Giải mã câu hỏi “Học toán để làm gì?”
Mới đây, nhiều học giả toán học hàng đầu đã có một tọa đàm bàn tròn xoay quanh câu hỏi “ Học toán để làm gì?”. Mỗi người đều có một đáp số riêng nhưng tựu trung lại, học toán là một nhu cầu của con người được tiếp cận văn minh, khám phá thế giới, rèn luyện tư duy sáng tạo.
Nhiều học sinh thích thú tìm hiểu môn toán hình học.
Toán học như một “con bạch tuộc” chạm vào mọi lĩnh vực cuộc sống, nếu học sinh có khả năng nên học toán vì đây sẽ là nền tảng của mọi môn khoa học khác và những người giỏi toán sẽ dễ dàng có một công ăn việc làm ổn định trong tương lai.
Dạy toán gắn chặt với thực tế
Lý giải có cho việc câu hỏi “Học toán để làm gì?”, GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam, giải thích: “Với quan điểm cá nhân tôi, học là một nhu cầu của con người được khám phá thế giới. Với bất cứ một môn học nào nói chung và toán nói riêng, câu hỏi “học toán để làm gì?” với ý thực dụng sẽ làm chết sự ham học.
Thế giới không chia rành mạch các lĩnh vực toán học, lịch sử, văn học mà nó là khối tổng hòa chung. Con người phân chia các lĩnh vực để lĩnh hội các kiến thức đó, mà toán là một công cụ cần thiết để hiểu biết chúng”.
GS Khoái cũng chia sẻ thêm, nhiều người đang nhầm lẫn khái niệm về học sinh giỏi toán. “Giải bài tập giỏi, đạt điểm cao môn toán chưa chắc là học sinh giỏi toán. Người giỏi toán là người hiểu được bản chất, chứ không phải chỉ biết các mẹo giải toán để giải ra đáp án nhanh và đạt điểm số cao” – ông Khoái nói.
Ông Khoái kể lại câu chuyện của cuộc đời mình, thời còn trẻ ông thích học văn, sử hơn là học toán bởi các môn học này thú vị, hấp dẫn hơn. Song sau đó ông lại chọn toán, bởi toán học chính là tận cùng của sự đơn giản, mà đơn giản sẽ đem đến hạnh phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, người sáng lập ĐH trực tuyến FUBiX, thì nói: “Người học toán sẽ có lợi thế hơn người không học toán trong việc đàm phán, mặc cả. Không chỉ dân chuyên toán mà chỉ cần người giỏi toán chút thôi đã có được khả năng này”.
Viện dẫn câu chuyện của bản thân, TS Nguyễn Khắc Minh, Phó Tổng biên tập Thường trực tạp chí Pi cho biết, học toán trở thành một nhu cầu cho xã hội chứ không phải học để làm gì. “Một người bạn của tôi làm thẩm phán có lần hỏi thầy tôi rằng, học luật thì có cần giỏi toán hay không? Lập tức thầy đã trả lời, suốt những năm tháng phổ thông em học chứng minh tam giác này bằng tam giác kia một cách kĩ càng là để em biết được rằng, trước khi kết luận một vấn đề phải hiểu rõ bản chất của vấn đề. Việc hình thành tư duy như vậy đã giúp cho em trong công việc sau này và học toán trở thành một nhu cầu của con người trong xã hội” – ông Minh nói.
Video đang HOT
Giỏi toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai
Tuy vậy, theo ông Minh, việc thi cử đặt nặng khiến nhiều học sinh ngán học toán và có tâm lý học toán để đối phó. “Sau mỗi kỳ thi với lượng kiến thức khổng lồ, ai cũng thấy sợ môn toán chứ không ham tìm hiểu môn học này vì cảm giác đã quá mệt mỏi. Phải làm sao để xóa được trong ý thức mỗi người tâm lý học chỉ để vượt qua kỳ thi” – ông Minh cho biết.
Để giúp học sinh ham thích học toán, GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm về khoa học dữ liệu (Viện Nghiên cứu cao cấp về toán), đề xuất: “Cần dạy toán đơn giản, tìm cách để nó gắn chặt với thực tế, sử dụng nó thuần thục “như người nông dân dùng cái cày bừa”. Với cách học hiện nay, học sinh chỉ biết về mẹo để giải toán nhanh chứ không hiểu sâu bản chất. Tôi mong muốn sẽ có nhiều phương pháp học toán tiếp cận dễ dàng hơn và khiến các em học sinh ham thích học toán hơn”.
Cùng với đó, nhiều chuyên gia toán học hàng đầu đưa ra số liệu việc làm về nhân lực ngành toán. Hiện nhân lực về khoa học dữ liệu được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế (ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội chỉ 40 người, ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP HCM 50 người, ĐH Bách khoa Hà Nội 15 người). Trong khi đó, Hàn Quốc có chiến lược để 5 năm tới có 5.000 người được đào tạo về lĩnh vực này.
Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, khối lượng công việc trong tương lai liên quan đến toán rất lớn. “Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo chính là con đường phát triển. Nếu vừa có khả năng dùng toán vừa biết công nghệ thông tin, tức có khả năng phân tích dữ liệu thì đó chính là công việc của tương lai”.
Theo GS Nguyễn Hùng Sơn, Viện Tin học (khoa Toán-tin-cơ, ĐH Warsza, Ba Lan), trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu không chỉ trang bị kiến thức một ngành mà đa ngành. Muốn làm tốt công việc này phải có kiến thức tốt về tin học, toán học và thậm chí biết cả vật lý và hóa học.
Đồng quan điểm trên, GS Hồ Tú Bảo chia sẻ thêm về cách ứng dụng toán vào thực tế cuộc sống: “Thời của tôi học giỏi toán nếu muốn theo ngành chỉ có thể học ngành sư phạm chứ không đa ngành đào tạo chuyên sâu về toán như bây giờ. Ở thời buổi hiện đại không cần phải quá giỏi toán, chỉ cần hiểu khái niệm và biết dùng thôi, vì có rất nhiều công cụ hỗ trợ. Và tôi khẳng định là học toán sẽ mở ra rất nhiều cơ hội về công ăn việc làm trong tương lai”.
ANH NHÀN
Theo laodong
"Bài tập toán trong sách giáo khoa có mẹo vặt quá nhiều"
Giáo sư Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng bài tập toán trong sách giáo khoa (SGK) của ta có mẹo vặt quá nhiều. Với cách học như hiện nay, học sinh chỉ biết về mẹo để giải toán nhanh chứ không hiểu sâu bản chất của toán để ứng dụng trong cuộc sống.
Đó là những chia sẻ của GS Hà Huy Khoái trong buổi tọa đàm "Học Toán để làm gì?" nằm trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở được tổ chức ngày 9/12 tại TPHCM, nhiều chuyên gia, nhà toán học có nhận xét thẳng thắn về việc dạy và học môn này.
Thầy giáo dạy toán Lâm Hữu Phước băn khoăn chương trình toán hiện nay có quá lạc hậu không?
Theo các diễn giả, những người yêu thích Toán học thường không bao giờ nghĩ đến việc trả lời câu hỏi "Học Toán để làm gì", bởi vì đối với họ, đến với Toán học là việc hiển nhiên, là một nhu cầu chứ không phải là công cụ.
Từ thực tế dạy học, thầy Lâm Hữu Phước, giáo viên môn Toán Trường THPT Lương Thế Vinh bày tỏ "Nhiều học sinh chơi game, rubik rất giỏi nhưng giải toán trong sách giáo khoa không tốt. Tôi thử cho các em làm những bài toán ứng dụng lập tức thể hiện rất tốt. Phải chăng chương trình toán của chúng ta quá lạc hậu, không theo kịp cách tiếp cận của học sinh hiện nay?"
Chia sẻ ngay ý kiến này, Giáo sư Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam hiện đang đảm nhiệm Tổng chủ biên một bộ sách giáo khoa trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, cho rằng nhiều ý kiến nói chương trình trong SGK toán của Việt Nam quá nặng so với thế giới.
Thực tế khi so với SGK toán nhiều nước chương trình của ta thua họ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bài tập toán của ta quá nặng, mẹo vặt quá nhiều. Với cách học như hiện nay, học sinh chỉ biết về mẹo để giải toán nhanh chứ không hiểu sâu bản chất của toán để ứng dụng trong cuộc sống.
Giáo sư Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam chia sẻ ý kiến
"Tôi chủ trì biên soạn sách giáo khoa toán từ lớp 1-12, nhiều thầy cứ đưa những bài toán, mẹo vặt vào. Thầy tâm đắc khen hay nhưng tôi thấy nặng cho người học, ngăn lại thì các thầy giận rời khỏi tổ biên soạn", GS Hà Huy Khoái tiết lộ.
GS Khoái mong muốn sẽ có nhiều phương pháp học toán tiếp cận dễ dàng hơn khiến học sinh ham thích học toán hơn. Trong bộ sách mới, ông hướng đến viết sách đơn giản, chứa những nội dung chính yếu, cơ bản.
Thầy Nguyễn Khắc Minh nói, phó tổng biên tập Tạp chí toán học Pi cũng cho nhìn nhận thực tế toán len lỏi vào thực tế đời sống, thiết thực với mọi người. Điều quan trọng là phải thay đổi cách dạy, học và đánh giá.
Theo ông Minh, lý do khiến nhiều học sinh ngán học toán bởi việc học hiện nay chỉ để thi, giải bài tập bằng mẹo mực. Sau mỗi kỳ thi với lượng kiến thức khổng lồ, ai cũng thấy sợ môn toán chứ không còn ham thích.
"Một người bạn làm thẩm phán đã hỏi thầy tôi rằng, học luật thì có cần giỏi toán hay không? Thầy tôi hỏi lại có phải ngày trước suốt ngày các em phải làm vài bài tập chứng minh cặp tam giác bằng nhau đúng không? Việc làm ấy để các em hiểu rằng, trước khi kết luận bất cứ vấn đề phải hiểu rõ bản chất, phải đủ chứng cứ", ông Minh kể lại một câu chuyện thực tế.
Nhiều chuyên gia, nhà toán học có nhận xét thẳng thắn về việc dạy và học môn toán để giúp học sinh yêu thích môn này hơn
Ông Minh kiến nghị thay vì dạy toán cho người làm toán, hãy chuyển sang dạy cho người dùng môn học này. Học toán phải tự nhiên trở thành một nhu cầu của con người trong xã hội.
Cũng tại tọa đàm, Giáo sư Hồ Tú Bảo, Giám đốc Viện John Von Neuman - Đại học Quốc gia TPHCM chia sẻ, ông không "dị ứng" khi có người hỏi học toán để làm gì? Bởi theo ông, chung quy việc học là để phục vụ đời sống, công việc. Nhân lực về khoa học dữ liệu được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế nhưng ở các nước rất tiềm năng. Hàn Quốc có chiến lược 5 năm tới có 5.000 người được đào tạo về lĩnh vực này. 18 quốc gia khác cũng công bố kế hoạch sử dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để phát triển.
Ở nước ta, số người thực sự có tài năng học toán không nhiều nhưng vấn đề chúng ta phải làm sao cho số đông dùng được toán trong cuộc sống như người nông dân dùng được cái cày, cái bừa. Nhưng muốn vậy, công cụ của toán học phải dễ dàng hơn, quan trọng là dạy để hiểu được nghĩa và hiểu được các công cụ của toán học.
Chúng ta lâu nay vẫn dạy toán cho người làm toán mà đúng ra cần dạy toán cho người dùng toán. Muốn vậy, giáo dục phổ thông cần dạy toán đơn giản hơn, kết hợp với thực tế. Khi đó thì dù trẻ có năng khiếu hay không về toán học cũng không cảm thấy sợ toán", GS Hồ Tú Bảo đề nghị.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đáp án bài toán tiểu học Hong Kong về nhầm lẫn ngày tháng Khoảng 40% bạn đọc tìm được đáp số đúng bài toán là 132 ngày. Topic 19: Calendar Problem: Some people in Hong Kong express 2/8 as 8th February and others express 2/8 as 2nd August. This can be confusing because when we see 2/8, we don't know whether it is 8th February or 2nd August. However, it is easy to understand 9/22 or...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 5 đối tượng đánh bạc tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Trà Vinh
Pháp luật
06:25:14 28/04/2025
Minh Hà 40 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng qua camera thường: 1 khoảnh khắc "bóc trần" tình cảm của Lý Hải với bà xã
Hậu trường phim
06:23:43 28/04/2025
Mỹ nam hạng A bị mắng "trà xanh" vì màn nói hớ rồi khựng lại sượng trân, nghi cố tình tạo hint tình ái với Ngu Thư Hân
Sao châu á
06:15:36 28/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Lan Ngọc và tình cũ Minh Luân?
Sao việt
06:05:13 28/04/2025
Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ
Thế giới
06:01:42 28/04/2025
Gái đảm mách cách cuốn chả lá lốt đều tăm tắp chỉ bằng một chiêu đơn giản, nhìn là muốn làm theo ngay
Ẩm thực
05:52:20 28/04/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề: Nữ chính 22 tuổi gây sốc toàn châu Á vì cảnh nóng thật
Phim châu á
05:47:00 28/04/2025
Vợ tôi sống hết lòng vì chồng con, không hề ngoại tình nhưng vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng với mối tình cũ
Góc tâm tình
05:25:30 28/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025