Giấc mộng kỳ lạ của ông lão canh lăng chúa Nguyễn
Cứ mỗi khi có kẻ đào trộm mộ, ông Lô đều được một ông lão mặc đồ hoàng tộc hiện về báo mộng.
Triều đại nhà Nguyễn một thời đầy oai hùng đã lùi vào dĩ vãng, ngoài những lăng vua triều Nguyễn được trùng tu bảo tồn thì hầu hết những lăng chúa Nguyễn dường như đã bị lãng quên. Tuy nhiên, có một ông lão mặc dù không phải là con cháu dòng dõi hoàng tộc vẫn ngày ngày tận tụy chăm sóc, bảo vệ lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Đó là ông Nguyễn Lô, hậu duệ của những người mộ phu tham gia xây dựng lăng các vua, chúa thời Nguyễn.
Chúa được mai táng tại thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trên lối chính dẫn vào khuôn viên của lăng chúa Nguyễn là một túp lều nhỏ được dựng bằng tranh tre nứa lá rất đơn sơ nằm chắn ngang trên con đê nhỏ, bên bao bọc bởi hồ sâu. Đó là túp lều của người gác lăng Nguyễn Lô.
Tay vấn điếu thuốc, ánh mắt của ông Lô nhìn đăm chiêu, giọng nói chậm rãi: “Ở đây, quanh năm ít người qua lại lắm, chỉ mình tui ở để trông coi lăng cho Ngài thôi, lâu lâu mới có con cháu của Ngài đến lăng”. Lăng chúa Nguyễn Phúc Thái nằm heo hút giữa núi rừng, ít người lai vãng trừ con cháu trong dòng tộc đến thắp hương mà thôi. Còn đối với khách du lịch thì càng không, bởi lăng chúa không có giá trị về mặt kiến trúc, không bề thế, nguy nga như lăng các vua.
Ông Nguyễn Lô kể rằng, tổ tiên của ông đã mấy đời trông coi, gìn giữ cho lăng của chúa. Đối với ông đó không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm mà là sự vinh dự của dòng họ, tổ tiên mình được chúa ban cho. Cả cuộc đời của lão Lô đã sống và gắn bó với mảnh đất này, với lăng mộ. Ông cũng như các bậc cha anh của mình vẫn ngày ngày làm cái công việc trông nom, chăm sóc, bảo vệ Ngài hoàng như bảo vệ gia sản quý giá của mình.
Video đang HOT
Ông vẫn còn nhớ trước đây, trong thời chiến tranh loạn lạc, lăng mộ của chúa bị bỏ hoang phế, không ai chăm sóc, bảo vệ, lại bị thời gian, bom đạn tàn phá nhiều nên không còn được nguyên vẹn, đổ nát nhiều. Nói đến đây, ông chua chát nói: ” Trong chiến tranh loạn lạc tàn phá thì không nói làm gì, đến khi thời bình, cũng chỉ mới đây cỡ 10-15 năm, có nhiều người dân thiếu ý thức còn phá tường lấy gạch về làm nhà, có không ít kẻ xấu vẫn rắp tâm đào mộ bằng được. Tui làm công việc này là tự nguyện, tui không cần người ta trả lương, chỉ mong sao lăng của Ngài hoàng được bảo tồn, gìn giữ để lại cho con cháu đời sau mà thôi”.
Mặc dù đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm (82 tuổi) nhưng trông ông Lô vẫn còn khỏe. Ngoài công việc hàng ngày là trông coi mấy hồ cá của gia đình quanh lăng, thì ông vẫn không quên nhiệm vụ quét dọn, thắp hương vào những ngày rằm, ngày giỗ và bảo vệ lăng khỏi sự phá phách của kẻ xấu.
Theo lời của ông lão thì lăng của Ngài ở đây linh thiêng lắm, người dân quanh đây đều rất tôn kính. Những kẻ đã trót xâm phạm lăng chúa đều có kết cục không mấy tốt đẹp.
Ông Lô tiết lộ rằng, đã có nhiều kẻ đào trộm mộ đã đến lăng Ngài hoàng đào 2-3 lần nhưng không thành vì có người báo mộng cho ông biết để cản trở hành động của chúng. Không chỉ mơ thấy người đó báo mộng một lần mà nhiều lần, mà đặc biệt lần nào cũng chính xác. Mặc dù là người từng kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ và cũng từng một mình sống bám trụ giữa núi rừng hoang vu nên ông không tin vào chuyện ma quỷ hay báo mộng là gì. Tuy nhiên, khi đến sống và bảo vệ ở Lăng này ông mới cảm thấy không có chuyện gì là không xảy ra cả.
Ông kể: “Một đêm cách đây đã lâu, lúc đó chừng 2h sáng, tui đang nằm ngủ mê man thì trong giấc mơ bỗng hiện lên một ông lão vận đồ hoàng tộc ngày xưa bằng màu đỏ, râu tóc bạc phơ đến đánh thức tui, bảo có kẻ đang đào trộm lăng. Tỉnh dậy, đến gần lăng tui nghe có tiếng đào bới, biết là bọn trộm nên giả vờ đánh tiếng, bọn chúng biết bị lộ nên bỏ đi, không đào nữa.”
Ông tâm sự: “Mặc dù tui biết công việc của tui rất nguy hiểm nhưng tui không hề sợ, vì tui tin các Ngài sẽ phù hộ cho việc làm đúng của tui. Nếu còn sống thì tui vẫn còn bảo vệ lăng của Ngài”.
Dù không phải là người được nhà nước giao nhiệm vụ trông coi lăng, cũng không phải là người làm công ăn lương như những bảo vệ lăng các vua, lão Lô chỉ xem đó là công việc được các chúa Nguyễn giao phó cho tổ tiên truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đình không chỉ có ông mà còn có người con cả là anh Nguyễn Cường cũng nối nghiệp cha tự nguyện làm bảo vệ không lương cho lăng chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chúa Nguyễn Phúc Thái sinh năm 1649, mất năm 1691, trị vì chỉ được 4 năm (1687-1691), là chúa Nguyễn đời thứ 5 trong lịch sử Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Thái nổi tiếng là ông hoàng rộng rãi, yêu dân như con, ông đã ban hành nhiều sắc lệnh rất tiến bộ hợp lòng dân như giảm thuế, giảm nhẹ hình phạt nghiêm khắc, trọng dụng người tài. Chúa Nguyễn Phúc Thái cũng chính là người đã đã tuyên chỉ quyết định dời đô từ phủ Kim Long về làng Phú Xuân, và nơi này về sau trở thành kinh đô của nước Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn (thành phố Huế ngày nay).
Theo Datviet
Cái bang cười: Giấc mộng mùa đông
Người ăn xin tỏ ra thương cảm với tất cả đồng nghiệp nếu giả sử mai này có trở thành tỷ phú.
1. Mùa đông rét mướt, hai gã ăn mày ngồi nghỉ 'giữa giờ' trong công viên. Một người lên tiếng:
- Nêu mày có 1 tỷ USD, mày sẽ làm gì?
- Có 1 tỷ USD à? Tao nghĩ tao sẽ rải thảm nhung ở tât cả các gâm câu và ghê đá trong công viên để nằm cho đỡ lạnh...
Ảnh minh họa
2. Một phụ nữ hỏi đứa bé hành khất:
- Sao cháu lại đứng đây mà không đến trường?
- Dạ thưa bà, cháu đến trường nhưng không ai cho cháu đồng nào cả!
Theo Datviet
Dị nhân Việt có biệt tài tìm đồ mất cắp Sau khi hỏi thông tin, chỉ với con dao và tờ giấy, ông Sửu tìm được người thân hoặc tài sản của người bị mất tích. Ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của ông Dương Ngọc Đại, cựu Bí thư xã Chi Lăng, Lạng Sơn, khá nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích. Năm nay ông Sửu gần 90 tuổi,...