Giấc mơ Harvard thành hiện thực của chàng lính Mỹ
Dù đồng đội cười ồ khi biết Martinez nộp đơn vào Harvard, anh chứng minh rằng người lính có thể hội tụ đủ cả thể lực và trí tuệ.
Bức tường trong tòa thị chính City Hall ở thành phố Indio, California (Mỹ) có một tấm biển liệt kê hơn 50 tên người phục vụ trong quân đội từ gia đình của Richard Martinez III.
“Danh sách bắt đầu từ chiến tranh Mỹ – Mexico. Tôi là cái tên cuối cùng, lính bộ binh thế hệ thứ tư”, Martinez, cựu chiến binh Mỹ phục vụ trong Binh chủng nhảy dù 82 nói trên tờ Harvard Gazette ngày 27/3.
Không ai nghĩ chàng trai 21 tuổi sẽ trở thành sinh viên Đại học Harvard sau khi xuất ngũ.
Con đường không giống ai
Martinez lớn lên trong một khu phố nhỏ ở Fresno, California, là con trai của hai giáo viên. Chàng trai 21 tuổi nhớ lại ngày nhỏ, có một chiếc xe tải từ Fresno thường đưa người lao động ra đồng, từ những đứa trẻ 8 tuổi đến những người 60 tuổi. Một vài đứa trẻ không đến trường vì phải làm việc để phụ giúp gia đình. Đó là hình ảnh phổ biến suốt thời thơ ấu và khiến anh mệt mỏi khi nghĩ về.
Trang Fresnobee cho biết, từ khi còn là học sinh trung học cơ sở, cậu bé Martinez với cuốn sách luôn trên tay quyết định ngày nào đó sẽ theo học tại một trường đại học Ivy League. Nhiều trẻ em trong khu phố của Martinez chưa bao giờ nghe nói về Harvard, nhiều người lớn không tin giáo dục là một lựa chọn.
Để đạt được mục tiêu, anh tham dự một trường trung học ở địa phương vốn nổi tiếng với những giải vô địch quốc gia Academic Decathlon (cuộc thi thường niên về thử thách trí tuệ).
Richard Martinez III tham gia cuộc thi Academic Decathlon của bang California năm 2012 cùng đội thi trường trung học. Ảnh: Fresnobee
Trong thời gian ở đó, anh giúp đội thi của trường mình liên tục giành giải, đồng thời đoạt danh hiệu vô địch cá nhân cấp quốc gia về đấu vật, bộ môn anh theo đuổi từ năm 7 tuổi. Martinez cũng biểu diễn trong đội hợp xướng, nơi nuôi dưỡng tình yêu ca hát của mình.
Dù đạt nhiều thành tích trong học tập, Martinez không nộp đơn vào đại học ngay mà gia nhập quân đội để phục vụ cho đất nước. Hầu hết mọi người không thể hiểu được tại sao một học sinh xuất sắc, đoạt các giải thưởng quốc gia về văn hóa và thể thao lại đánh đổi tấm vé vào đại học cho một khẩu súng trên chiến trường. Tuy nhiên, chàng trai tự quyết định rằng nghĩa vụ quân sự là “điều kiện đạo đức tiên quyết cho bất kỳ thanh niên nào”.
Năm 2015, Martinez đến Iraq trong vai trò lính nhảy dù. Tại đây, anh đã tư vấn, hỗ trợ, đào tạo binh lính Iraq. “Khi so sánh với họ, tôi nhận ra mình có mọi thứ. Đi lính là lựa chọn tốt nhất của họ. Đó là cách duy nhất mang lại lương thưởng đều đặn mà họ có thể tìm ra”, anh kể về những người lính Iraq.
Video đang HOT
Thời gian tòng quân kết thúc, Martinez quyết định nộp đơn vào đại học. Đồng đội của anh cười ồ khi nghe nói về kế hoạch trở thành sinh viên Đại học Harvard. Mọi người không bao giờ tưởng tượng một người lính cũng có thể là một học giả. Còn Martinez chưa bao giờ nghi ngờ anh có thể làm tốt cả hai vai trò.
“Họ nói, Martinez, cậu điên rồi, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Họ chỉ nghĩ đến các trường cao đẳng cộng đồng, nhưng thực tế họ cũng có thể ở đây giống như tôi”, Martinez nói.
Martinez (giữa) trong thời gian ở quân đội. Ảnh: Fresnobee
Anh đăng ký thi lại SAT và đặt mục tiêu cao. “Tôi không hài lòng với mức điểm tối thiểu, dù tôi đã không viết bất cứ thứ gì trong bốn năm trước khi viết bài luận ứng tuyển vào đại học”, quyết tâm này đã giúp chàng trai 21 tuổi trở thành tân sinh viên đại học danh giá bậc nhất thế giới vào mùa thu năm ngoái.
Không ngừng học hỏi
Martinez đang nghiên cứu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại, bước đệm để phát triển niềm đam mê ca hát. Giấc mơ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp vẫn luôn ấp ủ, bởi anh muốn có cơ hội chia sẻ những thông điệp đầy cảm hứng. Martinez nhận ra không quá nhiều người Mỹ Latinh có ảnh hưởng trong cộng đồng và muốn góp phần thay đổi điều đó.
Chứng kiến nhiều người trẻ từ bỏ giấc mơ của mình, Martinez càng quyết tâm trở nên khác biệt. “Họ không tin rằng mình có thể vì 99% xã hội nói rằng họ không thể”, Martinez nói.
Anh tham gia hội thảo triết học về Friedrich Nietzsche, vào đội đấu vật của trường, tìm cách hòa nhập cộng đồng khi là sinh viên năm nhất khá lớn tuổi.
Khi được hỏi tại sao lại dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các nghiên cứu cổ điển tại Harvard nếu mục tiêu là trở thành ca sĩ, Martinez trả lời: “Tôi vẫn đang học”. Đó là câu trích dẫn từ Michelangelo, nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư và nhà thơ Italy nổi tiếng thế kỷ 16.
“Một khi loài người nghĩ rằng họ biết mọi thứ, họ thực sự lạc lối”, Martinez chiêm nghiệm.
Sean Canfield, người cố vấn đội thi Academic Decathlon ở trường trung học của Martinez cũng nhấn mạnh về sự ham học của anh trong bức thư giới thiệu vào Harvard. “Cậu ấy là người có thể hiểu một bản giao hưởng của Beethoven và cũng là một vận động viên đấu vật rất giỏi. Đây là những hoạt động mà bạn thường không liên kết chúng với nhau. Rất ít người có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như thế này”, Canfield viết.
Martinez trong buổi tập luyện cùng đội đấu vật tại Đại học Harvard. Ảnh: Harvard Gazette
Martinez cũng trải qua nhiều điều mà hầu hết bạn học của anh sẽ không bao giờ biết. Tài hùng biện của anh khiến nhiều người ở đại học ấn tượng.
“Cậu ấy không xem nhẹ việc học, luôn nắm lấy mọi cơ hội để suy nghĩ một cách thấu đáo và tham gia đóng góp ý kiến. Martinez sẽ không bao giờ ngồi yên và để cho những người khác thảo luận”, Rebecca Summerhays, giảng viên chương trình viết của Đại học Harvard nhận xét.
Để viết về bảo tàng nghệ thuật Harvard, anh dẫn bạn học cùng ghé thăm bảo tàng và truyền đạt cho họ về cách tiếp cận nghệ thuật. Martinez đã trở thành một tấm gương tại Harvard với những hiểu biết và cách tư duy của mình.
Cựu lính Mỹ hy vọng con đường học tập của anh sẽ là nguồn cảm hứng cho những người đàn ông và phụ nữ trong quân đội ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đồng đội của anh đều “vô cùng thông minh”, theo lời Martinez, nhưng họ vẫn còn e dè khi nghĩ đến giáo dục bậc cao.
“Mọi người nghĩ rằng bạn phải nhập ngũ vì bạn nghèo hoặc ngu ngốc. Đó là điều xa rời sự thật nhất”, anh nói.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Mỹ suýt bị Mexico xâm lược bằng một cuộc chiến đẫm máu
Đó là một trăm năm trước khi Mexico gần như xâm chiếm Mỹ theo lời đề nghị của Đức. Nếu điều tồi tệ đó xảy ra, thảm họa thật không lường nổi.
Tháng 1.1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi một điện tín mã cho Heinrich von Eckardt là Đại sứ Đức tại Mexico. Trong bối cảnh Đức bị quân Đồng minh dồn đến đường cùng tại Pháp và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc phong tỏa của hải quân Anh, Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng: khai chiến trên biển, cho phép tàu ngầm U-boat đánh chìm mọi thương thuyền nằm trong tầm ngắm. Điều này đồng nghĩa với việc Đức sẽ đánh chìm tàu của các nước trung lập, trong đó có Mỹ và trong trường hợp đó, lẽ đương nhiên là Mỹ sẽ chiến đấu lại.
Ngoại trưởng Zimmermann viết rõ trong bức điện tín: "Chúng ta sẽ liên minh với Mexico dựa trên những cơ sở sau: cùng nhau khai chiến, cùng nhau lập hòa bình, hỗ trợ tài chính hào phóng. Mexico có thể lấy lại vùng lãnh thổ bị mất ở Texas, New Mexico và Arizona".Bức điện tín của Zimmermann đã được Anh giải mã và gửi đến Mỹ. Cùng với cuộc chiến trên biển, bức điện tín trở thành bằng chứng của Mỹ đưa ra khi tuyên chiến với Đức vào tháng 4.1917.
Nhưng cuối cùng Mexico đã từ chối lời đề nghị của Đức, nhưng liệu nếu Mexico đồng ý thì điều gì xảy ra?
Theo Friedrich Katz - tác giả của cuốn "The Secret War in Mexico" (Cuộc chiến bí mật ở Mexcico), trên thực tế Tổng thống Mexico Venustiano Carranza đã từng xem xét lời đề nghị của Đức.
Điều này chẳng có gì ngạc nhiên bởi trong mắt người dân Mexico, Mỹ đã xâm chiếm một phần ba lãnh thổ bất hợp pháp trong suốt cuộc chiến Mỹ-Mexico năm 1847, bao gồm các bang California, Utah, Nevada, Arizona và New Mexico. Cuộc chiến nổ ra khi Mỹ sáp nhập Texas năm 1845. Sau nó, Mỹ xâm lấn New Mexico và California trước khi chiếm giữ Mexico City. Cuộc chiến kết thúc và Mexico buộc phải dâng Alta California và New Mexico cho Mỹ để đổi lấy 15 triệu USD, đồng thời gánh khoản nợ 3,25 triệu USD mà Mỹ cho rằng Chính phủ nước này nợ những công dân Mỹ.
Cuộc chiến tranh Mỹ-Mexico năm 1846-1848.
Năm 1916, đội quân viễn chính của Mỹ tiến vào lãnh thổ Mexico để vây bắt nhà cách mạng nổi tiếng Pancho Villa và binh sĩ, sau khi lực lượng này đột nhập vào lãnh thổ Mỹ.
Tuy nhiên, khi các quan chức Mexico nghiên cứu đề xuất này, họ kết luận rằng Đức sẽ không bao giờ có thể vận chuyển đủ vũ khí (đặc biệt là việc phong tỏa của Mỹ), và việc sáp nhập ba bang của Mỹ sẽ dẫn tới xung đột vĩnh viễn với Mỹ. Trớ trêu thay, với sự bực tức hiện nay đối với những người nhập cư bất hợp pháp ở Mexico, chính phủ Mexico ở thời điểm năm 1917 cũng đã từng lo ngại việc đưa hàng triệu người Mỹ trở thành người Mexico là "họ sáp nhập vào ta hay ta sáp nhập vào họ".
Khi Katz, một người tị nạn Áo, đã trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất của Mexico, đã nói: "Tất cả những báo cáo này cho thấy rằng Carranza không muốn đổ xô vào cuộc chiến với Mỹ, và chắc chắn không phải trên cơ sở một đề nghị của Đức vì Texas, Arizona và New Mexico. Nhưng cũng có thể đoán trước được những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Mexico Carranza muốn giữ Đức như một lá chắn trong trường hợp có một cuộc tấn công của Mỹ vào các mỏ dầu ở Mexico.
Năm 1917, quân đội Mexico có khoảng 65.000 - 100.000 binh lính. Năm 1914, quân đội Mỹ chỉ có 98.000 người. Đến cuối năm 1918, con số này đã tăng lên 4 triệu, trong đó có 2 triệu binh sĩ đã được cử đến Pháp.Mỹ cũng có xe tăng và máy bay (cung cấp bởi Anh và Pháp trong khi ngành công nghiệp Mỹ cũng đang phát triển để hướng tới chiến tranh), một hải quân khổng lồ và ngân sách dành cho quân đội vô cùng lớn.
Không có quân đội của Hoàng đế Kaiser Wilhelm tấn công New York và Baltimore, Mexico sẽ không có cách nào bao vây vùng Tây Nam nước Mỹ. Tuy nhiên điều này không thành vấn đề với Đức. Điều mà Mexico có thể làm là buộc quân đội Mỹ và các thiết bị khác đã được gửi tới châu Âu. Nhưng cuộc chiến tranh Mỹ-Mexico lần thứ hai một khi xảy ra sẽ không cân sức nếu Mỹ yêu cầu quân đội của họ ở lại để bảo vệ đất nước.
Và đó là nơi mà lịch sử có thể đã thay đổi. Điểm nhấn của các sự kiện toàn cầu vào năm 1918 là Pháp và Bỉ, không phải là Mexico hay Texas. Nga bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng do Bolshevik cầm đầu, đã rút khỏi chiến tranh vào năm 1918, để lại nước Đức tự do chuyển 50 sư đoàn từ Đông sang Mặt trận Phương Tây. Vào mùa xuân năm 1918, người Đức đã phát động một cuộc tấn công khổng lồ ở Pháp và suýt chút nữa đã giành chiến thắng.
Chính đội quân mạnh mẽ và đông đảo từ Mỹ đã vực dậy quân đội suy yếu của Anh và Pháp. Nếu Mexico tấn công Mỹ, lực lượng này sẽ ở lại Mỹ, rất có thể Chiến tranh Thế giới thứ nhất sẽ kết thúc muộn hơn.
May mắn thay, không điều nào phía trên thực sự xảy ra. Cuối cùng, bức điện tín của Zimmermann chỉ hoàn thành một điều duy nhất - đẩy nhanh sự sụp đổ của quân phát xít Đức.
Điều gì đã giúp khôi phục lại quân đội Anh, Pháp đã suy yếu vì các cuộc tấn công của Đức? Câu trả lời mà lịch sử đã cho thấy đó là đội quân của Mỹ. Nếu quân đội đó ở lại Mỹ, thì có lẽ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc muộn hơn.
May mắn thay, không có điều này xảy ra. Cuối cùng, điện tín của Ngoại trưởng Đức Zimmermann đã hoàn thành một cái gì đó: nó đẩy nhanh sự sụp đổ của Đức.
Theo Danviet
Trai lạ "khóa môi" tiểu thư nhà Obama là ai? Malia, con gái lớn cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, mới đây được bắt gặp đang "khóa môi" một chàng trai tại Đại học Harvard. Danh tính của chàng trai trẻ này ngay lập tức trở thành chủ đề gây xôn xao cư dân mạng. Malia và bạn trai âu yếm bên lề một trận đấu bóng. (Ảnh: TMZ) Dailymail cho biết, Malia...