Giải mã bí ẩn đằng sau cồn cát sa mạc lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, tuổi đời của một trong những loại cồn cát lớn nhất và phức tạp nhất trên Trái Đất đã được tính toán.
Cồn cát dạng sao, hay còn gọi là cồn cát kim tự tháp, được đặt tên theo hình dạng độc nhất vô nhị của chúng và có độ cao lên tới hàng trăm mét. Loại cồn cát này được tìm thấy ở châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ, cũng như trên sao hỏa. Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia chưa đưa ra câu trả lời chắc chắn về thời gian hình thành của chúng.
Cồn cát Lala Lallia ở Ma Rốc. Ảnh: BBC.
Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một cồn cát tên là Lala Lallia ở Ma Rốc có tuổi đời lên tới 13.000 năm. Tên gọi Lala Lallia (dịch theo ngôn ngữ bản địa nghĩa là “điểm thiêng liêng nhất”) nằm trên sa mạc cát Erg Chebb ở phía Đông Nam Ma Rốc, cao khoảng 100 m so với các cồn cát xung quanh và rộng khoảng 700 m. Sau thời gian hình thành ban đầu, nó ngừng phát triển trong khoảng 8.000 năm, rồi tiếp tục mở rộng diện tích trong vài nghìn năm sau đó.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, cồn cát dạng sao được hình thành khi những cơn gió ngược chiều đổi hướng. Giáo sư Geoff Duller của Đại học Aberystwyth cho biết, xác định niên đại của những cồn cát này giúp các nhà khoa học có thể phát triển nghiên cứu về thời tiết của niên đại đó.
Thông thường, tuổi đời của các sa mạc đều được ghi chép trong lịch sử địa chất của Trái đất, nhưng tuổi đời của các cồn cát sao vẫn vắng bóng cho đến ngày nay. Giáo sư Duller cho rằng điều này có thể là do kích thước của chúng quá lớn nên các chuyên gia không nhận ra rằng họ đang nhìn vào một cồn cát riêng biệt, thay vì một sa mạc rộng lớn.
“Những phát hiện mới về tuổi đời của những cồn cát này có thể sẽ khiến nhiều người kinh ngạc về cách thức hình thành của chúng. Chúng có thể di chuyển với vận tốc khoảng 50cm mỗi năm”, giáo sư Duller cho biết thêm.
Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật gọi là xác định niên đại phát quang để xác định tuổi đời của cồn cát, dựa trên thời điểm các hạt cát được tiếp xúc lần cuối với ánh sáng ban ngày. Cát được chôn dưới lòng đất càng lâu thì càng tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ và tích tụ nhiều năng lượng. Khi các hạt cát được phơi dưới ánh đèn đỏ trong phòng thí nghiệm, chúng giải phóng năng lượng ở dạng ánh sáng và các nhà khoa học có thể tính toán tuổi đời của chúng thông qua cường độ ánh sáng này.
Giáo sư Duller mô tả các hạt khoáng chất trong cát là “những cục pin nhỏ”. Giáo sư Duller cho biết: “Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi có thể thấy rõ ánh sáng từ những hạt cát này. Ánh sáng càng mạnh thì tuổi đời các hạt trầm tích càng lớn”.
Khám phá bí mật của những cồn cát hình sao trên Trái Đất
Ngày 4/3, các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về cồn cát hình sao trên sa mạc, trong đó cho thấy cấu trúc bên trong của những đặc điểm địa chất này cũng như quá trình hình thành của chúng.
Cồn cát Lala Lallia cao khoảng 100 m so với các cồn cát xung quanh và rộng khoảng 700 m, chứa hơn 5 triệu tấn cát. Ảnh: Reuteurs
Cồn cát hình sao được xem là một trong số kỳ quan của sa mạc. Đó là những khối cát hình kim tự tháp cao tới 300 m và nhìn từ trên cao xuống chúng giống các ngôi sao.
Nghiên cứu trên tập trung vào một cồn cát sao ở miền Đông Maroc có tên là Lala Lallia, theo ngôn ngữ Berber địa phương có nghĩa là "điểm thiêng liêng cao nhất". Cồn cát này nằm trên sa mạc Sahara ở Erg Chebbi, một khu vực nhiều đụn cát được tạo ra bởi gió sa mạc, cách thị trấn Merzouga khoảng 5 km, gần biên giới với Algeria. Cồn cát Lala Lallia cao khoảng 100 m so với các cồn cát xung quanh và rộng khoảng 700 m, chứa hơn 5 triệu tấn cát.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng radar xuyên đất để quan sát bên trong cồn cát, cùng phương pháp xác định niên đại phát quang để xác định thời gian hình thành Lala Lallia. Xác định niên đại phát quang là phương pháp dựa trên lượng năng lượng mắc kẹt bên trong các hạt cát. Kết quả cho thấy quá trình hình thành cồn cát Lala Lallia kéo dài trong 900 năm, với khoảng 6.400 tấn cát được tích lũy mỗi năm nhờ gió không ngừng thổi qua sa mạc.
Thông qua việc sử dụng radar xuyên đất, các nhà khoa học đã phát hiện cách thức các lớp bên trong cồn cát Lala Lallia được tạo thành theo thời gian thông qua việc tích tụ cát và sự tương đồng giữa các phần cấu trúc bên trong cồn cát này với các cồn cát khác.
Nhà nghiên cứu trầm tích đồng thời là đồng tác giả nghiên cứu Charlie Bristow thuộc Đại học Birkbeck - Đại học London (Anh) cho biết các cồn cát được hình thành ở những khu vực có hình thái gió phức tạp, tức là gió thổi từ các hướng khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng xác định cồn cát Lala Lallia đang di chuyển về phía Tây với tốc độ khoảng 0,5 m mỗi năm.
Cồn cát sao chiếm chưa tới 10% số cồn cát trên các sa mạc trên Trái Đất và là những cồn cát cao nhất, vượt qua các cồn cát khác như cồn cát barchan hình lưỡi liềm và cồn cát tuyến tính. Cồn cát sao cũng được phát hiện trên Sao Hỏa và trên mặt trăng Titan của Sao Thổ.
Những cồn cát sao lớn nhất Trái Đất được tìm thấy ở sa mạc Badain Jaran ở miền Tây Trung Quốc. Ngoài ra, các cồn cát sao còn tồn tại ở nhiều nơi, trong đó có Biển cát Namib ở Namibia, các khu vực cồn cát lớn tại Algeria như Grand Erg Oriental và Grand Erg Occidental và Rub' al Khali ở Saudi Arabia.
Dù hiện có nhiều cồn cát được biết đến, song chỉ có 1 cồn cát cổ đại được phát hiện dưới dạng sa thạch, có niên đại khoảng 250 triệu năm trước đây, ở Scotland. Các nhà nghiên cứu cho biết việc tìm hiểu cấu trúc bên trong các cồn cát có thể giúp các nhà địa chất xác định thêm tàn tích sa thạch của các cồn cát sao cổ đại.
Bí ẩn 'khu rừng quỷ' nằm trong sa mạc lớn nhất Trung Quốc Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan ẩn chứa rất nhiều bí ẩn trong số đó có "Khu rừng quỷ". Khu rừng quỷ là nơi nằm ẩn sâu trong sa mạc Taklimakan,Tân Cương, Trung Quốc. Cây cối ở đây bị khô héo trong suốt hàng nghìn năm. Trước đây, Khu rừng quỷ từng là một nơi rất xanh...