Giấc mơ quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam
Đây là tâm huyết của PGS.TS Trần Thị Lý hiện đang làm việc tại Khoa Giáo Dục, Đại học Deakin (Australia), đồng thời là nhà nghiên cứu tiềm năng của Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Australia (Australian Research Council).
PGS.TS Trần Thị Lý
Công tác ở nước ngoài nhưng các nghiên cứu của chị lại liên quan nhiều đến Việt Nam?
Công việc chính của tôi ở trường là khởi xướng và điều hành các dự án nghiên cứu khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu sinh. Các nghiên cứu và công bố khoa học này tập trung vào các chủ đề liên quan nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung như đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; quốc tế hóa giáo dục đại học; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động và nâng cao năng lực làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp.
Tôi cảm thấy rất may mắn vì được làm công việc mình yêu thích, đặc biệt công việc đó càng có ý nghĩa khi liên quan đến Việt Nam.
Tại sao chị đặc biệt quan tâm đến nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ góc độ quốc tế?
Quốc tế hóa giáo dục có vai trò cốt lõi trong việc đào tạo ra được một lực lượng lao động có tầm nhìn, kỹ năng, kiến thức và phẩm chất (Attribues) hội nhập quốc tế, tạo chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam, bao gồm cả việc có chương trình được quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có một chế tài, chiến lược ở tầm quốc gia cũng như chính sách liên ngành thiết thực để hỗ trợ các trường phát huy được tiềm năng và nguồn lực trong việc quốc tế hóa giáo dục để nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý và nghiên cứu cũng như phát huy tối ưu tác động tích cực của giáo dục đại học để tạo ra những thay đổi trong xã hội.
Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy được khả năng quốc tế hóa giáo dục đối ứng (reciprocal internationalization) và toàn diện (comprehensive internationalization), thay vì chỉ là nước nhập khẩu giáo dục (hiện nằm trong top 10 nước cung cấp sinh viên du học cho các nước như Anh, Mỹ Australia và Canada) hay quốc tế hóa manh mún, co cụm, chỉ tập trung vào vay mượn chương trình và vào việc dùng tiếng Anh làm phương tiện hướng dẫn (instruction medium).
Việt Nam cũng hoàn toàn có tiềm năng là một điểm đến thu hút sinh viên quốc tế, đặc biệt các khóa học ngắn hạn và thực tập. Điều đó thể hiện qua việc năm 2017 Việt Nam là điểm đến đứng thứ 8 cho các khóa học ngắn hạn và thực tập của sinh viên Australia trong chương trình Colombo mới (New Colombo Plan). Năm 2018, chúng ta trở thành điểm đến thứ 6 và hiện vươn lên thành điểm đến được ưa chuộng thứ 4 của sinh viên Australia, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ và trước cả Nhật.
Theo chị, cần làm gì để có thể quốc tế hóa giáo dục đại học thành công ở Việt Nam?
Video đang HOT
Tôi nhận thấy quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam gần đây có nhiều biến chuyển tích cực và đang đần chuyển sang một trong những hoạt động chiến lược của một số trường, chứ không còn là vấn đề bên lề nữa.
Điều quan trọng là cần xây dựng một chính sách quốc gia về quốc tế hóa, các chương trình và khung hành động cụ thể để hỗ trợ thực hiện việc quốc tế hóa; một khung quản lý để đảm bảo, kiểm định chất lượng; một môi trường mang tính hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, các trường đại học; đầu tư vào việc tạo động lực nội bộ cho việc hợp tác quốc tế, giúp cán bộ giảng viên hiểu được giá trị của việc này.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học trong việc hội nhập quốc tế và quốc tế hóa giáo dục, chuẩn bị các nguồn lực mạnh hơn để hỗ trợ việc xây dựng năng lực và phát triển chuyên môn về quốc tế hóa cho cán bộ giảng viên. Bởi vì, đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong việc quốc tế hóa giáo dục, khuyến khích sự lãnh đạo, ủng hộ cho quốc tế hóa ở cấp độ khoa, trường và ngành.
Những mô hình và sáng kiến có hiệu quả về quốc tế hóa ở cấp độ trường, các vùng khác nhau trong nước cần được ủng hộ, chia sẻ và quảng bá thông qua một kênh tổng thể để các trường có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cũng nên tận dụng tiềm năng của việc dịch chuyển sinh viên theo chiều hướng ngược lại, từ các nước phát triển sang Việt Nam để thực tập hay học tập ngắn hạn.
Về tính linh hoạt, Việt Nam nên đầu tư các khóa học ngắn hạn/thực tập/các mô hình giao thoa tham quan học tập, thực tập và trải nghiệm văn hóa/giảng dạy bằng tiếng Anh/các chươngtrình sáng tạo và linh hoạt/các chương trình được quốc tế công nhận. Ngoài ra, cần một chiến lược ở cấp độ ngành và trường để thúc đẩy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt cho các chương trình học tập và thực tập ngắn hạn.
Việt Nam cũng cần có sự hợp tác đa ngành gồm giáo dục, du lịch, ngoại giao và các tổ chức liên quan để thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục và thành lập một tổ chức chuyên nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát việc quốc tế hóa của giáo dục Việt Nam.
Đâu là điểm mạnh của Việt Nam để phát huy trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, thưa chị?
Thuận lợi nhất của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay là có một thế hệ sinh viên và giáo viên năng động, nhanh nhạy và sẵn sàng học hỏi sáng tạo để nắm bắt những khuynh hướng mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chị đánh giá như thế nào về vai trò kết nối của người Việt ở nước ngoài với sự phát triển của đất nước?
Trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế và dưới tác động của toàn cầu hóa, việc kết nối, xây dựng và sử dụng những tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là giới trí thức, có thể tạo ra những đóng góp hữu ích cho sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.
Việc thiết lập mạng lưới tri thức người Việt toàn cầu dựa trên nguyên lý tuần hoàn chất xám, các giá trị cốt lõi được các bên đồng thuận và sự hợp tác liên ngành, liên bộ (ví dụ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao) là điều cần thiết vì điều này không chỉ tạo ra sự kết nối của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với đất nước mà là nền tảng cho sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, các quốc gia và các nền kinh tế.
Xin cảm ơn chị!
PGS Trần Thị Lý là người duy nhất trong ngành giáo dục Australia được trao giải thưởng uy tín Nhà khoa học tiềm năng (Future Fellowship) của Ủy Ban nghiên cứu khoa học Australia, là chủ biên cuốn sách cùng nhiều tác giả mang tên “Giáo dục đại học Việt Nam, tính linh hoạt, tính lưu động và tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức toàn cầu”. Chị vừa nằm trong danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam 2018 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
Theo baoquocte
Trường học ở Triều Tiên dạy gì cho thế hệ trẻ?
Học sinh Triều Tiên học những môn tương tự trẻ em các nước khác. Đặc biệt, giáo dục nước này chú trọng truyền lại tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho người trẻ.
Triều Tiên thực hiện phổ cập giáo dục và chính phủ hỗ trợ học phí. Tỷ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt hơn 99%. Trẻ em trải qua một năm mẫu giáo, 4 năm tiểu học, 3 năm THCS và 3 năm THPT.
Trẻ em bắt đầu đi học năm 5 tuổi và thường tốt nghiệp năm 16 tuổi. Sau đó, họ có thể chọn vào đại học.
Chương trình giáo dục ở Triều Tiên chú trọng cả học thuật lẫn chính trị. Trẻ được tiếp xúc các môn học tương tự học sinh các nước khác.
Các môn học chính được dạy gồm Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Lịch sử, Âm nhạc, Thể dục, Thủ công (thường là thêu).
Theo Guardian, Ngoại ngữ được dạy từ cấp THCS. Hai ngôn ngữ phổ biến là Tiếng Anh và Tiếng Nga.
Giáo dục Triều Tiên cũng chú trọng các môn khoa học và công nghệ. Những môn học này giúp học sinh chuẩn bị cho tương lai trở thành kỹ sư, nhà khoa học hoặc các ngành nghề khác cần thiết để phát triển đất nước. Ảnh: Reuters.
Đặc biệt, năm 10 tuổi, các em tham gia Hội Học sinh. Việc kết nạp thường diễn ra vào năm lớp 3 tiểu học. Đầu tiên, những học sinh giỏi nhất được chọn. Tiếp đó, những em còn lại lần lượt tham gia hội. Cũng từ năm này, các em bắt đầu đeo khăn quàng đỏ khi đến trường.
Là một phần trong chương trình giáo dục đặc biệt dành cho nhân tài, năm 1984, Triều Tiên thành lập trường THPT số 1 tại Bình Nhưỡng. Một năm sau, mỗi tỉnh có một trường THPT số 1. Tại đây, những học sinh tài năng được hưởng quá trình giáo dục toàn diện với chất lượng giáo viên và tài liệu giảng dạy tốt hơn so trường thông thường.
Sau khi hoàn thành chương trình trung học, học sinh có thể theo học lên đại học. 3 trường đại học lớn nhất ở nước này là ĐH Koryo Sungkyunkwan, ĐH Kỹ thuật Kin Ch'aek và ĐH Kim II Sung.
Một điều đặc biệt trong chương trình giáo dục ở Triều Tiên là ở mọi cấp học, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc được chú trọng truyền lại cho thế hệ trẻ. Mỗi trường học đều có ảnh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật.
Nguồn: Korea Konsult
Trái ngọt STEM đưa sang Hàn Quốc Xuất khẩu chương trình giáo dục của Việt Nam ra nước ngoài là câu chuyện nhiều người đã nghĩ đến, nhưng mới chỉ là giấc mơ. Sau một thời gian vật lộn xây dựng, khẳng định chương trình giáo dục tích hợp STEM tại Việt Nam, "trái ngọt" dành cho TS Đặng Văn Sơn - giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội,...