Giải đáp băn khoăn khi lựa chọn ngành học
Tôi muốn cho con đi du học, nhưng ngành nào sau này sẽ tốt? Tôi thấy nhiều người học tài chính ngân hàng quá, liệu học về có việc làm không? Ngành nào sẽ khan hiếm nhân lực trong những năm tới? Ngành nào có mức lương cao?
Ngành nào dễ tìm việc làm và cho phép định cư tại nước sở tại? Ngành nào có tỷ lệ đỗ visa cao?…
Đây là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh cùng học sinh rất trăn trở mỗi mùa tuyển sinh du học.
1. Những công việc nào sẽ phát triển tại Việt Nam?
Theo PGS.TS. Lê Quân, Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự Việt Nam (CPO Club), các ngành nghề khan hiếm và có mức lương cao tại Việt Nam trong những năm tới là:
- Quản lý Y tế, bệnh viện (trước hết là quản lý các bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân, bán công, bệnh viện công lập, các trung tâm y tế, các phòng khám…). Cùng với quá trình nâng cao chất lượng và dịch vụ, rất nhiều cơ sở y tế cần cán bộ quản lý giỏi, có năng lực điều hành các hoạt động cung ứng dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Chất lượng đào tạo trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu và thường phải sử dụng nhân lực quốc tế
- Quản lý giáo dục. Giáo dục của Việt Nam đang trong quá trình xã hội hóa. Ngành giáo dục trong những năm tới cần nhiều nhân lực có tư duy và kỹ năng quản lý tốt nhằm cung ứng dịch vụ có chất lượng cho xã hội. Sự gia nhập của nhiều cơ sở giáo dục quốc tế, nhiều dự án đầu tư vào ngành giáo dục với sự ra đời nhiều đơn vị giáo dục tư thục chất lượng cao…sẽ cần nhiều nhân lực quản lý có trình độ. Khái niệm marketing, quản lý tài chính, quản lý dịch vụ… xuất hiện cùng với nhu cầu nhân lực quản lý trong ngành này.
- Quản lý trung tâm thương mại, bán lẻ, hậu cần kinh doanh, quản lý thương hiệu cao cấp,… Các trung tâm thương mại và siêu thị ra đời trên diện rộng kéo theo nhu cầu rất lớn về quản lý thương mại. Những ngành này mới lạ tại Việt Nam nên khả năng cung ứng trong nước không đáp ứng được nhu cầu. Du học và thực tập, tích lũy một số năm kinh nghiệm tại nước ngoài cho phép du học sinh có vị trí tốt khi gia nhập thị trường lao động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang phải sử dụng nhân lực quốc tế.
- Thiết kế thời trang và quản lý thời trang. Xã hội phát triển cùng với khả năng thanh toán ngày càng cao sẽ làm ngành thời trang và hàng cao cấp ngày càng phát triển. Nhân lực thiết kế, sáng tạo và quản lý kinh doanh trong các ngành này ngày càng gia tăng. Du học sinh với kiến thức và kinh nghiệm quốc tế sẽ cạnh tranh được với nhân lực nước ngoài tại Việt Nam.
- Quản lý thể thao, kinh doanh thể thao. Ngành nghề này rất phát triển tại các nước phát triển và cũng sẽ phát triển tại Việt Nam. Các câu lạc bộ, trung tâm thể thao, các giải quốc gia/quốc tế… cần được điều hành bởi nhân lực có trình độ cao. Những ngành này đào tạo trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng. Đây là các công việc không mới, nhưng chất lượng nhân lực ngày càng đòi hỏi cao và nhu cầu ngày càng lớn. Du học và có kinh nghiệm quản lý khách sạn và nhà hàng cao cấp là lợi thế lớn khi muốn có việc làm trong ngành khách sạn, nhà hàng.
2. Những ngành có công việc ổn định và thu nhập cao
Bên cạnh những ngành mới, những ngành truyền thống vẫn luôn có nhu cầu cao với nhân lực có kinh nghiệm quốc tế và có ngoại ngữ, có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Cụ thể như:
- Ngành quản trị nguồn nhân lực. Bình quân mỗi doanh nghiệp có nhu cầu 1 đến 2 vị trí quản trị nhân lực cao cấp. Mức lương bình quân các giám đốc nhân sự tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam chỉ đứng sau lương của ban Tổng giám đốc. Ngoài ngành Quản trị kinh doanh, cơ hội đặc biệt cũng dành cho sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các ngành xã hội, văn hóa, bảo tàng, ngoại ngữ, sư phạm…. có thể học chuyển tiếp thạc sỹ Quản trị nguồn nhân lực tại các nước phát triển.
Video đang HOT
- Ngành tài chính, quản lý quỹ, quản lý đầu tư. Những ngành này ưu tiên sử dụng nhân lực có trình độ quốc tế bởi Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thị trường tài chính, đầu tư quốc tế.
- Các ngành công nghệ, bác sỹ, dược sỹ… Đây là những ngành nghề truyền thống nhưng nhu cầu luôn lớn. Du học với bằng cấp quốc tế là lợi thế lớn bởi đào tạo trong nước luôn đi sau thế giới.
Ngày Nhân sự Việt Nam HRDay – Sự kiện thu hút hơn 2000 doanh nghiệp, doanh nhân do EduViet chủ trì tổ chức.
3. Tư vấn học đường với EduViet Global
EduViet Group là Tổ chức Tư vấn Giáo dục quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và doanh nghiệp. EduViet là đơn vị tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam (www.hrday.vn) với sự tham gia của hơn 2.000 doanh nghiệp hàng năm là đơn vị điều hành Diễn đàn Nhân sự Việt Nam (www.hrlink.vn). Xin tham khảo các website của EduViet để hiểu về năng lực của EduViet: www.eduviet.vn www.doanhnhancuoituan.vn www.duhoc360.vn.
Sự am hiểu thị trường lao động Việt Nam và nền giáo dục quốc tế của các chuyên gia giúp EduViet Global (đơn vị thành viên của EduViet Group) không dừng lại ở cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục du học, mà quan trọng hơn là tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh và gia đình. Đến với EduViet Global, phụ huynh và học sinh được cung cấp các dịch vụ toàn diện sau (không thu phí dịch vụ ):
Trắc nghiệm đánh giá thiên hướng nghề nghiệp. Với bài trắc nghiệm hơn 300 câu hỏi được sử dụng trong quản trị nhân sự, phụ huynh và học sinh biết được thiên hướng nghề nghiệp của con em mình để lựa chọn nghề phù hợp.
Sinh trắc học vân tay nắm bắt các năng khiếu bẩm sinh và định hướng nghề nghiệp. Từ 2 tuổi, vân tay ổn định và không thay đổi. Khoa học đã chứng minh được rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Mỗi người trong chúng ta đều có não bộ riêng, cách suy nghĩ và hành động khác nhau. Nhưng để tìm hiểu tại sao một người lại hành động thế này, còn người kia lại hành động như thế khác, một người có năng khiếu về lĩnh vực này nhưng người khác lại không…thì chỉ có một con đường duy nhất là nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện trên các đường vân trên ngón tay của mỗi người.
Tư vấn cá nhân bởi một chuyên gia giáo dục, có kinh nghiệm học tập và làm việc tại nước ngoài, am hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam và quốc tế. Chuyên gia sẽ tư vấn cho phụ huynh và học sinh về nghề nghiệp, lộ trình học tập phù hợp với học sinh, gia đình và nhu cầu xã hội.
Tư vấn du học (miễn phí hoàn toàn dịch vụ từ công chứng giấy tờ, thủ tục hồ sơ xin học, chứng minh tài chính, xin visa, nhà ở và hội nhập tại các nước sở tại). Với hệ thống đầy đủ tất cả các trường, từ phổ thông đến đại học, tại Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, Pháp, Singapore, Đài Loan… EduViet Global đảm bảo bằng thương hiệu và uy tín của mình về chất lượng dịch vụ.
Tư vấn xin học bổng du học. Với các học sinh có học lực và ngoại ngữ giỏi, EduViet Global sẽ tư vấn cho các lộ trình chuẩn bị ngay từ đầu cấp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết như học tiếng Anh, thi các chứng chỉ quốc tế, chuẩn bị hồ sơ… Các đối tác của EduViet Global sẵn sàng cấp học bổng cho học sinh có học lực và ngoại ngữ giỏi và có hồ sơ đáp ứng yêu cầu.
Tư vấn du học tại chỗ. Với các đối tác đại học trong nước, EduViet Global sẽ tư vấn cho học sinh nếu không đi du học, có thể lựa chọn các chương trình du học tại chỗ có chất lượng quốc tế, học phí Việt Nam tại Đại học Quốc gia, Đại học Thương mại, Học Viện Tài chính, Đại học Massey tại Việt Nam, Đại học Troy tại Việt Nam, Đại học Toulon – Var tại Việt Nam…
Chi tiết xin liên hệ:
- Hotline: 0936 528 386 (Ms Phương) – Email: duhoc@eduviet.edu.vn
- Văn phòng EduViet Global tại các thành phố:
Hà Nội: Lô B5, KĐT Nam Trung Yên, Q.Cầu Giấy. ĐT: (04) 6681.8757
TP.HCM: 19 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3. ĐT: (08) 3933 3550
Đà Nẵng: 14 Nguyễn Du, Q.Hải Châu. ĐT: (0511) 388 7997
Hải Phòng: 31 Điện Biên Phủ. (0982 426 432)
Nha Trang: số 1, Nguyễn Chánh. (0932198899)
Website: www.duhoc360.vn
Theo dân trí
Chọn ngành cho tương lai
Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới?
Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng - (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 của Ngân hàng Nhà nước)
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch - đầu tư, đến năm 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành công nghiệp - xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành dịch vụ tăng thêm hơn 3 triệu người. Riêng khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng ít nhất với khoảng 800.000 người. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo.
Khác biệt ngành thủy sản
Theo dự báo của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2011-2020, tỉ trọng nhân lực khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng nguồn lao động xã hội có xu hướng giảm nhanh. So với các khối ngành khác, đến năm 2020 tỉ lệ lao động của khối ngành này giảm gần 10% so với năm 2011. Tuy nhiên, số lượng lao động tuyệt đối vẫn chưa giảm đáng kể, thậm chí còn tăng chút ít. Dự báo số lao động qua đào tạo các loại của khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ đạt khoảng 27% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tương ứng với khoảng 7 triệu và 13 triệu người.
Tuy nhiên trong nhóm ngành này, thủy sản lại có sự khác biệt. Trong khi nhóm ngành nông, lâm nghiệp cũng như cả khối này tỉ lệ lao động qua đào tạo không cao thì nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành thủy sản vào năm 2020 sẽ lên đến 68%, chủ yếu là đào tạo nghề. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành thủy sản cũng có tỉ lệ tăng nhiều nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp.
Dự báo đến năm 2020, tổng lao động đã qua đào tạo của riêng ngành thủy sản cần đến 1,7 triệu người. Tốc độ tăng nhu cầu lao động của nhóm ngành thủy sản cũng vượt trội so với các ngành khác cùng nhóm ngành, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Trong khi tốc độ tăng nhu cầu lao động hằng năm của cả nhóm ngành này luôn ở mức dưới 0,5% thì nhóm ngành thủy sản tăng từ 2,21-3,8%. Điều này dẫn đến việc nhu cầu lao động của ngành thủy sản cũng tăng lên hơn 2,4 triệu người so với 1,9 triệu của năm 2011.
Ngành xây dựng tăng mạnh
Tổng số lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng được dự báo là gần 15 triệu người vào năm 2015 và tăng lên đến gần 20 triệu vào năm 2020. Trong đó, riêng lực lượng lao động đã qua đào tạo lần lượt sẽ là 11 và 16 triệu người. Trong số lao động được đào tạo, phần lớn vẫn là đào tạo nghề với tỉ lệ 82-85%, trong khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học có tỉ lệ giảm dần từ 17,9% còn 14,2%. Theo dự báo, tỉ lệ lao động được đào tạo bậc đại học chiếm khoảng 6,2%, trong khi đào tạo trung cấp chiếm 5,9% lực lượng lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng.
Trong khối ngành công nghiệp - xây dựng, nhu cầu lao động tăng nhiều nhất phải kể đến nhóm ngành công nghiệp chế biến. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này khoảng 7,5 triệu người. Tuy nhiên, đến năm 2015 ngành này sẽ cần đến hơn 9 triệu lao động và đến năm 2020 cần đến hơn 11 triệu người. Nhưng nếu xét về tốc độ tăng nhu cầu nhân lực thì phải kể đến ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, tăng gần 2 triệu người so với năm 2010. Đến thời điểm đó, tổng số nhân lực qua đào tạo ngành xây dựng xấp xỉ 3 triệu người, đến năm 2020 con số này là 5 triệu người. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000-500.000 người.
Ngược lại, các ngành thuộc nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng chậm, thậm chí giảm nhu cầu nhân lực. Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp khai thác sẽ giảm đều nhu cầu nhân lực từ nay đến năm 2020, mỗi năm giảm khoảng 100.000 người.
Dịch vụ cần lao động bậc cao
Cùng với khối ngành công nghiệp - xây dựng, nhân lực khối ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, sửa chữa động cơ, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... được dự báo sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo tính toán, nhân lực khối ngành này đến năm 2015 là 15 triệu người, tăng gần 2 triệu so với năm 2010, và đến năm 2020 tăng lên gần 17 triệu người, chiếm khoảng 27% tổng lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Đáng chú ý là số nhân lực qua đào tạo của khối ngành dịch vụ được đòi hỏi cao hơn hẳn so với các khối ngành khác. Dự báo đến năm 2015, số lao động khối ngành dịch vụ đã qua đào tạo khoảng 12 triệu người, chiếm đến 80% lực lượng lao động. Và con số này của năm 2020 là gần 15 triệu người, tương ứng với 87%.
Trong các bậc đào tạo, khối ngành dịch vụ cũng có đặc trưng khác các khối ngành khác với việc yêu cầu trình độ đào tạo khá cao. Trong khi các ngành khác cần một lượng lớn lao động được đào tạo thì khối ngành dịch vụ cần nhiều lao động được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Theo dự báo, nhu cầu lao động khối ngành dịch vụ được đào tạo đại học lên đến 25,9% vào năm 2020.
Một số ngành, lĩnh vực cụ thể đang được đánh giá là thiếu nhiều cán bộ chuyên môn như tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, du lịch... Đặc biệt, ở lĩnh vực môi trường, số cán bộ làm công tác này ở nước ta mới chỉ đạt 13 người/triệu dân, trong khi tỉ lệ này ở nhiều nước cao gấp đôi, thậm chí gấp hàng chục lần. Nhân sự ngành du lịch cũng được dự báo tăng khoảng 6,2%/năm. Đây là một tốc độ tăng khá cao, tạo cơ hội việc làm lớn cho những lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực này.
Phải học hành bài bản Các ngành như công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, năng lượng hạt nhân... đòi hỏi phần lớn người lao động phải được đào tạo, thậm chí là đào tạo cao đẳng, đại học trở lên. Với công nghệ thông tin, đây là lĩnh vực công nghệ cao và có xu hướng phát triển nhanh. Dự báo đến năm 2015, tổng số nhân lực công nghệ thông tin sẽ vào khoảng 550.000 người (hiện nay khoảng 350.000 người). Ở ngành ngân hàng, dự báo đến năm 2015, tổng nhân lực làm việc trong ngành này sẽ là 240.000 người, tăng gần 65.000 người so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 6,5%. Với tốc độ này, đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành sẽ lên đến hơn 300.000 người, nghĩa là tăng hơn 125.000 người so với hiện nay. Riêng ở ngành tài chính, nhu cầu lao động đến năm 2015 là gần 500.000 người. Trong đó, với đặc thù của mình, ngành tài chính đòi hỏi gần như 100% lao động phải qua đào tạo.
TS ĐỖ VIỆT HÀ - HÙNG THUẬT
Theo Tuổi trẻ
Nữ sinh Cần Thơ cùng lúc nhận 6 học bổng nước ngoài Trịnh Nhật An (quận Ninh Kiều), sinh viên năm 4 ngành Tài chính ngân hàng (ĐH Cần Thơ) đã nhận được các suất học bổng toàn phần tại 6 trường ĐH ở Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch. Trịnh Nhật An Đó là các trường: Vijie Brussel University (Bỉ), University of Copenhagen (Đan Mạch), Victoria University (New Zealand), University of Paris (Pháp), Jonkoping...