Giải bài toán giảm sĩ số học sinh/lớp tại Thủ đô
Địa phương có số lượng HS đông nhất thành phố là quận Hoàng Mai với 92.000 HS. Theo ông Trần Quý Thái – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, số HS vào các lớp đầu cấp năm học 2020 – 2021 trên địa bàn tăng hơn 3.000 em so với năm học trước.
Học sinh Trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai).
Nếu theo quy định của Điều lệ Trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành không quá 35 HS/lớp đối với cấp tiểu học, không quá 45 HS/lớp đối với cấp THCS quận Hoàng Mai còn thiếu khoảng 30 trường.
Giải pháp được ngành GD-ĐT quận đưa ra là tiếp tục tiến hành học luân phiên thứ 7. Ở khối tiểu học, chỉ có Trường Tiểu học Mai Động thực hiện học 2 buổi/ngày ở tất cả các lớp. Các trường khác tiến hành học từ 7 – 10 buổi/tuần có luân phiên thứ 7, trong đó ưu tiên khối lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Còn bà Trịnh Thị Dung – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho hay, tất cả trường công lập trên địa bàn đều có quy mô HS lớn. Đơn cử, số HS vào lớp 6 năm học 2020 – 2021 là hơn 4.100 em, nếu giao chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng điều lệ trường học chỉ có hơn 3.500 em được nhận.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Diễm – Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình thông tin: Quận Ba Đình có tình trạng chênh lệch về quy mô HS giữa các trường học. Trong khi Trường THCS Giảng Võ có 3.000 HS (bao gồm nhiều em học trái tuyến), một số trường lại gặp khó khăn khi tuyển sinh.
Quận đã chỉ đạo các đơn vị rà soát số HS trong độ tuổi, lưu ý những nơi thường có số HS học trái tuyến cao; tổ chức phân tuyến tuyển sinh phù hợp để hạn chế hiện tượng chênh lệch quy mô HS giữa các trường.
Trước mắt, năm học 2020 – 2021, quy mô tuyển sinh của Trường THCS Giảng Võ sẽ giảm 2 lớp so với năm học trước và sẽ giảm dần theo lộ trình. Ngoài ra, quận đang cải tạo, xây mới 16 trường học, góp phần đáp ứng chỗ học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy, học ở những trường còn khó khăn về tuyển sinh.
Ông Phạm Gia Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết: Năm học 2020 – 2021, ngành Giáo dục quận phấn đấu giảm sĩ số mỗi lớp từ 2 đến 3 HS so với năm học trước. Có 5 trường học đang cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí 356 tỷ đồng nhằm kịp thời đưa vào sử dụng.
Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định: Với hơn 2 triệu HS, 2.700 trường học như hiện nay, về cơ bản Hà Nội có đủ chỗ cho HS học. Hiện tượng sĩ số HS/lớp cao hơn so với quy định xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Nguyên nhân cơ bản do một số nơi có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, hệ thống trường lớp chưa kịp đáp ứng.
TPHCM tăng hơn 54.000 học sinh trong năm học 2020-2021
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 và công tác chuẩn bị năm học mới 2020-2021.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 trong giờ học tại phòng thực hành STEM. Ảnh minh hoạ
Theo đó, trong năm học 2020-2021, TP.HCM dự kiến tăng 54.645 học sinh.
Trong đó, số học sinh tăng nhiều ở cấp THCS với gần 28.000 học sinh, tập trung ở một số quận, huyện: 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi do đang giai đoạn đô thị hoá nhanh, tình trạng dân số tăng cơ học cao. Tiếp theo là THPT tăng hơn 14.038 học sinh, ở bậc mầm non tăng 3.668 học sinh, tiểu học tăng gần 9.000 học sinh.
Năm học mới trên địa bàn TP dự kiến có khoảng 2.348 trường học với tổng hơn 1.7 triệu học sinh và gần 81.000 giáo viên.
Theo Sở GD-ĐT, năm học 2019-2020, số học sinh không có hộ khẩu tại TP là 377.769 em. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm.
Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học. Việc gia tăng số học sinh nêu trên dẫn đến tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách Thành phố.
Hiện nay, địa bàn một số quận, huyện có nhiều trường có quy mô trên 40-50 học sinh/lớp, phần nào gây hạn chế trong công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.
Học sinh tại TP.HCM tham gia hoạt động thể thao sau giờ học.
Dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2020 tất cả 90 dự án với 1.371 phòng học mới (trong đó số phòng học tăng thêm là 868 phòng).
Qua đó, năm học 2020 - 2021, thành phố vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn (kể cả trường hợp không có hộ khẩu thành phố) đủ chỗ học.
Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Sở GD-ĐT đã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học. Đến cuối năm 2019, đã đạt 288 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.
Số học sinh quá đông, nhiều trường khó đạt chuẩn quốc gia Sĩ số học sinh vượt nhiều lần so với quy định trường học chuẩn quốc gia khiến không ít trường học ở Hà Nội dù có chất lượng dạy và học tốt, được nhiều phụ huynh tín nhiệm, nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Thủ Lệ, quận Ba Đình .Ảnh: HÀ THU Quận...