Giải mã bí ẩn ca khúc “ma ám” khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe
Liên tục xuất hiện những vụ tự tử có liên quan tới Gloomy Sunday khiến ca khúc này bị gọi là “ ma ám”, thậm chí bị liệt vào danh sách “Thập đại cấm khúc” của thế giới.
Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn) được viết vào năm 1932 bởi Rezso Seress – một nghệ sĩ piano người Hungary. Bài hát viết về chính tâm trạng đau khổ của tác giả khi mất người yêu với ca từ ảm đạm, giai điệu u uất và buồn thảm.
Ban đầu Gloomy Sunday bị nhiều hãng đĩa từ chối nhưng không hiểu sao về sau một công ty lại đồng ý thu nhận và bài hát được phát hành. Từ đó, một chuỗi các bi kịch liên quan đến ca khúc này đã xảy ra, bao gồm cả cái chết của chính tác giả.
Khoảng 2 năm sau khi Gloomy Sunday được phát hành, một người đàn ông ở thành phố Budapest (Hungary) bước vào quán cafe, yêu cầu nhạc công chơi bài hát này. Sau khi nhấm nháp ly champagne và thưởng thức hết bài hát một cách bình thản, người đàn ông bước ra khỏi quán rượu, lấy khẩu súng ra tự bắn vào đầu, kết liễu cuộc đời.
Khoảng một tuần sau đó, tại thủ đô Berlin của Đức, một nữ nhân viên bán hàng được tìm thấy trong tư thế treo cổ tại nhà. Đáng nói, cảnh sát tìm thấy dưới chân cô là một tờ giấy in bản nhạc Gloomy Sunday.
Không lâu sau, một nữ thư ký xinh đẹp sống tại New York, Mỹ cũng được phát hiện tự tử bằng khí gas tại chung cư của mình. Một lá thư tuyệt mệnh được tìm thấy tại hiện trường, yêu cầu hãy chơi bản nhạc Gloomy Sunday trong đám tang của cô.
Tại Ý, một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt nghe thấy người du ca đang chơi ca khúc Gloomy Sunday. Chẳng nói chẳng rằng, chú bé dốc sạch tiền cho người này rồi đi thẳng tới một cây cầu và nhảy xuống.
Dù không có bằng chứng cụ thể về sự ảnh hưởng của Gloomy Sunday nhưng người ta cho rằng có ít nhất hơn trăm vụ tự tử có liên quan đến tại nhiều nước trên thế giới. Người đàn ông 80 tuổi nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bài hát này; cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay đang cầm một bản copy của bản nhạc… tin tức về những vụ tự tử như vậy liên tiếp xuất hiện…
Gloomy Sunday bắt đầu được gọi là “bài hát ma ám”, “ca khúc tự tử”,… Nhiều quốc gia cũng đã cấm lưu hành bài hát này, yêu cầu không phát nó trên sóng phát thanh, không được chơi nhạc hay phát ca khúc tại nơi công cộng và đám tang.
Tác giả của ca khúc cũng rất đáng thương. Sau khi báo chí đưa tin về hàng loạt vụ tự tử có liên quan đến bài hát, Rezso đã tỏ ra vô cùng khó hiểu và hoảng loạn. Mặc dù đã lên tiếng giải thích đó chỉ là bài hát nói về sự thất tình nhưng ông cũng không lý giải được sự trùng hợp giữa nó và những vụ tự sát. Cuộc đời rơi vào vực thẳm, Rezso thậm chí còn vị đâm đơn kiện. Năm 1968, 36 năm sau khi Gloomy Sunday ra đời, cha đẻ của ca khúc đã treo cổ tự tử tại nhà mình.
Hiện tại Gloomy Sunday không còn được nhiều người nghe, những vụ tự sát liên quan đến bài hát cũng không còn nữa. Bài hát cũng đã hết bị cấm phát hành. Bạn vẫn có thể tìm thấy bài hát trên Internet nhưng hầu như không phải bản nhạc gốc mà chỉ là biến thể đã được hòa âm lại.
Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn đang cố gắng giải thích cho hiện tượng “tự tử hàng loạt” liên quan đến ca khúc.
Sau thời gian nghiên cứu, đa số các nhà khoa học đồng ý với quan điểm rằng “bài hát ma ám” Gloomy Sunday chỉ là sự trùng hợp và thêu dệt của dư luận. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý con người nhưng không thể mang tính quyết định. Những vụ tự tử hàng loạt được lý giải bằng khoa học và thời thế như sau.
Vào thời điểm bản nhạc này ra đời, các Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Thế chiến thứ nhất khiến kinh tế – xã hội rơi vào tình thế khủng hoảng trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ám ảnh chiến tranh khiến nhiều người mất phương hướng, rơi vào Trầm cảm… Những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý và suy nghĩ của con người, và có lẽ với một số trường hợp, bản nhạc u ám đã ảnh hưởng đến họ, dễ khiến họ đưa ra quyết định tự sát.
Bí mật bất ngờ về bức tường trong ngôi nhà cổ
Cặp vợ chồng ông Andy Harrison sững sỡ khi đập chiếc tường cũ có tuổi đời gần 70 năm.
Cặp vợ chồng ông Andy Harrison, 52 tuổi và bà Wendy, 47 tuổi, là chủ của quán rượu khá nổi tiếng Cock Inn, thuộc khu Hanbury, hạt Worcestershire, nước Anh. Một may mắn không ngờ đến với hai vợ chồng ông khi họ bắt tay vào sửa sang quán rượu của mình.
Cặp vợ chồng đã thật sự bất ngờ phát hiện điều kỳ lạ mà suốt nhiều năm nay sinh sống tại đây nhưng không hề biết gì.
Khi lớp tróc sơn của tường cũ rơi xuống, một bức tranh cổ xuất hiện, nó khá lớn bao trùm gần như toàn bộ phần giữa của các bức tường trong quán.
Bức tranh cổ gần 70 năm lộ diện sau lớp sơn tường trắng xóa.
Bức tranh tường này được vẽ lên lớp thạch cao, sau đó không hiểu lý do vì sao có người đã sơn đè màu trắng lên trên nên vợ chồng ông Andy mới không phát hiện ra suốt nhiều năm nay.
Bức tranh được vẽ và tô màu rất tinh xảo và đẹp, có nhiều hình ảnh hồ nước, cây cầu, một người đàn ông ngồi trên thuyền, những con vật sinh động, thật sự rất đẹp và ấn tượng.
Bức tranh phủ kín gần như hết ngôi nhà khiến vợ chồng ông bà Andy thích thú.
Dưới cuối bức tranh được ký tên "George Cole, 1953", có vẻ như đây chính người đã hoàn thành bức tranh ấy.
Phát hiện này đã khiến vợ chồng ông Andy rất sốc bởi họ không hề biết gì trước đây. Ngay sau đó, ông Andy cũng đã quyết định tạm dừng công việc sửa chữa và hoạt động của quán rượu để đảm bảo bức tranh tường cổ không bị hư hại.
Bà Wendy cho biết: "Chúng tôi sẽ phục hồi lại trạng thái nguyên bản của bức tranh ấy. Thật tuyệt vời, chúng tôi tin rằng nó đã mang một y nghĩa đặc biệt nào đó".
Bà Wendy cho biết thêm trên báo chí: "Chúng tôi đã liên lạc với các nghệ sĩ để biết ý nghĩa của bức tranh này. Nó có thể có tuổi đời lên tới gần 70 năm. Thật tuyệt nếu chúng tôi có một số thông tin về tác giả George Cole và tác phẩm của ông ấy. Chúng tôi nghĩ rằng ông ấy có thể là người của địa phương này nhưng chưa có bất cứ thông tin chi tiết nào".
Cả ông Andy và bà Wendy cảm thấy giữa họ và bức tranh giống như có một sự liên kết đặc biệt, bằng một cái duyên nào đó!
Cặp vợ chồng quyết định sẽ giữ lại nó và cố gắng khôi phục để bức tranh đạt được tình trạng tốt nhất.
Có gì bên trong chai rượu 258 năm tuổi trị giá 4 tỷ đồng? Chai rượu vang Cognac trứ danh đến từ nước Pháp được đào lên từ hầm của một căn nhà cổ có niên đại 258 năm. Trải qua nhiều thế kỷ, Pháp luôn được biết đến là cường quốc sản xuất rượu vang trên thế giới. Lịch sử Rượu vang Pháp bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 TCN...