Giải đáp 4 câu hỏi lớn về vắc xin Covid-19
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu tiêm phòng vắc xin Covid-19. Song song đó nhiều thắc mắc về vắc xin cũng được đặt ra.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân tại New York, Mỹ – REUTERS
Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 tại TP. Vũ Hán (Trung Quốc), tính đến sáng 30.1, toàn thế giới đã có hơn 102 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 2,21 triệu ca tử vong, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Hiện nay, vắc xin vẫn được xem là hy vọng duy nhất để nhân loại chấm dứt đại dịch. Theo số liệu thống kê của tạp chí Nikkei Asia (Nhật), tính tới hôm 24.1, hơn 65 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giáo sư Emily Oster từ Đại học Brown (thuộc Ivy League – nhóm các trường đại học xuất sắc nhất nước Mỹ), trưởng dự án COVID-Explained (chuyên giải đáp những câu hỏi về Covid-19 bằng những thông tin khoa học), mới đây có bài chia sẻ trên trang TED Ideas để giải đáp phần nào những thắc mắc xoay quanh vắc xin Covid-19.
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca chính thức được cho phép nhập khẩu về Việt Nam
1. Vắc xin sản xuất nhanh, liệu có an toàn?
Theo Giáo sư Oster, về cơ bản, các loại vắc xin khi được đưa ra thị trường đều đã phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe, trong đó có những tiêu chuẩn an toàn. Chuyên gia người Mỹ cũng cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ phát triển vắc xin thường là do mức độ đầu tư tiền bạc và công sức. Trong khi đó, các loại vắc xin Covid-19 hiện nay đang là đối tượng ưu tiên hàng đầu của các chính phủ và ngành dược phẩm, do đó tốc độ phát triển nhanh hơn vắc xin thông thường.
Riêng tại Mỹ, đến nay đã có 2 loại vắc xin được cấp phép sử dụng khẩn cấp, một là của liên doanh Pfizer/BioNTech và một của Công ty Moderna. Cả hai loại vắc xin này đều đang cho thấy hiệu quả hơn 90% trong các thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của hàng nghìn người.
2. Khả năng bị nhiễm vi rút từ vắc xin?
Các chuyên gia của dự án COVID-Explained khẳng định điều này không thể xảy ra. Nhiều loại vắc xin truyền thống có thể sử dụng một dạng vi rút đã chết hoặc bị làm suy yếu để tạo ra phản ứng kháng thể cho cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn vắc xin Covid-19 hiện tại, đặc biệt là những loại đã được cấp phép sử dụng tại Mỹ, là vắc xin dạng mRNA.
Đây là loại vắc xin mới, không chứa vi rút mà chỉ chứa các mRNA, mang theo các mã hướng dẫn cách tạo ra loại protein đột biến cho tế bào của con người, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể.
Sáng 2.2: Thêm 1 ca mắc Covid-19 ở Hải Dương
3. Tác dụng phụ thường gặp là gì?
Giáo sư Oster cho hay so với những loại vắc xin khác, người tiêm vắc xin Covid-19 đang gặp phải nhiều tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, đây vẫn là những tác dụng phụ điển hình khi cơ thể người chủng ngừa.
Thông tin từ tập san Science Magazine cho thấy các tác dụng phụ tiêu biểu trên những người đã tiêm phòng vắc xin ở Mỹ là mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu. Trong đó, những triệu chứng này ở nhóm bệnh nhân tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech được báo cáo thấp hơn của Hãng Moderna.
4. Liệu vắc xin có thể chấm dứt đại dịch?
Đại diện dự án COVID-Explained cho hay ngay cả khi có đủ vắc xin cho cả thế giới, đại dịch này cũng sẽ kết thúc rất từ từ. Một phần nguyên nhân là do việc chủng ngừa sẽ không thể có hiệu quả ngay lập tức. Thêm vào đó, việc tiêm chủng vắc xin trên diện rộng sẽ mất rất nhiều thời gian. Một vài đối tượng đặc biệt như trẻ em hay phụ nữ mang thai cũng có thể được chủng ngừa muộn hơn, nhằm đảm bảo tính an toàn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý cần từ 70 – 80% dân số được tiêm chủng mới có thể đạt được tình trạng “miễn dịch cộng đồng”, từ đó làm chậm sự lây lan của đại dịch, và chắc chắn điều này khó lòng đến sớm.
Hiện tại, cách tốt nhất mà mỗi cá nhân có thể làm để giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng – trong lúc chờ đợi vắc xin là kiên nhẫn, rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, không tụ tập đông người và khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch.
Chăm sóc trẻ mắc thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra.
Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn vào các mùa trong năm, đặc biệt bùng phát mạnh trong mùa đông - xuân, ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng, 90% trường hợp mắc bệnh đều do chưa tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bệnh khởi phát có sốt nhẹ (có khi sốt cao 39-40 o C kèm viêm long đường hô hấp trên). Thời kỳ toàn phát, với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có đường kính từ l-3mm, chứa dịch trong; tuy nhiên, những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi bội nhiễm vi khuẩn thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Ngoài mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; trẻ lớn hơn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn. Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn thì mụn nước có thể để lại sẹo. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ vài mụn thủy đậu cho đến vài trăm mụn trên thân thể.
Cần đặc biệt chú ý chăm sóc khi trẻ mắc thủy đậu.
Thận trọng với biến chứng
Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng không chăm sóc và điều trị đúng, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng viêm da do bội nhiễm vi khuẩn: Khi các nốt mụn vỡ, hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, có mủ... gọi là bội nhiễm da thứ phát. Sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, rất khó hồi phục.
Biến chứng viêm tai (viêm tai ngoài, viêm tai giữa) viêm thanh quản, viêm phổi... Các mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm ống tai, mọc trong họng gây đau loét họng. Một số trường hợp nặng có thể viêm cầu thận cấp. Biến chứng nặng nhất là viêm não ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.
Phòng bệnh thế nào?
Người lớn có thể lây bệnh từ trẻ nếu chưa mắc hoặc chưa tiêm phòng, hoặc là trở thành trung gian truyền bệnh. Do đó, khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc sấy khô diệt khuẩn. Nên nhớ, bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Do đó cần cách ly người bệnh để đề phòng lây lan cho người xung quanh.
Làm gì khi con bị thủy đậu?
Thấy con bị thủy đậu, nhiều gia đình cho rằng chấm ngay thuốc xanh methylen vào các mụn nổi nốt. Việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ để sát khuẩn và làm se khô nốt giúp ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
Đặc biệt chú ý tới công tác chăm sóc: xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm. Vệ sinh da - giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím milian, mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ; vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý; vệ sinh tai mũi họng; ăn uống đủ dinh dưỡng, giàu các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cho rằng, khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ cần tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ do da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu:
Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80-90%) có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường không bị biến chứng.
Người được tiêm vắc xin vẫn có thể lây SARS-CoV-2? Những người được tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể lây truyền vi rút SARS-CoV-2 cho người khác, Giáo sư Jonathan Van-Tam, quan chức y tế cao cấp trong chính phủ Anh, cảnh báo. Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng ngừa Covid-19 - REUTERS Theo BBC dẫn lời Giáo sư Van-Tam, mọi người vẫn nên tiếp tục...