Giải đáp thắc mắc về chế độ của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi
Nếu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị bạn được cấp trên phê duyệt, thì bạn sẽ được hưởng tăng giờ nếu dạy vượt định mức tiết dạy/năm học.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thư của bạn đọc N.Đ có địa chỉ mail dinh….9@gmail.com bày tỏ thắc mắc về chế độ bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nội dung câu hỏi như sau: ” Tôi là giáo viên trung học cơ sở, ra trường được 22 năm.
Tôi muốn hỏi tòa soạn: Hiện tại tôi đang thực dạy là 17 tiết /tuần, nhà trường phân công tôi ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 mỗi tuần 6 tiết, khối 8 mỗi tuần 3 tiết. Vậy tôi có được hưởng chế độ gì không?
Xin Tòa soạn tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Tòa soạn“
Ảnh minh họa – Doãn Nhàn
Trước hết, xin chân thành cảm ơn độc giả đã tin tưởng và gửi thư về Tòa soạn.
Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, người viết xin được tư vấn bạn đọc như sau:
Thứ nhất, định mức tiết dạy của giáo viên
Theo đó, một căn cứ quan trọng là xác định định mức tiết dạy của giáo viên để làm căn cứ xác định việc tính tăng giờ, tăng buổi theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông:
“Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
Video đang HOT
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;….”
Như vậy, bạn là giáo viên dạy ở cấp trung học cơ sở thì định mức tiết dạy của bạn là 19 tiết/ tuần và 665 tiết/năm học.
Thứ hai, quy định về tiết dạy khi bồi dưỡng học sinh giỏi
Hiện nay, tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không quy định cụ thể tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là bao nhiêu tiết mỗi tuần hay mỗi năm.
Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 11 văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT có nêu:
“Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
…b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
…d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục.”Theo đó, nếu việc bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức tiết dạy của giáo viên.
Theo như thư bạn trình bày, bạn được nhà trường phân công ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 mỗi tuần 6 tiết, khối 8 mỗi tuần 3 tiết sẽ thuộc trường hợp ở điểm d, khoản 2 Điều 11.
Theo đó, hiệu trưởng sẽ căn cứ tình hình thực tế quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Điều này có nghĩa đầu năm, Hiệu trưởng trường bạn sẽ ban hành kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, quy định số tiết bồi dưỡng mỗi tuần (kèm thời khóa biểu, kế hoạch bồi dưỡng,…) và trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận/huyện phê duyệt, thực hiện.
Nếu được cấp trên phê duyệt bạn sẽ hưởng tiền tăng giờ nếu dạy vượt định mức tiết dạy/năm học.
Thứ ba, nếu vượt giờ dạy sẽ được tính tăng giờ ra sao?
Nếu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị bạn được cấp trên phê duyệt thì bạn sẽ được hưởng tăng giờ nếu dạy vượt định mức tiết dạy/năm học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Theo đó, định mức giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở thực dạy 19 tiết/tuần x 35 tuần sẽ là 665 tiết/năm học, nếu bạn dạy chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi có số tiết bồi dưỡng vượt 665 tiết thì phần vượt đó được xem là làm thêm giờ, được chi trả chế độ tăng giờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, 1 tiết tăng giờ bằng 150% tiết dạy thông thường.
Trên đây là một số thông tin xin được tư vấn cùng bạn. Nội dung tư vấn có tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có quy đổi chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Van-ban-hop-nhat-03-VBHN-BGDDT-2017-che-do-lam-viec-doi-voi-giao-vien-pho-thong-355032.aspx
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-07-2013-TTLT-BGDDT-BNV-BTC-huong-dan-che-do-tra-luong-176067.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nhà vô địch Olympia Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Em hơi lười nên sắp xếp học, làm việc nhanh hơn!'
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 22 kết thúc với chiến thắng đầy xứng đáng của Đặng Lê Nguyên Vũ - chàng trai đến từ vùng đất Thái Bình.
Chàng trai quê lúa Thái Bình Đặng Lê Nguyên Vũ chiến thắng đầy kịch tính với tổng số điểm 205, trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên của tỉnh Thái Bình.
Nguyên Vũ được biết đến là học sinh giỏi nhiều năm liền và từng thi học sinh giỏi Toán, giành Huy chương Vàng Olympic tiếng Anh năm 2016. Đây cũng là 2/3 môn học cậu tự tin nhất với điểm trung bình đều trên 9,0 (Toán 9,7; Hóa 9,6; tiếng Anh 9,5). Ngoài ra, Nguyên Vũ còn sở hữu nhiều thành tích nổi bật như đạt Huy chương Bạc Olympic tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia, giải Ba cuộc thi tiếng Anh TOEFL Junior Challenge,....
Trước khi diễn ra trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia (2/10) vài ngày, thay vì tập trung toàn bộ thời gian để ôn luyện cho cuộc thi cam go, Nguyên Vũ vẫn đến trường học tập bình thường như các bạn ở lớp.
'Em tự nhận thấy mình có thế mạnh trong việc quản lý thời gian và sắp xếp thời gian. Vì vậy, sát ngày diễn ra trận chung kết, em cố gắng ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý để bảo đảm sức khỏe.
Em cố gắng rút kinh nghiệm từ những vòng thi trước, không để mất điểm trong những câu hỏi mà mình có thể trả lời đúng. Em không quá quan trọng 3 bạn chơi cùng mình mạnh đến đâu, mà cái em quan tâm nhất là mình có kiểm soát bản thân tốt hay không', Nguyên Vũ chia sẻ.
Nhờ những chuẩn bị kỹ lưỡng, Nguyên Vũ đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế một cách đầy ngoạn mục.
Nguyên Vũ giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia
Sinh ra trong gia đình có bố là bộ đội, mẹ làm cán bộ ngành lao động thương binh và xã hội nên từ nhỏ Nguyên Vũ đã được rèn luyện bản tính quyết đoán và tự giác, đồng thời ý thức được việc học, có sở thích đọc báo và xem tivi.
Nguyên Vũ biết đến và nuôi dưỡng ước mơ chinh phục cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia từ nhỏ. Trong quá trình ôn luyện để đi thi, Nguyên Vũ chủ động tham gia các hội nhóm, cộng đồng học sinh và tham dự chương trình trên Internet. Đồng thời, cậu bạn cũng đăng ký các trận đấu tập và lên chiến thuật tự ôn luyện.
Suốt hành trình "leo núi" Nguyên Vũ luôn giữ phong thái tự tin
Nói về phương pháp học tập, Nguyên Vũ cho biết: 'Em không có phương pháp nào quá nổi bật, chỉ là tập trung trên lớp, có điều gì mới hoặc thú vị thì ghi lại, và chăm xem thời sự, báo chí để bổ sung kiến thức xã hội.
Thực tế, em nghĩ em không quá chăm chỉ, thậm chí là hơi lười một chút. Do đó em luôn cố gắng sắp xếp thời gian để học và làm việc nhanh, để giải quyết được nhiều việc hơn, thu được nhiều kiến thức hơn'.
Ngoài việc học, Nguyên Vũ còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và luôn chủ động giao lưu với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, nam sinh này có sở thích chơi bóng đá, nghe nhạc và đọc sách. Cậu cũng là fan hâm mộ của Câu lạc bộ bóng đá Manchester United.
'Em thường xuyên xem bóng đá, kết quả của đội bóng mà em yêu thích tốt hơn trong thời gian gần đây cũng tiếp thêm năng lượng tích cực cho em để có được kết quả ngày hôm nay', Nguyên Vũ chia sẻ.
Nguyên Vũ cho rằng còn nhiều đỉnh cao khác mà mình cần phải chinh phục
Hiện Nguyên Vũ đang cân nhắc giữa việc thi cử và đi du học. Nhà vô địch Olympia cũng đã xác định được ngành học mình muốn theo đuổi và luôn dặn lòng phải cố gắng hơn nữa để thành công trong những mục tiêu sắp tới.
' Em không cho phép mình ngủ quên trên chiến thắng vì phía trước còn nhiều đỉnh cao em cần phải chinh phục. Thời gian tới, nếu du học, em sẽ lựa chọn theo học ngành Công nghệ thông tin, bởi em nghĩ rằng đây là một ngành có ứng dụng rất lớn trong tương lai, môi trường làm việc của ngành Công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong nước mà có thể làm việc toàn cầu với thu nhập đáng mơ ước', Nguyên Vũ nói.
Chia sẻ với Infonet về chiến thắng đầy tự hào của Nguyên Vũ, ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình cho hay: 'Tôi rất ấn tượng với hành trình giành vòng quyệt quế của em Đặng Lê Nguyên Vũ. Em đã giành chiến thắng rất ngoạn mục và chiến thắng đó là niềm tự hào của ngành giáo dục nói riêng, của tỉnh Thái Bình nói chung. Những gì Nguyên Vũ thể hiện trong hành trình giành vòng nguyệt quế đã khẳng định chất lượng giáo dục của Thái Bình đồng đều ở các khu vực, địa bàn, trường chuyên và trường không chuyên'.
Hé lộ nỗi vất vả 'không tên' của giáo viên ở thời điểm 'giao thời' đổi mới 'Nhiều khi sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình thì không sao, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học thì phải xử lý bằng tình huống sư phạm'. Liên quan đến việc triển khai dạy và học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở, Tạp chí điện...