Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.
Hãng tin Reuters cho biết khi đến Paris để tham dự lễ khánh thành lại nhà thờ Đức Bà, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón tại bậc thềm của Điện Élysée.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ khi giành chiến thắng trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 vừa qua.
Bước ra khỏi xe, ông Trump kéo tay phải của ông Macron về phía mình khi hai người ôm nhau, sau đó siết chặt tay, lắc mạnh qua lại. Mặc dù thân thiện, nhưng dường như cả hai đều giữ tay rất chặt.
Khi hai nhà lãnh đạo bước lên bậc thềm của Điện Élysée và quay lại đối diện với các máy quay, ông Trump đặt tay lên trên tay của ông Macron và ấn mạnh xuống khi họ siết chặt tay lần thứ hai.
Tờ Bưu điện New York cho rằng đây là hành động thể hiện quyền lực của ông Trump – gợi nhớ đến cái bắt tay kéo dài, siết chặt giữa hai nhà lãnh đạo 7 năm trước trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump – và lần này nó đã khiến ông Macron phải nghiêng người về phía ông Trump, trước khi ông Trump cuối cùng buông tay và bước vào Điện Élysée để tham gia cuộc hội đàm ba bên với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo Hạ nghị sĩ bang Texas của đảng Cộng hoà Ronny Jackson, thay vì nhìn thấy một tổng thống yếu đuối, mệt mỏi và bước đi lảo đảo, giờ đây mọi người có thể chứng kiến một tổng thống Mỹ đầy năng lượng và đòi hỏi sự tôn trọng.
Video đang HOT
Hạ nghị sỹ Mỹ nói: “Bạn có thể nhìn vào dáng đứng, cái bắt tay và thấy rõ rằng ông Trump và ông Biden là hai người rất khác nhau”, “cả thế giới có thể thấy chỉ qua ngôn ngữ cơ thể rằng nước Mỹ đã trở lại”.
Chuỗi hành động này cũng nhận được sự tán thưởng từ một số người ủng hộ ông Trump trên mạng xã hội, những người coi hành động của Tổng thống đắc cử Mỹ là một nỗ lực có chủ đích nhằm gây áp lực lên Tổng thống Pháp.
Hãng tin Reuters cho biết một tài khoản có tên @BehizyTweets viết trên nền tảng mạng xã hội X rằng: “Tổng thống Trump đã trở lại để thống trị các nhà lãnh đạo thế giới bằng cái bắt tay của mình”, “ông Macron chắc sẽ cần xoa bóp tay sau tất cả những cú xoắn và kéo mà ông Trump đã thực hiện với ông ấy”.
Ngày 7/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tham gia buổi lễ khánh thành lại nhà thờ Đức Bà Paris cùng hàng chục nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ khác.
Ông Trump ngồi cạnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở hàng ghế đầu, lắng nghe nhạc của dàn hợp xướng, bài phát biểu của ông Macron cùng thông điệp của Tổng Giám mục.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, ông Trump đã có cuộc hội đàm ba bên với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky.
Sau cuộc hội đàm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết cuộc hội đàm là “tốt đẹp, hiệu quả” và ba nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục hợp tác cùng nhau.
Ông Zelensky cho biết: “Chúng tôi đã trò chuyện và chỉ nói về Ukraine, về người dân Ukraine cũng như cách hỗ trợ họ” và “đó là một cuộc họp rất tốt, mang tính xây dựng”.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, điều quan trọng nhất là hòa bình công bằng cùng các đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Ukraine và các đối tác của Ukraine “đang lắng nghe” và “đang tiếp thu” quan điểm của Kiev.
Trước đó, khi phát biểu với báo giới trước khi bắt đầu hội đàm với Tổng thống Pháp, ông Trump chia sẻ: “Có vẻ như thế giới đang hơi điên rồ ngay lúc này và chúng ta sẽ nói về điều đó”.
Bất chấp căng thẳng giữa hai bên trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã ca ngợi mối quan hệ với nhà lãnh đạo trung dung của Pháp, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã có một mối quan hệ tuyệt vời như mọi người đều biết. Chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành tựu”.
Về phần mình, ông Macron đáp lại rằng “người dân Pháp rất vinh dự khi được chào đón ngài” đến dự lễ mở cửa lại nhà thờ Đức Bà, công trình bị cháy vào năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.
Tổng thống Ukraine tiết lộ về kết quả hội đàm ba bên với ông Trump và ông Macron
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm tại Paris.
Cuộc hội đàm nêu trên diễn ra vào ngày 7/12 trong khuôn khổ buổi lễ long trọng đánh dấu việc mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, kéo dài khoảng 20 phút.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết cuộc hội đàm là "tốt đẹp, hiệu quả" và ba nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục hợp tác cùng nhau.
Ông Zelensky cho biết: "Chúng tôi đã trò chuyện và chỉ nói về Ukraine, về người dân Ukraine cũng như cách hỗ trợ họ" và "đó là một cuộc họp rất tốt, mang tính xây dựng".
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, điều quan trọng nhất là hòa bình công bằng cùng các đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Ukraine và các đối tác của Ukraine "đang lắng nghe" và "đang tiếp thu" quan điểm của Kiev.
Trước đó, khi phát biểu với báo giới trước khi bắt đầu hội đàm với Tổng thống Pháp, ông Trump chia sẻ: "Có vẻ như thế giới đang hơi điên rồ ngay lúc này và chúng ta sẽ nói về điều đó".
Bất chấp căng thẳng giữa hai bên trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã ca ngợi mối quan hệ với nhà lãnh đạo trung dung của Pháp, nhấn mạnh: "Chúng tôi đã có một mối quan hệ tuyệt vời như mọi người đều biết. Chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành tựu".
Về phần mình, ông Macron đáp lại rằng "người dân Pháp rất vinh dự khi được chào đón ngài" đến dự lễ mở cửa lại nhà thờ Đức Bà, công trình bị cháy vào năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.
Hãng tin Reuters cho biết ông Zelensky và các lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2025, có thể rút viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến của Kiev nhằm đẩy lùi các lực lượng của Liên bang Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức cuộc họp ba bên trước một sự kiện buổi tối mà ông chủ trì để kỷ niệm việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà, 5 năm sau khi Nhà thờ Đức Bà bị tàn phá bởi hỏa hoạn.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ kể từ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 và chuyến thăm Paris được coi là cơ hội sớm để ông Macron đóng vai trò trung gian giữa châu Âu và tổng thống tương lai của Mỹ.
Ông Macron là người ủng hộ mạnh mẽ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cuộc chiến của Ukraine, trong khi ông Trump cho rằng các quốc gia châu Âu cần đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phòng thủ chung.
Tổng thống đắc cử Mỹ cũng nhấn mạnh rằng cần có một giải pháp đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Chính phủ Pháp bị lật đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Các nghị sĩ đối lập Pháp lật đổ chính phủ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, làm sâu sắc thêm khủng hoảng chính trị ở cường quốc kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU). Ngày 4/12, theo giờ địa phương, các nghị sĩ đối lập tại Pháp đã lật đổ chính phủ, đẩy cường quốc kinh...