Giải mã bí ẩn về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Hitler
Trong cuốn sách mới, hai nhà sử học Xavier Aiolfi và Paul Villatoux đã tiết lộ về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Đức Adolf Hitler trong boong-ke trú ẩn tại Berlin trước khi tự sát.
Hai trong số 70 văn bản được gửi đi từ boong-ke mà Hitler trú ẩn ở Berlin vào những ngày cuối Thế chiến II (Ảnh: BNPS).
Theo Dailymail , những tài liệu chưa từng được công bố trước đây về những ngày cuối của trùm phát xít Hitler bên dưới boong-ke trong lòng đất Berlin đã được 2 sử gia Aiolfi và Villatoux hé lộ sau hơn 70 năm. Trước đó, một quân nhân Pháp đã giữ những giấy tờ này như những món “đồ lưu niệm”.
Trong cuốn sách mang tên: “Kho lưu trữ cuối cùng của Fuhrerbunker”, 2 nhà sử học đã công bố kết quả nghiên cứu của họ với các tài liệu này. Họ gọi các giấy tờ này là “nhân chứng lịch sử thật sự”.
Cụ thể, trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II và ngày tàn của chủ nghĩa Phát xít, Hitler đã gửi ra ngoài 70 văn bản, trong đó có những mệnh lệnh trong giờ phút tuyệt vọng.
Năm 1945, đại úy Pháp Michel Leroy đã đột nhập vào văn phòng thư ký riêng của Hitler, Martin Bormann, và tìm thấy các tài liệu trên. Ông đã giữ chúng cả đời cho đến khi mất và 2 sử gia đã tiếp cận được chúng thông qua con trai của ông Leroy.
“Mọi thứ đang hỗn loạn ở đây. Lãnh đạo sẽ ở lại đây dù chuyện gì xảy ra đi nữa”, một bức điện do Bormann gửi đi viết, sau khi Hitler tuyên bố rằng ông ta thà tự sát còn hơn là đào thoát khỏi Berlin.
Theo nhà sử học Aiolfi những văn bản này rất quý giá về mặt lịch sử, vì vào thời điểm đó “hầu hết mọi thứ trong boong-ke đều bị thiêu rụi để chúng không bị lọt vào tay quân đội Liên Xô” khi lực lượng này tiến vào Berlin.
Video đang HOT
“Hơn 75 năm sau khi sự kiện diễn ra, những giấy tờ này vẫn còn mùi ẩm và dấu vết bị cháy. Chúng mang ý nghĩa chính trị đáng kể vì thuộc về Martin Bormann, cánh tay phải đắc lực của Hitler”, ông Aiolfi bình luận.
Giới sử gia nhận định rằng trong những ngày cuối đời, Hitler đã trở nên vô vọng và hoang tưởng (Ảnh: Dailymail).
Sử gia này cũng chỉ ra một tài liệu mà ông cho là “có tính biểu tượng nhất”: một bức điện trong đó Hitler gửi “mệnh lệnh cuối cùng của mình liên quan tới việc bảo vệ Berlin”.
“Ông ta điều động các đơn vị không còn tồn tại hoặc không còn khả năng tiếp cận thành phố, nhưng ông ta vẫn tin tưởng rằng quân đội của mình sẽ được cứu. Hitler nghĩ phát xít Đức có thể lật ngược được thế cờ trong trận Berlin và đánh bại Liên Xô. Ông nghĩ rằng mình có thể có lợi thế nếu thắng Liên Xô và định đàm phán hiệp định hòa bình, rồi thuyết phục Phe Đồng minh quay lại chống Liên Xô”.
Theo 2 nhà sử học, trong những ngày cuối cùng, Hitler đã thể hiện rõ sự tuyệt vọng và hoang tưởng khi thất bại của phát xít Đức là điều rất rõ ràng trước mắt.
Ví dụ, ngày 25/4/1945, 5 ngày trước khi chết, Hitler gửi điện yêu cầu lực lượng đóng ở Na Uy, Đan Mạch và Latvia trở về Berlin để chiến đấu. Tuy nhiên, kế hoạch này là bất khả thi vì các lực lượng này đã bị đánh bại.
Được biết tới là tay chân trung thành của Hitler, Bormann vẫn tiếp tục ở lại dưới boong ke dưới chân dinh thủ tướng Đức ở Berlin cho tới khi Hitler tự sát vào ngày 30/4/1945 khi Hồng quân Liên Xô chỉ còn cách nơi trùm phát xít trú ẩn vài khu nhà.
Bormann sau đó tự sát vào ngày 2/5/1945 trong lúc bị truy lùng khi cố gắng chạy trốn khỏi Berlin.
Vì sao dự án máy bay tuyệt mật của CIA từng chỉ tuyển phi công đã kết hôn?
Chương trình A-12, máy bay trinh sát nhanh nhất của CIA, từng đưa ra hàng loạt các yêu cầu để tuyển mộ phi công vào thời Chiến tranh Lạnh, bao gồm điều kiện là những người này phải kết hôn.
Máy bay trinh sát A-12 (Ảnh: Không quân Mỹ).
Lockheed A-12 là một loại máy bay trinh sát tốc độ cao được nhà thầu Lockheed thiết kế cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). A-12 được sản xuất từ năm 1962 và hoạt động trong vài năm tới 1968 thì bị loại biên.
Theo Business Insider , A-12 được xem là máy bay trinh thám nhanh nhất của CIA cho tới nay (tốc độ trên Mach 3- nhanh hơn 3 lần tốc độ âm thanh). Nó cũng là dự án bảo mật hàng đầu của Mỹ khi mới chỉ được giải mật vào năm 2007, sau 40 năm.
Bảo mật tuyệt đối
Dự án phát triển A-12 tên là Oxcart và rất ít thông tin về nó được tiết lộ trong hàng chục năm. Nhà sử học CIA David Robarge đã xuất bản một cuốn sách kể về chương trình bí mật này, cũng như tiết lộ điểm thú vị của dự án, ví dụ những tiêu chí tuyển chọn phi công lái A-12 khá đặc biệt.
Với các máy bay tốc độ cao sử dụng động cơ đốt sau, chúng thường chỉ tăng tốc vượt qua tốc độ âm thanh bằng các vụ nổ ngắn vài phút mỗi lần. Trong khi đó, A-12 có thể duy trì tốc độ cao trong nhiều giờ, đồng nghĩa với việc, từng cm của máy bay phải chịu được sức nóng dữ dội khi nó xé gió ở tốc độ 3.700 km/h và có thể làm nhiệt độ bên ngoài máy bay tăng lên hơn 530 độ C.
Chính vì vậy, các vật liệu làm máy bay thông thường như thép hoặc nhôm đều không thể chịu được mức nhiệt, và có thể trở nên thiếu tin cậy khi bị đốt nóng.
Mỹ buộc phải sử dụng hợp kim titan đặc biệt để chế tạo A-12, nhưng nguồn cung của họ không đủ. Thay vào đó, CIA đã thiết lập công ty vỏ bọc để nhập titan cho dự án Oxcart từ nhà cung cấp lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, Liên Xô - đối thủ của họ trong Chiến tranh Lạnh.
Mục tiêu của Mỹ là chế tạo máy bay có thể qua mặt các hệ thống tên lửa và tiêm kích đánh chặn của Liên Xô. Chính vì lý do như vậy, dự án Oxcart đòi hỏi tính bảo mật rất cao và việc tuyển chọn phi công cho dự án cũng đòi hỏi những tiêu chí khắt khe không kém.
Yêu cầu tuyển dụng đặc biệt
Vào thời điểm đó, không quân Mỹ cùng với đại diện của CIA và nhà thiết kế A-12 đã vạch ra một loạt tiêu chí mà các phi công phải đạt được nếu muốn lái thử chiếc máy bay hiện đại hàng đầu vào thời điểm bấy giờ.
Hầu hết các tiêu chí đều không có gì quá khác lạ, khi chúng đòi hỏi phi công phải có sức mạnh về thể chất, khả năng thích nghi các điều kiện trong buồng lái và có kinh nghiệm nhất định với các máy bay hiệu suất cao.
"Phi công phải có trình độ chuyên môn và thành thạo, với tổng thời gian bay ít nhất 2.000 giờ, trong đó 1.000 giờ bay trên máy bay chiến đấu hiệu suất cao, đã kết hôn, có tình trạng cảm xúc ổn định và có quyết tâm cao. Những người này phải từ 25 đến 40 tuổi; và cao dưới 1,82 m và nặng tối đa 79 kg để ngồi vừa trong buồng lái khá nhỏ của A-12", nhà sử học Robarge cho biết.
Một trong những điều kiện khá lạ là phi công phải là người đã kết hôn. Theo các chuyên gia và nhà sử học, CIA đưa ra điều kiện này dường như vì mối lo ngại về việc các phi công này có nguy cơ đào tẩu vào thời điểm đó.
Trên thực tế, khi dự án Oxcart chuẩn bị đi vào thử nghiệm, có ít nhất 12 quan chức tình báo, quân nhân Mỹ đã chuyển sang phe Liên Xô, trong đó có một sĩ quan không quân Mỹ.
Theo giới nghiên cứu, Mỹ vào thời điểm đó dường như đánh giá rằng việc kết hôn giống như một thước đo cho sự trưởng thành, và những người đàn ông đã có gia đình có tâm lý ổn định hơn. Trên thực tế, khi CIA tuyển phi công tham gia dự án, họ cũng tiến hành hàng loạt các bài thử nghiệm nghiêm ngặt để kiểm tra các ứng viên về mặt tâm lý và sức khỏe tinh thần.
Chỉ có 11 nam giới được lựa chọn từ không quân Mỹ để điều khiển các máy bay A-12. Dù dự án dừng lại vào năm 1968, nhưng A-12 được là tiền thân của 2 vũ khí uy lực khác của Mỹ là tiêm kích đánh chặn YF-12 và máy bay trinh sát huyền thoại SR-71.
Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực Nhờ quân Đồng minh, 2.000 người Liên Xô trên đảo Spitsbergen tránh khỏi thảm họa thiếu lương thực trong mùa đông Bắc Cực hoặc bị phát xít Đức tấn công. Ngày 23/8/1941, lực lượng đặc nhiệm Canada lần đầu tác chiến tại Bắc Cực khi tham gia chiến dịch đổ bộ lên Spitsbergen, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Svalbard của Na...