Giải bài toán thiếu giáo viên, trường lớp quá tải
Ngành GD-ĐT đang đối mặt với 2 vấn đề lớn. Đó là thực trạng cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và thiếu GV trầm trọng.
Trường THCS Phước Thắng (TP. Vũng Tàu) là một trong những cơ sở giáo dục đang quá tải trường lớp. Trong ảnh: Đoàn khảo sát do ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn khảo sát tại Trường THCS Phước Thắng (TP. Vũng Tàu). Ảnh: HUYỀN TRANG
Đau đầu với bài toán thiếu nhân sự
Năm học 2022-2023, tình trạng thiếu GV, cán bộ quản lý giáo dục do không được giao đủ biên chế theo định mức quy định và khan hiếm nguồn tuyển là nỗi niềm chung tại tất cả các địa phương.
Tại TP. Vũng Tàu, tổng nhu cầu GV còn thiếu cho năm học là 308 người. Trong đó, thiếu 102 GV MN, 150 GV TH và 55 GV THCS. Đặc biệt việc tuyển GV các bộ môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục ở cấp TH và THCS rất khó khăn do không có nguồn tuyển.
Tại huyện Long Điền, năm học 2022-2023, biên chế được giao là 1.586 người, giảm 16 người so với năm học trước. Trong khi đó, biên chế hiện có của ngành GD-ĐT huyện là 1.487 người, thiếu tới 99 biên chế từ MN tới THCS.
Bà Dương Yến Phượng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Long Điền cho hay, hiện nay, số lượng HS các cấp học ngày càng tăng nhưng số lượng người làm việc được giao còn thiếu so với định mức. Khi giảm 10% biên chế sẽ dẫn tới không đủ GV để giảng dạy, các trường phải dồn lớp dẫn đến sĩ số HS tăng cao gây khó khăn cho GV trong việc giảng dạy chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Bà Phượng cho biết thêm, việc tuyển dụng của địa phương hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. GV các bộ môn: Tiếng Anh, Thể dục, Tin học, Tổng phụ trách đội cấp TH, THCS không có nguồn tuyển và không bảo đảm trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019. Cùng với đó, công tác thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý mất khá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà trường khi “khuyết” Ban Giám hiệu.
Cùng chung nỗi niềm, tại TX. Phú Mỹ, tổng số biên chế được giao cho năm học 2022-2023 là 1.681 người, giảm 17 người so với năm học trước. Số biên chế hiện có còn thiếu 148 người so với biên chế được giao. Tuy nhiên, nếu các cơ sở giáo dục sắp xếp lớp bảo đảm đúng sĩ số theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT thì số biên chế cần tăng thêm là 338 biên chế.
Nói về khó khăn trong công tác tuyển dụng, ông Nguyễn Quý Phúc, Trưởng Phòng GD-ĐT TX. Phú Mỹ cho biết, hiện nay, nguồn tuyển GV không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh nguyên nhân ứng viên không bảo đảm chuẩn trình độ theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 thì số lượng người đăng ký cho các vị trí cũng không nhiều. Hiện nay, UBND thị xã đang triển khai kế hoạch tuyển dụng đợt 1 cho 94 chỉ tiêu. Thế nhưng, tính đến ngày 9/8 chỉ có… 21 người đăng ký tuyển dụng.
Trường lớp chưa theo kịp yêu cầu
Dù được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, nhưng do nhiều nguyên nhân, năm học 2022-2023, ngành GD-ĐT tiếp tục phải đối mặt với thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhiều trường xuống cấp, không theo kịp yêu cầu thực tế.
Trường MN Châu Pha 2 (TX. Phú Mỹ) được đưa vào hoạt động chưa đầy 1 năm đã bộc lộ những bất cập do thiết kế, xây dựng, nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp. Ảnh: KHÁNH CHI
Bước vào năm học mới, Trường THCS Phước Thắng (TP. Vũng Tàu) tiếp tục là trường có sĩ số HS cao “ngất ngưởng”: trung bình 51 HS/lớp, lớp cao nhất là 53 HS (theo quy định, mỗi lớp bố trí không quá 45 HS). Trong khi sĩ số HS bỏ xa quy chuẩn thì các phòng học khu A, B của trường lại có diện tích chật hẹp, chỉ 48m2. Tại các phòng học của trường, bàn ghế kê sát bục giảng, các dãy bàn kê sát nhau không có lối đi.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, năm học 2022-2023, sĩ số HS Trường TH Mỹ Xuân (TX. Phú Mỹ) cũng lên tới 52 em/lớp. Ông Huỳnh Công Tạo, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do trường gần địa bàn khu công nghiệp, dân số tăng cơ học nên số HS hàng năm tăng “chóng mặt”. Năm học 2022-2023, dự kiến tổng số HS của trường lên tới hơn 2.100 em, số lượng HS ra lớp thực tế vượt khoảng 100 em, tăng thêm 2 lớp so với chỉ tiêu. Trong khi trường lớp đã quá tải, không thể tăng lớp, nhà trường buộc phải dồn HS lớp 2, lớp 5 để bố trí được 9 lớp 1.
Năm học tới đây, Trường TH Mỹ Xuân có tổng số 44 lớp nhưng chỉ có hơn 30 phòng học nên buộc phải cải tạo phòng bán trú làm phòng học. “Những phòng học được cải tạo từ phòng bán trú có đặc điểm là hẹp và dài, chiều rộng chỉ 5 m, trong khi chiều dài lên tới 12m, lại không có cửa sổ ở hai bên. Trong phòng học chuyển đổi công năng này, GV rất khó khăn trong giảng dạy vì không gian không phù hợp, HS ngồi cuối phòng khó có thể nhìn bảng hoặc nghe giảng.
Còn tại Trường TH Nguyễn Văn Trỗi (TX. Phú Mỹ), năm học 2022-2023, toàn trường có tổng số hơn 900 HS/19 lớp. Trong khi sĩ số “tiêu chuẩn” ở bậc TH là 35 HS/lớp thì tại ngôi trường này, sĩ số HS mỗi lớp xấp xỉ 48 em.
Theo bà Lê Thị Ánh, Hiệu trưởng nhà trường, số phòng học hiện có của trường là 13 phòng, trong đó đã tính cả 2 phòng được chuyển đổi từ phòng Thư viện-Thiết bị và phòng Hội trường. Còn số phòng học thực tế mà nhà trường cần để bảo đảm công tác tổ chức giảng dạy là 19 phòng. Để khắc phục tạm thời, nhà trường đã phải tận dụng cả… nhà xe làm phòng học. Hiện nay, trường chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và chưa thể bố trí mỗi lớp 1 phòng học đối với khối 1, 2, 3 để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, năm học 2022-2023, ngành GD-ĐT tiếp tục đối mặt với bài toán thiếu GV nhưng không có nguồn tuyển, biên chế không được giao thêm với trường thành lập mới. Hiện tại do thiếu nguồn tuyển, nên toàn ngành còn trống hơn 1.100 biên chế; tổng số GV, nhân viên cần tuyển mới cho năm học mới gần 680 người, song các địa phương đều chưa tuyển đủ.
Trường học không vận động tài trợ để hỗ trợ thu nhập cho giáo viên
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn về việc tiếp nhận tài trợ đối với các cơ sở giáo dục và kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
Theo đó, Sở này yêu cầu việc tiếp nhận tài trợ của các đơn vị trường học phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, tài trợ tối thiểu đối với phụ huynh, không lợi dụng việc tài trợ để ép buộc đóng góp, không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục.
Các cơ sở giáo dục vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa... Các nhà tài trợ được khuyến khích thực hiện đầu tư, xây dựng theo hình thức "chìa khóa trao tay", mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho trường học.
Học sinh Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) tham gia một hoạt động ngoại khóa ở sân trường
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không vận động tài trợ để chi trả thù lao giảng dạy, các khoản chi trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên...
Lãnh đạo các trường cần mở rộng các đối tượng vận động tài trợ, không tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh.
Về kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các khoản kinh phí ủng hộ của người học hoặc gia đình người học được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không sử dụng các khoản kinh phí của Ban Đại diện cha mẹ học sinh vào các mục đích mua sắm máy móc trang thiết bị, bảo vệ cơ sở vật chất, khen thưởng giáo viên, hỗ trợ công tác quản lý...
Đặc biệt, lãnh đạo các trường học không nhận ủy quyền hoặc thay mặt sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
Trước đó, ngày 23-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác đầu năm học 2022-2023 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, toàn bộ các nội dung và mức thu các khoản thu dịch vụ trong nhà trường được giữ nguyên so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2021-2022.
Các khoản thu gồm có mức thu trường tiên tiến, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú...
Chủ động điều chỉnh tuyển sinh theo quy định chung Dựa trên những dự kiến thay đổi của Bộ GD&ĐT trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, các cơ sở giáo dục đại học sẽ có những điều chỉnh phương án tuyển sinh nhằm bảo đảm phù hợp với quy định chung. Trường ĐH Luật TPHCM tư vấn, tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh: Website của trường Điều chỉnh kỹ thuật Theo dự...