Giải cứu cụ bà 91 tuổi bị nhốt trong két sắt
Một cụ bà 91 tuổi người Pháp bị nhốt trong hầm tài sản của mình trong 23 giờ tại một ngân hàng, do nhân viên khóa cửa bên ngoài và bỏ quên cụ.
Chi nhánh ngân hàng BNP-Paribas ở Rennes, nơi cụ bà 91 tuổi bị nhốt trong két sắt cá nhân. Ảnh: Telegraph
Theo Telegraph, vụ việc xảy ra vào sáng ngày 7/9 khi cụ bà đến chi nhánh ngân hàng BNP-Paribas ở Rennes, miền Tây nước Pháp để kiểm tra két sắt cá nhân của mình. Theo đúng thủ tục, nhân viên ngân hàng đưa cụ vào bên trong và khóa cửa bên ngoài để đảm bảo an ninh.
Tuy nhiên, khi ngân hàng hết giờ làm việc, nhân viên này hoàn toàn quên mất bà cụ và khóa cửa ra về. Thật không may là vị khách già này lại không có điện thoại di động để liên lạc với bên ngoài. Người con trai đã báo cảnh sát địa phương khi không thấy bà cụ quay về nhà vào tối hôm đó.
Ông Pascal Serrand, cảnh sát trưởng khu vực cho biết sau khi loại trừ một số địa điểm ngân hàng bà cụ có thể đến, cảnh sát liên lạc với chi nhánh BNP-Parisbas đề nghị hỗ trợ tìm kiếm. “Chúng tôi không hy vọng có thể tìm thấy cụ ở đó, nhưng biết đâu bà cụ đang ở đó”, vị cảnh sát trưởng nói.
Video đang HOT
Hai nhân viên kiểm an ninh của BNP-Parisbas sau đó phát hiện có giọng nói yếu ớt vọng ra từ một két sắt cá nhân. Bà cụ được mở cửa hầm giải thoát vào 10h sáng ngày 8/9 trong tình trạng thể chất và tinh thần vẫn còn ổn định.
Cụ bà 91 tuổi nhanh chóng được đưa vào bệnh viện Pontchaillou ở gần đó để điều trị. Cảnh sát vẫn đang tiến hành làm rõ vụ việc “vì sao nhân viên lại quên bà cụ” và “tại sao hệ thống báo động bên trong két sắt không hoạt động”.
Nguyễn Tâm
Theo VNE
Thân với 'quan tham', nữ giám đốc lừa nghìn tỷ
Một phụ nữ từng có 3 tiền án về lừa đảo, trộm cắp lại dễ dàng kết thân với Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Phát triển VN tại Đắk Lắk - Đắk Nông để móc ngoặc lừa vay tiền, cùng các đồng phạm chiếm đoạt tới hơn 1.058 tỷ đồng của 3 ngân hàng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông vừa hoàn tất báo cáo tổng kết chuyên án TD225, sau gần 4 năm điều tra. Bản báo cáo dài 21 trang, cô đúc toàn bộ nội dung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk-Đắk Nông (viết tắt: VDB ĐLĐN).
Một cây xăng của Cty Minh Nhật bị công an niêm phong.
Vai "đầu tàu" trong vụ án lừa đảo này được xác định thuộc về Cao Bạch Mai (54 tuổi), từng có tới 3 tiền án về các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ, trộm cắp tại các tỉnh An Giang, Long An. Năm 2000, Mai dạt về Tây Ninh làm công nhân cạo mủ cao su được 4 năm sau đó lên Đắk Nông thuê nhà và mở Cty Minh Nhật, thuê một tiếp viên nhà hàng tên Nguyễn Thị Kim Loan làm giám đốc.
Tôi cùng nhiều doanh nghiệp khác ở 2 tỉnh Đắk Lắk- Đắk Nông khi triển khai các dự án thuộc danh mục được vay ưu đãi từ VDB, đem hồ sơ đến trình lãnh đạo VDB ĐLĐN đều bị từ chối khéo. Trong khi đó, những Cty dỏm, dự án ma lại vay cả trăm, cả nghìn tỷ rất dễ dàng.
Ông Nguyễn Quyền, Giám đốc Cty Thủy điện Mê Kông
Với bề dày kinh nghiệm hối lộ, Mai dễ dàng kết thân với một số cán bộ có chức quyền và biến thành cò các dự án. Ít lâu sau, Mai lập thêm Cty Nhật Tân, cho người tình tên Lê Văn Tâm làm Giám đốc, rồi lập dự án xây nhà máy chế biến mủ cao su ở huyện Cư Jút
Khi vỏ bọc khá kín, Mai công khai ngồi vào ghế Giám đốc Cty Minh Nhật, bán lại pháp nhân Cty Nhật Tân cho Trần Thị Xuân (49 tuổi, một cò ngân hàng chuyên cho vay nặng lãi ở Đắk Lăk). Sau vài lần hối lộ trót lọt cho ông Vũ Việt Hùng (Giám đốc VDB ĐLĐN), lợi dụng chủ trương của Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường 4 - 5%, bộ ba Mai-Xuân-Hùng nhất trí bắt tay để trục lợi.
Để có hợp đồng xuất khẩu (HĐXK) vay vốn trong khi Cty thực chất chỉ mua bán nội địa, Mai thuê một người tên Từ Đại Hùng sống ở Trung Quốc đứng ra thành lập Cty Quan Heng đóng tại tỉnh Nam Ninh, chuyên ký khống và đóng dấu Cty này vào hàng trăm tờ giấy A4 tuồn về cho Mai điền nội dung giả HĐXK, lập khống chứng từ thu mua cà phê, làm giả các hóa đơn, thuế GTGT, tờ khai hải quan... rồi dùng các bộ hồ sơ giả đó vay tiền VDB ĐLĐN.
Thấy kiếm tiền dễ, Mai kéo thêm nhiều vây cánh vào cuộc, trong đó có Nguyễn Thị Ngân (56 tuổi, Giám đốc Cty Thủy Ngân ở huyện Đắk Song), Nguyễn Thị Vân (55 tuổi, Chủ nhiệm HTX Sông Cầu ở huyện Cư Jút). Vẫn bằng chước hối lộ và hồ sơ giả, các nữ tặc này đã lừa vay tiếp của Ngân hàng TMCP Phương Đông 530 tỷ đồng, vay Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội 50 tỷ. Kết thúc chuyên án, cơ quan chức năng xác định các bị can đã chiếm đoạt hơn 1.058 tỷ đồng.
Cũng theo kết quả điều tra, trong vụ án này, riêng ông Vũ Việt Hùng (Giám đốc VDB ĐLĐN) đã nhận hối lộ tổng cộng gần 100 tỷ đồng, 1 ôtô BMW trị giá 3,2 tỷ đồng cho con trai đứng tên. Ngoài ra, thân nhân ông Hùng còn sở hữu nhiều lô nhà đất trị giá hàng chục tỷ đồng khác, mà các chứng cứ khó thu thập đủ, khiến các điều tra viên ... bó tay.
Theo công bố của Thanh tra Chính phủ, cho đến thời điểm 10/1/2013, VDB đã ẵm nợ xấu hơn 38,1 nghìn tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra, hầu hết khuyết điểm, vi phạm và tình trạng nợ xấu tăng cao chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan, việc kiểm tra, kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ của NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính còn hạn chế.
Theo vietbao
Bắt một bảo vệ ngân hàng lừa đảo Ngày 31.1, Công an TX.Phước Long (Bình Phước) đã tạm giữ hình sự Hoàng Tiến Ngọc (36 tuổi, ngụ 243/35A Nguyễn Xí, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) là bảo vệ của Chi nhánh Ngân hàng Sacombank - Phước Long về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trước đó, biết bà Trần Thị Thân (45 tuổi, ngụ ấp 1, xã Đức Liễu, Bù...