Giải đáp tuyển sinh online
Em có nguyện vọng (NV)1 học trường không tổ chức thi thì có được thi nhờ? Được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp sang trường khác?…Những thắc mắc liên quan đến quyền lợi của thí sinh được giải đáp dưới đây.
Em có nghe thông tin, năm nay thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ có nhiều cơ hội xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu. Em vẫn chưa rõ thông tin này như thế nào nên mong được giải đáp? (phuongthuy_hn@yahoo.com)
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc xét tuyển được thực hiện trong 3 đợt như sau: Sau ngày 20/8 các trường công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng (NV)1 – đợt 1 thì bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển các NV tiếp theo.
Thời hạn xét tuyển NV2 (đợt 2) từ 25/8 đến 17 giờ ngày 15/9 và đợt 3 từ ngày 20/9 đến 17 giờ ngày 10/10.
Một điểm mới thí sinh cần lưu ý, trong thời hạn quy định nêu trên, hàng ngày các trường nhận hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT NV2, NV3 của thí sinh trên trang Web của trường.
Với thay đổi này thí sinh sẽ được rút hồ sơ đăng ký dự thi sau khi đã nộp, thay vì chỉ được duy nhất nộp một lần như trước đây.
Cụ thể, sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ để nộp vào trường khác, các trường tạo điều kiện cho thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT.
Tất cả các hồ sơ ĐKXT của thí sinh nộp trong thời hạn quy định, đều có giá trị xét tuyển như nhau.
Em rất hoang mang vì đã có một số trường thông báo không nhận thí sinh thi ĐH “nhờ” (thí sinh có NV1 vào học tại các trường không tổ chức thi – PV). Giả sử em có NV1 học tại trường không tổ chức thi nhưng truờng cùng khối không cho thi nhờ thì phải làm sao? (muaphitruong@gmail.com)
Video đang HOT
Những sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh 2011 không có quy định “trường tổ chức thi không cho thí sinh thi nhờ”. Do vậy em cứ yên tâm học tập nhé.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi và dự thi tại trường ĐH, CĐ tổ chức thi có cùng khối thi.
Các trường ĐH, CĐ phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh có nguyện vọng học NV1 tại các trường không tổ chức thi được dự thi (thi nhờ).
Em là học sinh lớp 12 năm nay em dự thi ĐH. Cho em hỏi hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm nay gồm những gì và có thay đổi gì không? (hoahongkhonggai@gmail.com)
Hồ sơ đăng kí dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay được Bộ GD-ĐT quy định gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2; ba ảnh chân dung cỡ 4×6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; ba phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ của thí sinh và Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
Học sinh đang học lớp 12 – THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó (từ ngày 15/4 đến ngày 21/4).
Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định (từ ngày 14/3 đến ngày 14/4). Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.
Theo Vietnamnet
Mất bằng tốt nghiệp có được dự thi ĐH, CĐ?
Mất bằng tốt nghiệp cấp 3 có được dự thi ĐH, CĐ không?Ký nguyện vọng 1 ở các trường khối quân đội nếu không đủ điểm có được xét tuyển NV2, NV3 ở các trường khối dân sự không? Học ngành Luật và Điều dưỡng ra làm gì, cơ hội việc làm có cao không?...
Em năm nay thi đại học nhưng mất bằng tốt nghiệp cấp 3. Nếu em làm lại không kịp thì tới kỳ thi em có được phép dự thi không?(lam776219@gmail.com)
Quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT yêu cầu, trước khi vào thi, thí sinh xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước). Hiện nay, thời gian đến kỳ thi đến còn dài, em nên liên hệ trường THPT đã tốt nghiệp để làm thủ tục xin cấp lại bằng nhé.
Em đăng ký nguyện vọng 1 ở các trường khối quân đội nếu không đủ điểm có được xét tuyển NV2, NV3 ở các trường khối dân sự không? (ngohuongncc@yahoo.com.vn)
Năm nay kỳ thi tiếp tục thực hiện theo phương thức "3 chung": thi chung đợt, làm chung đề, sử dụng chung kết quả. Thi chung đợt giống như mọi năm cũng thi 3 đợt: 4 và 5/7 (khối A), 9 và 10/7 (khối B,C), 15 và 16/7 (thi Cao đẳng); làm chung đề thi: nếu thi tự luận làm bài trong 180 phút, nếu thi trắc nghiệm 90 phút; sử dụng chung kết quả.
Trong hồ sơ dự thi mỗi thí sinh chỉ có 1 nguyện vọng duy nhất, điều kiện để có nguyện vọng 2, 3 là thí sinh phải rớt nguyện vọng 1. Để xét tuyển NV2, NV3 thí sinh phải có kết quả dự thi trên điểm sàn qui định của Bộ GD-ĐT mới được trường thí sinh dự thi cấp phiếu số 1 và số 2 để đăng ký xét tuyển.
Quy định như vậy nên em dự thi trường quân đội nếu không đủ điểm em được quyền xét tuyển NV2, NV3 ở các trường khác.
Cho em hỏi về khoa Tài chính ngân hàng ĐH Hà Nội, em nghe nói, khoa này học theo giáo trình của Mĩ, học bằng tiếng Anh nhưng không chuyên sâu vào ngành Ngân hàng của VN nên sinh viên ra trường khi làm việc ở Ngân hàng VN còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy có đúng như thế không? và có khoa này có ưu và nhược điểm gì? (minhhangyb11@yahoo.com.vn)
Giảng viên Hoàng Thị Hương Giang - ĐH Hà Nội trả lời: Đúng như em nói chương trình cử nhân Tài chính - ngân hàng của ĐH Hà Nội được giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình, giáo trình chuẩn quốc tế của các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Úc, Mỹ...
Ưu điểm của chương trình này là giảng dạy kiến thức chuyên môn theo chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên (tương đương ở mức IELTS6.0 hoặc cao hơn). Bên cạnh được trang bị những thế mạnh này, sau khi tốt nghiệp và đi làm, có thể sinh viên gặp một số khó khăn trong việc tìm thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt. Tuy nhiên, như các em có thể biết, đa số các ngân hàng đều có khóa huấn luyện, đào tạo cho thực tập viên và nhân viên mới trước khi nhân viên được phân công công việc cụ thể nên những bỡ ngỡ sẽ được khắc phục nhanh chóng. Hiện tại, Khoa đã có hợp tác hỗ trợ tuyển dụng với các ngân hàng như Vietinbank, BIDV, Techcombank, Seabank... và cũng đã nhận được phản hồi rất tốt từ các nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo.
Năm nay cháu định thi ngành Điều Dưỡng. Cho cháu hỏi học điều dưỡng ở trường ĐH Y Hà Nội có khác gì với trường khác hay không? Và sau khi ra trường cơ hội việc làm có cao không? Cháu nghe nói học điều dưỡng sau làm Y tá phải không? (hoahongdai193@yahoo.com.vn):
Hiện nay, các trường ĐH, CĐ đào tạo về ngành Y đều có khoa Điều Dưỡng. Chương trình học về ngành Điều Dưỡng của các trường đều giống nhau 70 - 80% vì thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT. Khác nhau khoảng 20 - 30% chương trình do mỗi trường tự biên soạn tạo nên thế mạnh riêng cho sinh viên của trường.
Theo Quyết định số 153/QĐ-TTg/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 tỷ lệ phải đạt là 3,5 Điều dưỡng/1Bác sỹ, nghĩa là đến năm 2020, để chăm sóc nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nước ta sẽ cần tới khoảng 70.000 Bác sỹ (hiện nay con số này là 58.000) và 245.000 điều dưỡng (hiện nay con số này là 70.000). Trong đó, chúng ta cần có trên 50.000 điều dưỡng trình độ từ đại học trở lên (hiện nay con số này là khoảng 2.000) để làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng, làm Điều dưỡng trưởng Khoa, Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Điều dưỡng trưởng sở, lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo Sở Y tế và làm các công tác khác như nghiên cứu, quản lý điều dưỡng...
Như vậy, sinh viên đại học điều dưỡng tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để vào làm việc tại hơn 100 trường đào tạo điều dưỡng và hơn 1.100 bệnh viện và nhiều cơ sở y tế khác trong toàn quốc.
Sinh viên có bằng Cử nhân điều dưỡng có điều kiện tiếp tục theo học các bậc sau đại học như Điều dưỡng chuyên khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Điều dưỡng cũng như các ngành khoa học sức khoẻ khác như Y tế công cộng, Quản lý bệnh viện...
Học Ngành Luật có dễ kiếm được việc làm không và thường làm ở đâu? (cl825935@yahoo.com.vn):
Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước, làm Luật sư mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau.
Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành Công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành Luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự, Luật hành chính, Quản trị - luật Ngành, Luật kinh doanh
Ban Tư vấn tuyển sinh
Theo Dân Trí
Dự kiến kéo dài thời gian xét tuyển NV2 và NV3 Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế. Trao đổi với Dân trí sáng nay, ông Đỗ...