Giấc mơ con ở điểm trường Mầm non A Sau
Khi bảo được chụp ảnh, những đứa trẻ người Pa Kô, Vân Kiều tranh nhau đi rửa mặt, xếp hàng ngay ngắn và cười rất tươi bên cạnh cô giáo.
Sau chụp ảnh, các con sẽ ngủ trưa trong những chiếc chăn ấm áp để “lấy sức” cho buổi học chiều….
Lớp học mầm non ở thôn A Sau không lúc nào ngơi tiếng cười tiếng khóc của con trẻ.
Các trung tâm xã A Sau (Huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 30km, để đến với thôn A Sau, thầy giáo người Vân Kiều đã đưa chúng tôi xuyên rừng Trường Sơn huyền thoại.
Đường vào A Sau mùa này đương vào mùa hoa lau, mùa hoa đót, chỉ vài ngày tới thôi, trên các sườn đồi giữa muôn trùng điệp của Trường Sơn sẽ rộn rang người đi hái đót, một nghề kiếm kế sinh nhai quan trọng của đồng bào Pa Kô, đồng bào Vân Kiều nơi đây.
Cô giáo Hà và những đứa trẻ ở A Sau.
Nhiều năm về trước, những đứa trẻ ở A Sau vẫn như hòn đất núi vẫn lăn lóc theo cha mẹ đến những sườn đồi để thu hái đót, giờ đây bố mẹ chúng có thể yên tâm lên đồi, gửi con ở nơi an toàn ấm áp nhất bản, đó là điểm trường Mầm non A Sau.
Giữa trùng điệp của núi rừng, hai phòng học Mầm non khang trang đã được những nhà hảo tâm kết hợp với chính quyền địa phương dựng lên. Từ khi có lớp học mầm non, giáo dục ở A Sau đã có nhiều đổi thay.
Bữa cơm kham khổ của học sinh Tiểu học nơi vùng biên giới Quảng Trị
Những năm trước, do hủ tục lạc hậu và thiên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đời sống của bà con Pa Kô và Vân Kiều rất nghèo khổ, tụt hậu so với miền xuôi.
Những hủ tục mà chúng tôi nghe khắp dọc đường đi khiến nhiều người phải giật mình.
Trước kia, những người phụ nữ Pa Kô và phụ nữ Vân Kiều có tục lệ là khi tới ngày sinh thì người mẹ phải tự lo toan, tự ra ngoài cất một cái chòi rồi đẻ con
Đứa bé mới lọt lòng bị mẹ bỏ lại bên rừng bên suối. Nếu có khả năng chống chọi tốt thì nó sẽ sống, bằng không mẹ cứ bỏ mặc đấy, hai ba ngày sau quay lại mà bé chưa chết thì mới mang về nuôi.
Cô giáo Phon vừa nói chuyện vừa trông chừng giấc ngủ chưa cho các con.
Người ở miền rừng này quan niệm, những đứa trẻ ấy, sau ngày bị mẹ bỏ lại, chúng đã qua được sự đào thải tự nhiên như vậy thì sau này sức đề kháng của nó rất là mạnh, nó chống chịu được với khí khậu và sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Và những đứa trẻ ấy cứ lớn lên như lá cây, ngọn cỏ ngoài rừng, thiếu đi sự chăm sóc, giáo dục.
Những năm gần đâu, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mà trong đó, giáo dục mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con em đồng bào dân tộc, mọi thứ dần dần thay đổi.
Trong lớp học ở A Sau, chúng tôi gặp 2 cô giáo, một cô người Vân Kiều và một cô giáo người Pa Kô.
Các cô giáo từ các vùng thuận lợi hơn, tình nguyện đến những vùng bản khó khăn như nơi “cùng trời” cuối đất này để góp phần cho giáo dục, làm thay đổi nhận thức của đồng bào mình.
Trong cái lạnh buốt thịt của núi rừng Trường Sơn những ngày cuối năm, cô giáo Lê Thị Hà (sinh năm 1981), cô giáo người Vân Kiều nói về từng học sinh của mình như những đứa con do chính cô đẻ ra.
Từ tính cách, nết ăn từng bạn, đến từng cử chỉ hành động của các bạn khi cô tiếp khách.
Cô giáo Hà đã vượt qua hoàn cảnh của bản thân khi chồng mất sớm để lại đàn con thơ lên với các con trên A Sau.
Giữa miền rừng núi, không gian học tập sạch sẽ của các em nhỏ được các cô tạo dựng.
Cô Hà bảo thương các con mình đẻ ra nhưng cũng thương các con ở A Sau nhiều lắm. Các con của cô ở nhà đã biết tự lập, biết lo cho mình nên cô cũng yên tâm công tác hơn.
Những ngày mới đến A Sau công tác, cô Hà gặp rất nhiều khó khăn, vất vả bởi những quan điểm, hủ tục lạc hậu ở địa phương.
Bằng tấm chân tình của một nhà giáo và bằng tấm lòng của một người con dân tộc Vân Kiều, cô Hà dần thuyết phục được phụ huynh.
Cũng như cô Hà, cô giáo Hồ Thị Phon, cô giáo người dân tộc Pa Kô cũng gửi con nhỏ, ngược rừng Trường Sơn đến với A Sau để dạy hát, dạy múa cho con trẻ người đồng bào mình.
Cô Hà và cô Phon, hai đồng nghiệp, hai mảnh đời, hai số phận cùng nương tựa vào nhau trên mảnh đất A Sau gian khó.
Nói về việc lên vùng khó A Sau công tác, cả 2 cô đều bảo, các cô mong muốn những đứa trẻ miền cao này được học chứ không phải lang thang lếch thếch nơi bờ nơi bụi để rồi một ngày nào bỏ cha bỏ mẹ lại mà đi.
Tuy còn thiếu thốn về điều kiện, cơ sở vật chất nhưng đến nay 25 đứa trẻ trong độ tuổi mầm non người dân tộc Pa Kô được 2 cô chăm sóc đầy đủ, thiết kế không gian học tập, giảng dạy hiện đại đáp ứng đúng, đủ chương trình giáo dục mầm non.
Nhìn lũ trẻ tíu tít quanh sân trường, sau giờ ăn chuẩn bị đi ngủ mới thấy hạnh phúc tuy nhỏ nhưng các cô từng vất vả vô chừng.
Nhìn những đứa trẻ yên giấc trong chăn ấm giữa cái lạnh giá của miền đồng rừng, hai cô giáo mới yên tâm dùng bữa trưa.
Hai cô giáo ở A Sau cũng đã và đang góp phần nhỏ bé của mình để thay đổi những mảnh đời, những số phận ở A Sau.
Đi rửa mặt để chuẩn bị chụp ảnh nào…
Niềm vui… đi ngủ.
Đường đến với điểm trường mầm non A Sau.
Bữa cơ các con còn đơn sơ, thiếu thốn.
Dẫu còn khó khăn nhưng nụ cười không khi nào tắt trên môi các em.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Bữa cơm bán trú níu chân học sinh ở trường Pa Nang
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pa Nang trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em người Vân Kiều, bởi các em không chỉ được học chữ làm người
Buổi sáng trên dãy Trường Sơn vốn trong lành tinh khiết, trời đất đang độ vào xuân, chỉ một vài ngày nữa thôi, các em học sinh ở trường Pa Nang sẽ về nhà ăn tết cùng gia đình.
Khi dãy Trường Sơn huyền thoại vẫn bịt bùng trong những màn sương, trên một mỏm đồi ở Pa Nang, tiếng trống trường tập thể dục buổi sớm đã rộn rã.
Các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pa Nang (xã Pa Nang - huyện Đakrông, Quảng Trị) bắt đầu một buổi sớm như thế.
Khác với mọi năm, các thầy cô giáo ở trường Pa Nang không còn nỗi lo phải đi "bắt" học sinh đến lớp sau Tết nữa.
Ngày nay, dù có nhiều thay đổi nhưng cuộc sống ở xã vùng biên Pa Nang vẫn còn khá nghèo.
Thế nhưng chuyện học của những trẻ em lại được cha mẹ và cả những thầy cô giáo nơi đây hết lòng vun đắp.
Là ngôi trường dạy học sinh dân tộc thiểu số nên bên cạnh việc giáo dục kiến thức phổ thông thì việc giúp học sinh giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống và ý thức tự hào dân tộc luôn được nhà trường quan tâm.
Thầy hiệu trưởng Lê Thanh Tùng cho biết, toàn bộ học sinh được sắp xếp ở vào các phòng ở kí túc xá của 2 khu nhà dành cho học sinh nam và học sinh nữ riêng.
Ban đầu mới về sinh hoạt chung các em chưa quen sinh hoạt tập thể nên đêm nào thầy cô cũng phải đi từng phòng nhắc nhở các em.
Dần dần rồi các em quen , đã đi vào nền nếp, sinh hoạt đúng quy định. Được dạy dỗ cẩn thận nên bây giờ các em chấp hành nền nếp ở kí túc xá và học đường rất tốt.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pa Nang.
Nhà ở bán trú ngay trong khuôn viên trường, bên cạnh nội quy của nhà trường, còn ghi rõ nội quy sinh hoạt được các em tự xây dựng với nhau:
Học đúng giờ, chơi đúng lúc; không được dùng điện thoại trong giờ học, giờ ngủ; tiết kiệm nước sinh hoạt hằng ngày; giữ gìn vệ sinh chung; giày dép xếp ngay ngắn trước cửa phòng, sách vở, áo quần xếp ngăn nắp...
Để học sinh trời mưa rét có áo ấm mặc thường xuyên nên trong khu kí túc xá được nhà trường đặt một máy giặt phục vụ việc giặt chăn và vắt khô quần áo ấm cho các em.
Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thi "Phòng ở kiểu mẫu" để học sinh thi đua giữ gìn phòng ở gọn gàng, vệ sinh, qua đó nâng cao ý thức học sinh trong việc tự tổ chức cuộc sống.
Giờ học tăng cường tiếng dân tộc Vân Kiều ở Pa Nang.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm thu hút học sinh đến trường cũng như rèn luyện kỹ năng sống cho các em như: Tổ chức Hội thi "Thể thao học đường", Hội thi "Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và hậu quả của kết hôn sớm" qua đó thu hút học sinh tham gia tích cực.
Nhà trường cũng đã chi trả đầy đủ và kịp thời chế độ cho học sinh bán trú. Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ Thể dục thể thao tạo điều kiện cho các em vui chơi, thu hút các em đến trường.
Chính từ những hoạt động như vậy, lớp học bán trú ở trường Pa Nang đã níu chân các em học sinh người Vân Kiều.
Nếu trước đây, sau Tết cổ truyền hay mùa đót, học sinh bỏ học dài ngày là hiện tưởng phổ biến thì nay, các việc học bán trú, được ăn, được ở, sinh hoạt tại trường hiện tượng đó đã không còn nữa.
Nhờ đó, chất lượng dạy và học đã và đang tốt dần lên. Năm học Năm học 2019-2020 toàn trường có 11 lớp với 379 học sinh.
Trong đợt sơ kết học kỳ 1 năm học 2019 - 2020 nhà trường đã có 6 em học sinh đạt học lực giỏi, 88 em đạt học lực khá, không có học sinh bị học lực kém.
Song song với học tập, các em học sinh đã có những chuyển biến tích cực về hạnh kiểm trong đó có 216 em đạt hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ 57,45%, Khá 112 em chiếm tỷ lệ 29,79%, Trung bình 48 em chiếm tỷ lệ 12,77%, không có học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu.
Một ngày của học sinh bán trú tại Pa Nang:
Núi rừng Trường Sơn bồng bềnh trong sương sớm.
Các em học sinh ở Pa Nang bắt đầu ngày mới với màn tập thể dục buổi sáng lúc 6h30.
Sau giờ thể dục, các em học sinh sẽ ăn sáng. Một ngày 3 bữa cơm được nhà trường lo đầy đủ.
Bữa sáng của các em là bánh mỳ, là mỳ tôm, là cháo...
Sau giờ học là bữa trưa, những bữa cơm có giá 8 ngàn ở trường là bữa cơm ngon hơn rất nhiều so với ở nhà.
Ký túc xã đã xuống cấp, thầy Lê Thanh Tùng, hiệu trưởng nhà trường mong mỏi sẽ có mạnh thường quân giúp đỡ nhà trường để có một cơ ngơi tốt hơn cho các em.
Sau giờ cơm, sinh hoạt, các em được xem ti vi trước khi vào giờ tự học trên lớp.
Ngoài giờ học, trường Pa Nang dạy tăng cường song ngữ tiếng Việt và tiếng Vân Kiều.
Trật tự, an ninh khu ký túc xá của học sinh được đảm bảo.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Học sinh dân tộc thiểu số trải nghiệm tết ở điểm trường Huổi Đáp Các em học sinh người Mông, Thái, Kháng tỏ ra rất hào hứng và cực kỳ nghiêm túc trong việc làm ra các sản phẩm trong ngày Tết cổ truyền Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc Mông có buổi học trải nghiệm thực tế về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các cô giáo Mầm non ở điểm trường...