phải thiết bị hoàn thiện. Các bài so sánh về chất lượng hiển thị giữa TV LCD, OLED và QD-OLED sẽ được thực hiện trên sản phẩm thương mại trong tương lai.
LG trình làng TV OLED nhỏ nhất và lớn nhất từ trước đến nay Mới đây, LG vừa công bố chiếc TV OLED nhỏ nhất - LG C2 OLED 42 inch và lớn nhất - LG G2 97 inch được nhiều người chờ đợi. TV OLED có chất lượng hình ảnh tốt hơn so với TV LCD thông thường và rẻ tiền hơn, nhưng chúng cũng có ít tuỳ chọn kích thước hơn. Tại Triển lãm Điện...