Giải bài toán mẫu thuẫn doanh nghiệp – sinh viên
KTĐT – Việc gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp (DN) đang là vấn đề mà nhiều trường đại học đang lung túng. Tại hội thảo Chung tay giải quyết việc làm tân sinh viên diễn ra hôm 6/6, mô hình Học kỳ doanh nghiệp đã được đề xuất…
Sinh viên không xác định học xong ra làm gì
Thật sự có phải nền kinh tế đang trì trệ, suy thoái dẫn đến tình trạng trên 174 ngàn cử nhân thất nghiệp? Thực tế cho thấy những người có bằng cử nhân đi làm việc tại các DN chưa phải là nhiều. Những người giỏi được các DN săn đón lại càng khan hiếm. Trong khi những người chưa có tay nghề lại không sẵn sàng để bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết trong khi nhu cầu tuyển dụng của các DN lại rất nhiều.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Đưa ra mâu thuẫn lớn nhất giữa sinh viên và DN, ông Hoàng Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO cho rằng, một phần vấn đề là học sinh, sinh viên không xác định học xong ra làm gì. Vì thế nhiều kiến thức được học trong nhà trường các em chỉ coi như để trả bài, thi lấy bằng. Các em không xác định được mức độ quan trọng của từng nội dung học đối với nghề nghiệp tương lai của mình. Đó là chưa kể, nhiều em có thái độ gian dối trong thực tập, thường ra ngoài copy báo cáo thực tập để làm thành sản phẩm của mình.
Mâu thuẫn thứ hai đó là nhiều sinh viên cho rằng, DN không sẵn sàng đào tạo, nhưng thực tế DN rất muốn. Hơn nữa, nhiều em tốt nghiệp loại giỏi cho rằng kiến thức trong nhà trường đã đủ, không cần phải học thêm.
Trong khi đó DN lại cứ thích tuyển những người đã biết công việc rồi. Ông Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: Vậy, những người chưa có kinh nghiệm, chưa biết làm việc thì đi đâu? Tại sao DN không có chính sách nuôi “gà” từ khi các em còn học năm cuối THPT hay năm thứ 3, 4 đại học? Hay DN tạo điều kiện cho các em đi thực tập?
Phản biện lại ý kiến từ phía DN, Nguyễn Thị Kim Anh – sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, chương trình đào tạo trong nhà trường rất sát với thực tế. Vấn đề đặt ra là tại sao các bạn không học được kiến thức thực tế trong nhà trường? “Em thấy các bạn trường em học khá nhàn, ôn thi theo đề cương là làm được bài. Nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc với chúng em. Trong khi đó, các anh chị khóa trên đi thực tập chỉ được DN giao làm mấy công việc lặt vặt như pha trà, rót nước”- Kim Anh bộc bạch.
Rất cần mô hình đào tạo song trùng
Như vậy, nguyên nhân của mâu thuẫn mất cân bằng trên thị trường giáo dục đang nằm trong quá trình phân công và tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông (TTĐTCNTT&TT) đã làm việc với các DN để đề xuất mô hình DTS – Đào tạo song trùng – được áp dụng khá phổ biến và thành công ở châu Âu.
Với mô hình này, DN và nhà trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Tại Việt Nam cũng đã có DN triển khai mô hình này. Chẳng hạn Học viện Công nghệ Veda chuyên đào tạo lập trình viên cung cấp cho nhiều DN trong và ngoài nước đã ứng dụng mô hình: Veda đào tạo – sinh viên trả phí bằng tháng lương đầu tiên mà DN tiếp nhận chi trả.
Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO cũng được TTĐTCNTT&TT triển khai mô hình này trong hai năm với các nhóm nghề internet marketing, nhân sự, hành chính. Đã có hàng trăm lượt sinh viên tham gia mô hình này.
Tại hội thảo này, đại diện các công ty ICANDO cho rằng Học kỳ doanh nghiệp kéo dài 6 tháng toàn thời gian cũng là chương trình nên được tổ chức cho sinh viên đi học kỹ năng nghề nghiệp và thực hành công việc, tạo ra giá trị, bù học phí là nhu cầu bức thiết. Đây cũng là giải pháp thực tiễn nhất cho mâu thuẫn hiện nay trên thị trường lao động.
Theo KTĐT