Giấc mộng vàng ở lục địa đen
Ghana vừa trục xuất 4.500 người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp để hành nghề khai thác vàng song vẫn không ngăn được làn sóng di dân ào ạt đến đất nước xếp thứ hai châu Phi về trữ lượng vàng này để mong được trúng mánh, đổi đời.
Hầu hết dân đào vàng bị trục xuất nói trên là người huyện Thượng Lâm, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Tại sao là dân Thượng Lâm chứ không phải người từ các nơi khác?
Chưa ai biết có bao nhiêu người Thượng Lâm tới Ghana khai thác vàng. Chính quyền Thượng Lâm ước đoán khoảng 20.000 nhưng dân trong nghề nói không dưới 50.000 người. Tan Xinhua, một nhà đầu tư khai thác vàng sa khoáng ở Ghana thuộc thế hệ 8X, nhận xét: “Nơi nào có vàng, nơi đó có người Thượng Lâm”. Tất nhiên, Tan cũng là người Thượng Lâm.
Thượng Lâm là một trong những huyện nghèo nhất đất Quảng Tây nhưng trong lịch sử Trung Quốc thì nổi tiếng về sản xuất vàng và nghề truyền thống khai thác vàng trên sông. Cuối những năm 1990, có tin đồn phát hiện mỏ vàng mới ở Thượng Lâm. Thế là nông dân tứ xứ ồ ạt kéo đến đây tìm vàng.
Tại Ghana, nơi Tan Xinhua ở có tên là Kumasi. Anh đến đây từ năm 2010. Ba năm đầu, Tan không về quê, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại về thăm hỏi cha mẹ. Anh phấn đấu trở thành triệu phú trong ngần ấy thời gian – một ước mơ không quá cao xa vì đã có vài người làm được.
Thành quả của một ông chủ bãi vàng người Thượng Lâm ở Kumasi – Ghana. Ảnh: CBH
Tan kể: “Người Thượng Lâm chúng tôi tuy nhỏ con nhưng có tinh thần đoàn kết keo sơn, có ý chí vượt qua mọi trở ngại. Người phương Bắc cao to vẫn phải kiêng sợ chúng tôi. Mỗi khi dân miền Đông Bắc (Trung Quốc) xung đột với dân Thượng Lâm, cảnh sát địa phương không dám can thiệp. Họ phải cầu viện quân đội đến giúp”. Tính cách đó giải thích vì sao người Thượng Lâm – hầu hết là cư dân các trấn Minh Lượng, Đại Phong và Kiều Hiền – làm bá chủ các bãi vàng vừa và nhỏ, hợp pháp lẫn bất hợp pháp tại Kumasi, Ouasi, Dakui và Jiaokui ở Ghana. Họ thường không đi một mình mà đem theo cả họ hàng, thân thích.
Cuộc di dân của người Thượng Lâm đến Ghana bắt đầu từ năm 2005 và đạt đỉnh cao vào năm 2010 sau khi có tin đồn một người Thượng Lâm bán nhà cửa, đất đai được 5 triệu nhân dân tệ (NDT) đầu tư khai thác vàng ở Ghana và kiếm được 100 triệu NDT (1 NDT = 3.453,54 đồng) chỉ sau 3 năm.
Video đang HOT
Những người Trung Quốc đầu tiên đến Ghana khai thác vàng là dân tỉnh Hắc Long Giang. Kế đến, từ cuối những năm 1990, là dân các tỉnh Hồ Nam, Hà Nam và Phúc Kiến. Tuy nhiên, số người làm giàu được từ vàng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mãi đến khi “biển người” Thượng Lâm đổ bộ vào đất nước Tây Phi này thì mới có nhiều người phất lên cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành khai thác vàng sa khoáng ở Ghana.
Ghana có nhiều mỏ vàng lớn nổi tiếng thế giới từ lâu như Newmont, Gold Fields, Anglogold và Ashanti do các công ty Anh, Mỹ khai thác. Các mỏ vàng sa khoáng vừa và nhỏ không thích hợp với thiết bị của những công ty này, còn kỹ thuật đãi vàng của người địa phương thì lạc hậu và kém hiệu quả.
Ba năm, kiếm được gần 50.000 USD
Kể từ năm 2005, “phường vàng” Thượng Lâm đã làm thay đổi cơ cấu khai thác vàng ở Ghana. Máy bơm cát đãi vàng có hiệu suất rất cao được coi là “vũ khí bí mật” của người Thượng Lâm. Họ không bao giờ truyền lại cho ai, kể cả người Trung Quốc ngoài huyện.
Một bí quyết thành công khác của người Thượng Lâm là mối quan hệ hữu hảo với các trưởng tộc địa phương. Muốn mở một bãi vàng mới, họ chỉ cần trả cho trưởng tộc từ 20.000 đến 30.000 đồng nội tệ cidi (1 cidi = 10.305 đồng) gọi là “phí tham gia thị trường” và 10.000 cidi lương hằng tháng.
Riêng Tan Xinhua, hiện ở Ghana, anh có khoảng 30 người là họ hàng, bạn đồng môn và thân hữu. Năm đầu, Tan làm công cho một ông chủ công ty khai thác vàng sa khoáng, cũng là người đồng hương. Tháng 11-2011, anh mới bắt đầu khởi nghiệp, mua tổng cộng 10 ha đất với giá 25.000 cidi.
Một ngày phải đãi được ít nhất 100g vàng sa khoáng ở Ghana thì mới sống được. Ảnh: REUTERS
Theo luật về khai thác mỏ ở Ghana, mỏ nào có diện tích dưới 10 ha thì chỉ dành cho người địa phương. Tuy nhiên, người Thượng Lâm đã sớm tìm được cách để lách luật. Tan Xinhua tiết lộ: “Chỉ cần quan hệ tốt với trưởng tộc là được. Ông ta có đất và giấy phép khai thác vàng. Chúng tôi chỉ “giúp” ông ấy một ít tiền mà thôi”.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bãi đất mua của trưởng tộc không có vàng? Tan cười lớn: “Người Thượng Lâm chúng tôi nhìn sơ qua đất là biết ngay có vàng hay không. Nghề truyền thống của chúng tôi mà!”. Tan mướn 5 người đồng hương và 2 người Ghana biết chút ít tiếng Choang – sắc tộc chủ yếu của người Thượng Lâm – để làm việc tại bãi vàng của anh. Lương trả cho người địa phương là 12 cidi/ngày, vị chi mỗi tháng khoảng 280-300 cidi, cao gấp 3 lần thu nhập bình quân của người Ghana ở các ngành khác.
Thu nhập của người Thượng Lâm tất nhiên cao hơn nhiều. Mỗi tháng, Tan trả cho họ lương cơ bản là 6.000 NDT. Cấp tổ trưởng còn được thưởng 2%-3% tính trên số lượng vàng đãi vượt chỉ tiêu. Riêng ông chủ họ Tan kiếm được 300.000 NDT (48.000 USD) sau 3 năm khai thác vàng.
Theo VNE
1.200 người Việt bị giữ ở Nga: Cảnh lều trại
Khoảng 1.200 người Việt Nam vừa bị bắt do nhập cư bất hợp pháp ở Nga. Những chỗ tạm giam đã chật ních nên Nga mở ra một khu lán trại tập trung cho họ.
Chiến dịch chống kiều dân bất hợp pháp ở Moscow bắt đầu sau vụ một gây gổ ngày 27/7: Cảnh sát đã đến chợ Matveev để bắt Mahomed Mahomedov, kẻ bị tình nghi thực hiện hành vi cưỡng dâm. Những người họ hàng từ Dagestan của người này can thiệp và kết quả là một cảnh sát phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Băng ghi hình về vụ lộn xộn phát tán trên internet. Tổng thống Nga Vladimir Putin triệu tập họp khẩn cấp về vấn đề hình sự ở các tụ điểm buôn bán lớn.
Từ ngày 29/7, cảnh sát bắt đầu đột kích các khu chợ ở thủ đô. Mặc dù có những người tham gia vụ ẩu đả đã là công dân Nga, dân nhập cư bất hợp pháp là những người bị cảnh sát bắt trước hết. Tại một nơi khác, khu vực kho ở ngõ Irtuishkj, 1.400 người bị bắt cùng một lúc, phần lớn trong số này là người Việt Nam. Tất cả số người này làm việc ở các "xưởng may đen".
200 lều bạt được dựng lên trên mặt đường nhựa, chứa được khoảng 900 người.
Cả 3 điểm tạm giam nhập cư bất hợp pháp ở thủ đô bỗng chốc chật ních. "Người bị giam ở các đồn cảnh sát, &'chuồng khỉ', trong cả các phòng làm việc. Mất vệ sinh kinh khủng- hàng chục người nhét vào những chỗ chật chội, không có chỗ rửa ráy" - lãnh đạo trung tâm thông tin pháp luật "Kiều dân và pháp luật" Gavar Djuraeva nói với phóng viên của Kommersant - "Tùy trực ban ở đồn cảnh sát, người thì cho phép liên lạc, người tịch thu cả chăn đắp". Theo lời bà Djuraeva, những người nhập cư ấy sẽ bị giam giữ cho đến khi ra tòa, sau đó, còn ít nhất là 10 ngày kháng cáo, "họ muốn về nước, họ có tiền mua vé, nhưng họ chưa được về".
Kết quả là lãnh đạo Nội vụ Liên bang tại Moscow tiến tới quyết định chưa từng có - bên cạnh những xưởng may, nơi những người Việt Nam từng làm việc, ở ngõ Irtuishskj, họ mở ra một khu tập trung lán trại cho những người bị bắt.
Ngay trên mặt đường nhựa có 200 lều bạt quân sự. Những người bị bắt, phần lớn là người Việt Nam, vài người Ai cập, Siri, có cả người Afgannistan, ngủ trên những chiếc giường 2 tầng. Trong số họ có cả gia đình có trẻ nhỏ chơi ở cửa lều. Bên cạnh bức tường dày là có một trăm buồng vệ sinh tự hoại, xa hơn là dãy bếp dã chiến nấu kiều mạch với thịt hầm. Kommersant được cho biết, Cơ quan đối phó các tình huống khẩn cấp Moscow thực hiện công việc rất tốn kém này.
Người Việt được cho ăn kiều mạch, thứ mà dạ dày họ không quen
Khu tập trung được trù định cho 900 người. Trưa ngày 4/8 lãnh đạo Nội vụ Liên bang tại Moscow cho biết trong các lều đã có hơn 500 người nước ngoài. Tuy nhiên, theo lời những người bảo vệ luật pháp, xe bus chở người bị bắt đến suốt ngày. "Tiêu chuẩn mặt bằng không được tuân thủ, người trong các lều không đủ không khí để thở, mặt đường nhựa thay cho sàn nhà" - lãnh đạo quỹ "Hỗ trợ công dân" Svetlana Gannushkina nói với Kommersant - "Người Việt được cho ăn kiều mạch, thứ mà dạ dày họ không quen, họ cần cơm, không thì người nào cũng bị nôn mửa".
Nhưng lời phàn nàn của những nhà hoạt động xã hội không phải ở chỗ đó. "Khu tập trung này không có qui chế pháp định nào cả, - bà Gannuishkina nói. - Theo luật, người bị mất tự do chỉ ở những nơi nhất định như đồn cảnh sát, nhà tù, nơi tiếp nhận đặc biệt. Thành ra, ở Moscow, ở chỗ chúng ta, nơi giữ những người mất tự do lại chẳng có cơ sở luật pháp". Thực thế, bộ phận báo chí của lãnh đạo Bộ Nội Vụ Liên Bang tại Moscow không thể giải thích cho Kommersant cơ chế luật pháp của trại tập trung. Trưởng ban báo chí Andrej Galiakberov thông báo với Kommersant rằng "phòng luật đang làm việc về vấn đề này" và yêu cầu gửi lời chất vấn chính thức.
Bên trong một căn lều.
Cùng lúc, Cơ quan kiều dân liên bang đã soạn thảo xong dự luật cần thiết để giải quyết vấn đề về giam giữ nhập cư bất hợp pháp. Tài liệu này nói về sự cần thiết thành lập ở Nga hệ thống toàn diện "các cơ quan giam giữ công dân nước ngoài thuộc diện trục xuất hành chính hoặc trục xuất khỏi biên giới Liên bang theo quyết định của tòa".
Hiện nay, ở Nga có 21 điểm tiếp nhận nơi đang giam giữ nhập cư bất hợp pháp. Các điểm tiếp nhận này do Bộ Nội vụ quản lý, nhưng từ ngày 1/1/2014, cơ quan kiều dân có trách nhiệm giải quyết những việc này. Trong tờ thuyết minh cho dự luật này, Cơ quan Kiều dân Liên bang đề nghị thành lập 83 tổ chức đặc biệt ở 81 chủ thể của Liên Bang Nga. Để thực hiện điều này cần tăng biên chế của bộ lên 4.661 cán bộ.
Theo khampha
TQ: Đâm đầu qua kính ô tô, may mắn sống sót Một phụ nữ ở Trung Quốc đã may mắn sống sót sau khi đầu của cô đâm xuyên qua kính chắn gió ô tô trong một vụ tai nạn giao thông. Lính cứu hỏa tìm cách đưa người phụ nữ bị mắc kẹt đầu trên kính chắn gió ra khỏi xe ô tô. Vụ tai nạn xảy ra khi một chiếc xe du...