Giai đoạn 2021 – 2025: Tự chủ tuyển sinh tối đa
Chính phủ vừa có báo cáo số 272/BC-CP gửi các đại biểu Quốc hội về thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học năm 2020. Chính phủ đã cơ bản thống nhất với phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ GD-ĐT trình.
Đối sánh kết quả thi với kết quả học tập
Theo đó, kỳ thi được tổ chức trong 2 ngày (9 và 10-8) do Bộ GD-ĐT chủ trì, với yêu cầu bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Kỳ thi về cơ bản được giữ ổn định như năm 2019 nên tạo sự yên tâm cho thí sinh, phụ huynh và xã hội, đồng thời phù hợp bối cảnh và tác động của dịch Covid-19 đối với việc dạy và học của học sinh lớp 12 năm học 2019 – 2020. Nội dung thi với 5 bài thi (bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, mỗi đối tượng dự thi khác nhau sẽ chọn bài thi thích hợp để dự thi theo quy chế thi của Bộ GD-ĐT) được giữ như năm trước.
Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương; khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh tổ chức kỳ thi tại địa phương đảm bảo “an toàn, nghiêm túc và thành công”. Năm nay, căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi.
Học sinh tham dự kỳ thi THPT 2019. Ảnh: QUANG PHÚC
Về tổ chức xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT xây dựng quy chế tuyển sinh theo hướng tăng cường tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm việc tuyển sinh một cách trung thực, khách quan, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội.
Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2020 đã được Bộ GD-ĐT ban hành, các trường có nhiều lựa chọn phương thức để tuyển sinh như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp với các hình thức đa dạng, chủ động, tuân thủ theo quy chế. Cụ thể, nếu các trường thực hiện phương thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy chế để kỳ thi diễn ra minh bạch, công bằng, đánh giá được năng lực cốt lõi của người học để có thể theo học ở bậc đại học.
Video đang HOT
Nếu các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo các tổ hợp thì có trách nhiệm giải trình về căn cứ xây dựng tổ hợp phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo. Các trường cần công bố đề án tuyển sinh theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội về đề án đó.
Giữ ổn định xét tuyển đại học
Quy chế tuyển sinh năm 2020 cho phép tuyển sinh nhiều đợt trong năm để đảm bảo sự linh hoạt cho các trường và tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn đúng ngành nghề mà các em yêu thích. Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu, quy trình lọc ảo, xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Năm 2020, Bộ GD-ĐT tiếp tục quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hai nhóm ngành sư phạm và sức khỏe, các ngành khác do các trường quyết định.
Báo cáo của Chính phủ khẳng định, về cơ bản, việc tổ chức xét tuyển đại học năm 2020 được giữ ổn định như năm 2019, trong đó hầu hết các trường (trừ nhóm trường nghệ thuật, mỹ thuật) sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để làm căn cứ xét tuyển sinh.
Các cơ sở giáo dục đại học tốp đầu (có mức độ cạnh tranh cao) đều có dành một phần chỉ tiêu tuyển sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, trong đó có các trường: Đại học Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương, Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM, Học viện Kỹ thuật quân sự, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TPHCM… Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh áp dụng cho giai đoạn mới theo hướng tự chủ tuyển sinh tối đa dành cho các cơ sở đào tạo, thực hiện theo các định hướng của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, dù mục đích chính của kỳ thi 2020 là xét tốt nghiệp THPT nhưng nhiều trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Do đó, Bộ trưởng đã yêu cầu công tác tổ chức thi phải bảo đảm trung thực, khách quan, an toàn, nghiêm túc, giảm áp lực, giảm tốn kém.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, địa phương có trách nhiệm rất cao. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương. Bộ GD-ĐT tập trung vào một số việc: chỉ đạo tổ chức kỳ thi; xây dựng quy chế, các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, nghiệp vụ thanh tra; xây dựng, cung cấp đề thi cho các Hội đồng thi; cung cấp các phần mềm phục vụ tổ chức thi dùng chung cả nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi. “Đặc biệt, năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, thanh tra của các địa phương để bảo đảm kỳ thi diễn ra tuyệt đối an toàn, nghiêm túc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh như thế nào khi dùng kết quả kỳ thi riêng?
Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khi dựa vào kỳ thi tuyển sinh do Đại học này tổ chức, các trường đại học sẽ sử dụng tối thiểu 2 hợp phần để lập tổ hợp xét tuyển.
Sinh viên Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội - ẢNH NGỌC DIỆP
Có 2 hợp phần để chọn 1 trong bài thi khoa học tự nhiên
Như Thanh Niên đã phản ánh, năm nay Bộ GD-ĐT thay đổi về tính chất kỳ thi THPT, mục tiêu là xét tốt nghiệp nên đề thi không có tính phân hóa cao. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo mà đầu vào tuyển sinh có tính cạnh tranh cao đã quyết định tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo PGS Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, trong các nguồn tuyển mà Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến dùng để tuyển sinh, số chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chiếm tỉ trọng lớn. Chỉ một số ít phần trăm chỉ tiêu là xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội; xét tuyển hồ sơ năng lực thí sinh.
Kỳ thi riêng được tổ chức trong 1 ngày, dự kiến khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8. Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ tổ chức thi tại Hà Nội, nhưng các trường đại học phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội có thể sẽ tổ chức thi tại một số cơ sở đặt tại các tỉnh, thành. Do đó, thí sinh sẽ được thông báo giờ thi, phòng thi, điểm thi và bản đồ chỉ dẫn trên tài khoản đăng ký dự thi.
Buổi sáng thí sinh làm bài thi toán (90 phút) và bài viết luận (60 phút). Buổi chiều các em làm bài thi ngoại ngữ (60 phút) và khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội (60 phút).
Các bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được tổ chức thi cùng giờ. Riêng bài thi khoa học tự nhiên, thí sinh sẽ đăng ký lựa chọn 1 trong 2 hợp phần: lý - hóa hoặc hóa - sinh. Mỗi bài thi hay hợp phần thi tương ứng 1 đầu điểm.
Các trường đại học sử dụng tối thiểu 2 hợp phần thi để lập tổ hợp xét tuyển, trong đó bắt buộc có 1 bài toán hoặc bài luận.
Đối với bài thi ngoại ngữ, thí sinh có thể đăng ký thi 1 trong 7 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật và Hàn Quốc, tùy theo tổ hợp xét tuyển của ngành đào tạo tương ứng.
Nội dung yêu cầu của bài luận sẽ như thế nào?
PGS Nguyễn Hoàng Hải cũng cho biết, để giúp thí sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội, đại học này sẽ công bố bài luận mẫu và các đề thi mẫu trước ngày 10.5, để thí sinh yên tâm ôn tập.
Theo dự kiến thiết kế đề thi của Đại học Quốc gia Hà Nội, bài luận là một dạng đề mở để thí sinh thể hiện khả năng viết luận về một chủ đề văn học, kinh tế, tự nhiên, xã hội dưới góc nhìn của một học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông.
"Thí sinh thỏa sức sáng tạo trong bài luận dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được. Thông qua bài luận, chúng tôi đánh giá được tư duy logic, khả năng cảm nhận thế giới khách quan và xúc cảm của người viết luận. Tôi tin rằng, thí sinh sẽ có nhiều bất ngờ và lý thú khi tham dự bài thi này", PGS Nguyễn Hoàng Hải nói.
PGS Hải cũng cho biết thêm, căn cứ vào các bài thi nêu trên, các đơn vị đào tạo sẽ xây dựng phương án tuyển sinh chi tiết cho từng ngành đào tạo. Thí sinh chỉ tham gia các bài thi theo tổ hợp xét tuyển của từng ngành đào tạo đăng ký xét tuyển.
Với các bài thi trắc nghiệm, thí sinh tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm như thí sinh đã làm quen ở các kỳ thi khác. Về nội dung, đề thi tập trung vào khối kiến thức nền tảng trong chương trình trung học phổ thông. Các thí sinh tham khảo đề thi mẫu (mà Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố tới đây) và cách thức hướng dẫn làm bài tốt.
Muốn nhiều trường cùng tham gia để lọc ảo được tốt hơn
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội qua kỳ thi riêng, các em sẽ đăng ký trực tuyến từ ngày 1.6. Cổng đăng ký dự thi sẽ trợ giúp thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng xét tuyển, tên và mã ngành đào tạo, mã tổ hợp xét tuyển có trên cổng đăng ký để thí sinh quyết định lựa chọn môn thi.
PGS Nguyễn Hoàng Hải khuyến cáo, thí sinh quan tâm tới kỳ thi này cần xác định đây là kỳ thi có tính phân loại, các thí sinh mong muốn được xét tuyển vào các trường/khoa trực thuộc hay các trường đại học phối hợp hãy đăng ký dự thi.
Nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội cũng xác định, đối với bất kỳ trường hợp nào thì thí sinh ảo là một việc không tránh khỏi trong tuyển sinh. Nếu các trường đại học cùng phối hợp với nhau trong hoạt động tuyển sinh sẽ phần nào giảm tỉ lệ ảo và tiết kiệm chi phí xã hội.
Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn được phối hợp với các trường đại học khác trong công tác ra đề thi, đăng ký dự thi, chấm thi và lọc ảo. Các trường đại học khác chịu trách nhiệm tổ chức thi theo quy chế phối hợp.
'Chốt' thi tốt nghiệp THPT vào ngày 9-10/8 Chính phủ đã thống nhất với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8 do Bộ GD-ĐT chủ trì. Kỳ thi được giữ ổn định như năm 2019 Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT, Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp...