Giấc mơ Trung Quốc: Cơ hội và những rủi ro
Giấc mơ Trung Quốc là gì? Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình xác định nó như là mong muốn của người dân “có cuộc sống tốt đẹp như những người khác trên thế giới”.
Đây là lời nhắc nhở quan trọng rằng, dù Trung Quốc giờ đây là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì sự thịnh vượng họ có chưa được chia sẻ một cách rộng rãi.
Và, đó là sự nhạy cảm, tổn thương nguy hiểm. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc muốn giữ vững sự kiểm soát chính trị, họ phải trao quyền rộng rãi hơn cho một nền kinh tế thời kỷ nguyên số, họ cũng phải khiến hàng trăm triệu người Trung Quốc ra nhập tầng lớp trung lưu. Đây là phép thử không hề đơn giản với các chính sách trong nước của Trung Quốc.
Điều này cũng là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Sự ràng buộc giữa Bắc Kinh với các chính phủ khác không chỉ bắt nguồn từ các tham vọng địa chính trị hay ý thức hệ, mà còn là nhu cầu tạo ra sự tăng trưởng, lợi nhuận, tạo ra việc làm để ổn định xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của người dân và củng cố quyền lực của đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng ý thức rõ rằng, kể cả khi mức sống của người dân được gia tăng thì bất ổn xã hội cũng không hoàn toàn chấm dứt. Và họ phải tìm ra các con đường hướng sự bất mãn ấy ra thế giới bên ngoài thay vì là nhằm vòa các quan chức chính trị. Hiểu rõ thực tế này là điều rất quan trọng để dự doán những gì Trung Quốc sẽ làm ở châu Á cũng như trên thế giới.
Đầu tư tốn kém
Chiến lược đầu tư “hướng ngoại” của Bắc Kinh tới nay đã có một số kết quả rõ ràng – ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin – trong nỗ lực tiếp cận các nguồn hàng hóa, bảo đảm hoàn vốn đầu tư, thiết lập đồng minh ngoại giao và tạo việc làm cho nhiều công nhân Trung Quốc tại các dự án cơ sở hạ tầng mà nhiều khi họ sẵn sàng đứng ra chi trả. Tuy vậy, rủi ro và những thách thức theo đó cũng ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Ảnh: Reuters
Năm 2011, Sudan chia hai. Đây là quốc gia mà các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đổ hàng tỉ USD để tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng. Sự chia tách đặt ra lời cảnh báo rằng, Bắc Kinh sẽ phải chấp thuận những rủi ro chính trị cao độ để bảo vệ những khoản đầu tư ở các nước kém ổn định.
Về mặt quản trị chính quyền, sự bất mãn của người dân với lối sống của nhiều quan chức Trung Quốc đã làm cho khả năng kiểm soát dòng chảy thông tin và quản lý tư tưởng, quan điểm của dân chúng ngày càng gặp khó khăn.
500 triệu công dân mạng, hơn 300 triệu có blog đòi hỏi sự cập nhật liên tục để theo kịp với sự bùng nổ thông tin điện tử, làn sóng bất mãn của dân chúng và các hậu quả đi kèm thường vượt qua ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Người Trung Quốc cũng như những người dân ở mọi nơi khác, đều mơ ước không chỉ về sự thịnh vượng mà còn về một nền quản trị tốt. Kỳ vọng và sự thất vọng có thể tạo ra một phí tổn chưa từng có. Vấn đề này sẽ là lực cản cho những cải cách mà Trung Quốc cần thực hiện để hoàn tất giấc mơ về một xã hội hiện đại và thịnh vượng.
Trong “cơ” có “nguy”
Nới lỏng kiểm soát thông tin trong nước có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc chuyển hướng bất mãn của người dân từ quan chức nội địa tới các nhân tố bên ngoài mà Bắc Kinh gọi là “thế lực thù địch bên ngoài”. Nhưng việc nới lỏng ấy cũng tạo môi trường thuận lợi để dân trao đổi thông tin, bình luận về nhiều vấn đề tồn tại trong nước.
Các dự án cho phép cùng phát triển công nghệ năng lượng sạch, hợp tác nghiên cứu khoa học và phối hợp chiến lược để giảm thiểu xung đột trong thế giới phát triển sẽ giúp cho Bắc Kinh và nhiều đối tác có mối quan hệ tốt đẹp hơn; nó cũng khiến cho thế giới bên ngoài Trung Quốc hưởng lợi hơn từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và giảm thiểu những cuộc đối đầu tốn kém.
Tuy nhiên, những người ngoài cuộc cũng cần “rào giậu” cuộc chơi của họ. Đa dạng hóa quan hệ, lập các “trục xoay” giữa nhiều đối tác chính trị và thương mại… đang trở nên ngày càng quan trọng tại Đông Á. Khu vực này đã chứng kiến nhiều quốc gia, chính phủ hành động để tránh phụ thuộc quá sâu vào Trung Quốc và các thị trường của họ.
Ví dụ như Indonesia vẫn giữ quan hệ thương mại mạnh mẽ với cả Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và thậm chí là Ấn Độ đang từng bước thắt chặt quan hệ với như một phép thử trước tham vọng chiếm ưu thế khu vực của Trung Quốc. Giấc mơ của lãnh đạo Trung Quốc là một đất nước ổn định, thịnh vượng, hiện đại và là nơi họ duy trì hoàn toàn sự kiểm soát chính trị. Thành công trong phát triển kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự ổn định của kinh tế toàn cầu.
Nhưng vì chính sách đối ngoại mà Bắc Kinh đang theo đuổi khiến họ trở nên dấn sâu hơn ở những điểm nóng phức tạp nhất trên thế giới – đôi khi Trung Quốc còn hành xử gây hấn khiến láng giềng phải hoài nghi về các mục tiêu phát triển hòa bình – nên bất kỳ cách tiếp cận nào với Trung Quốc cần được nhìn nhận thận trọng về cả cơ hội cũng như rủi ro mà nó tạo ra.
Theo Dantri
Hỗ trợ xây nhà ở cho người có công với cách mạng
Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở; 20 triệu đồng/hộ nếu phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Chính phủ vừa ban hành quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thân nhân liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh; bệnh binh...
Về mức hỗ trợ, các đối tượng đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách trước đây) được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tương và thay mới mái nhà ở.
Người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
Nguồn vốn hỗ trợ được huy động từ nhiều nguồn, trong đó có nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với hộ độc thân thì có thể xây dựng diện tích tối thiểu là 24m2); đảm bảo "3 cứng" (nền cừng, khung - tường cứng, mái cứng).
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 15/6/2013.
Theo Dantri
71.000 hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở "Người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở". Đó là một nội dung tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15-6-2013. Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở...