Giải mã bí ẩn nguồn gốc vật thể ngoài hành tinh “gây bão” giới khoa học
Vật thể liên sao kỳ lạ này được quan sát lần đầu tiên bay qua hệ mặt trời vào tháng 10/2017. Các nhà khoa học đã luôn nỗ lực để giải mã nguồn gốc của nó.
Các nhà thiên văn học tại Đại học Bang Arizona (Mỹ) đã báo cáo rằng vật thể kỳ lạ dài 45m dường như được cấu thành từ nitơ đóng băng, giống với bề mặt của sao Diêm Vương và mặt trăng lớn nhất của Hải Vương tinh – Triton.
Hai tác giả của nghiên cứu – Alan Jackson và Steven Desch, cho rằng một tác động đã đánh bật một mảnh vỡ ra khỏi hành tinh được bao phủ bởi băng nitơ 500 triệu năm trước. Nó khiến mảnh vỡ này rơi ra khỏi hệ sao của chính nó, và bay về phía Trái Đất. Tàn dư màu đỏ được cho là một mảnh vụn của bản thể ban đầu, các lớp bên ngoài của nó bị bốc hơi bởi bức xạ vũ trụ và gần đây là mặt trời.
Theo AP, vật thể này được đặt tên là Oumuamua, để vinh danh đài thiên văn ở Hawaii đã phát hiện ra nó vào năm 2017.
Minh họa về vật thể liên sao Oumuamua
Video đang HOT
Vật thể thứ hai và cũng là duy nhất còn lại từng quan sát thấy, được xác nhận rằng đã đi lạc từ một hệ sao khác là sao chổi 21 / Borisov, được phát hiện vào năm 2019.
Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh Oumuamua. Nó không giống với những vật thể các nhà khoa học từng biết- nó trông giống một tiểu hành tinh có vận tốc như một sao chổi. Tuy nhiên, khác với sao chổi, nó không có chiếc đuôi quan sát được. Các suy đoán bị đảo lộn giữa sao chổi và tiểu hành tinh, thậm chí có ý kiến cho rằng Oumuamua có thể là một hiện vật của người ngoài hành tinh.
“Mọi người luôn quan tâm đến người ngoài hành tinh, và không thể tránh khỏi việc vật thể đầu tiên nằm ngoài hệ mặt trời này khiến mọi người liên tưởng tới người ngoài hành tinh” – Desch chia sẻ.
Dựa trên độ sáng bóng, kích thước và hình dạng của vật thể, Jackson và Desch đã nghĩ ra các mô hình máy tính giúp họ xác định được Oumuamua rất có thể là một khối băng nitơ đang dần bị xói mòn.
Hai bài báo cáo của họ đã được Liên minh Địa vật lý Hoa Kỳ xuất bản hôm 16/3 và cũng được trình bày tại Hội nghị Khoa học Hành tinh và Mặt trăng, thường được tổ chức ở Houston.
Tuy nhiên không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với lý giải này. Avi Loeb của Đại học Harvard đã đưa ra phản đối và lập luận rằng vật thể này có vẻ giống nhân tạo hơn là tự nhiên. Nói cách khác, ông cho rằng nó có lẽ là một thứ đến từ nền văn minh ngoài hành tinh, giống với một cánh buồm.
Khi Oumuamua ở gần Trái Đất nhất, nó dường như có chiều rộng lớn gấp sáu lần bề dày của nó, giống với tỷ lệ của một tấm bánh quy. Theo Desch, thời điểm vật thể này bắt đầu rời khỏi hệ mặt trời của chúng ta sẽ rơi vào khoảng năm 2040, khi đó tỷ lệ chiều rộng trên bề dày sẽ giảm xuống còn 10/1.
“Vì vậy, có thể Oumuamua sẽ giống như một chiếc bánh quy khi chúng tôi nhìn thấy nó, nhưng cũng sẽ sớm bị san phẳng như một chiếc bánh kếp”, Desch nói.
Hành tinh kiên cường tạo lại khí quyển thay thế sau khi mất lớp ban đầu
Mất đi khí quyển bảo vệ, một hành tinh lại "mọc" ra lớp mới? Trường hợp khó tin này đã xảy ra tại một hành tinh vô cùng kiên cường ở cách Trái đất 41 năm ánh sáng sau vụ chạm trán khốc liệt với sao trung tâm.
GJ 1132 b chỉ mất 1,5 ngày để hoàn tất vòng quay quanh sao trung tâm IPAC/CALTECH
Hành tinh GJ 1132 b có điểm tương đồng lẫn vô cùng khác biệt so với Trái đất. Nó có đường kính lớn gấp vài lần so với địa cầu, nhưng cả hai đều chia sẻ mật độ và áp suất khí quyển như nhau, và đều xuất hiện cách đây 4,5 năm tỉ năm.
Cũng như hành tinh chúng ta, GJ 1132 b ban đầu sở hữu một khí quyển giàu hydrogen, trước khi dần dần nguội đi.
Tuy nhiên, khởi điểm của chúng rất khác nhau, theo đồng tác giả báo cáo Raissa Estrela, nhà khoa học hành tinh đang làm việc cho NASA.
Nếu Trái đất luôn là một thế giới cấu tạo bằng đá, GJ 1132 b được sinh ra trong trạng thái như Hải Vương tinh, một hành tinh khí.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện hành tinh này đã bị sao trung tâm là một sao lùn đỏ tước đoạt khí quyển giàu hydrogen và helium đến tận phần lõi đá.
Vào thời điểm hiện tại, GJ 1132 b đã lột xác thành một hành tinh đá, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomical Journal.
Nhờ vào sự hỗ trợ của kính không gian Hubble, nhóm chuyên gia Mỹ đã quan sát trực tiếp đối tượng, và kết hợp dữ liệu thu được từ mô hình máy tính, họ cho rằng GJ 1132 b đã mọc lên khí quyển thứ hai, nhờ vào hoạt động của núi lửa trên bề mặt hành tinh.
Nếu Mặt Trời 'tắt ngấm' thì sinh vật trên Trái Đất có thể tồn tại bao lâu? Nếu Mặt Trời không còn là quả cầu lửa, trong vòng một năm, một số lượng lớn thực vật và động vật sẽ chết vì lạnh hoặc đói, và con người cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự. Điều đầu tiên bạn làm khi thức dậy vào buổi sáng là gì? Nhiều người đi đến bên cửa sổ và vén...