Giá xăng, dầu, sắt thép tăng đẩy CPI tháng 2 cao nhất 8 năm qua
Giá xăng, dầu, sắt thép, lương thực, thực phẩm tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước – cao nhất 8 năm.
Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu.
Sáng nay (28/2), Tổng cục Thống kê công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước. Đây là mức CPI tăng cao nhất của tháng 2 trong 8 năm gần đây.
Nguyên nhân được xác định do sự tăng giá của nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Khu vực thành thị tăng 1,45%; Khu vực nông thôn tăng 1,59%. Trong đó, khu vực nông thôn có tốc độ tăng CPI cao hơn khu vực thành thị chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm và nhóm điện sinh hoạt có mức tăng cao.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của tháng 2/2021, có 10 nhóm tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm giữ giá ổn định.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng như sắt thép có mức tăng cao nhất với 4%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, nhóm giao thông tăng 1,55% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu.
Ngoài ra, chỉ số CPI tăng cũng do giá của nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2% do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13% chủ yếu do giá hoa, cây cảnh tăng; nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,03%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,74%. Riêng nhóm giáo dục giá ổn định so với tháng trước…
Chỉ số giá tiêu dùng vọt tăng 1,52% trong tháng Tết
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng tới 1,52% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng Hai trong 8 năm gần đây.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 2/2021 tăng cao, bởi đây là tháng Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Cùng với đó, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2/2021 tăng cao so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước (1,58%).
Đáng chú ý, mặc dù CPI tháng 2/2021 tăng cao so với tháng trước, song binh quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước. Áp lực giá cả trong hai tháng đầu năm ngoái là lớn hơn so với hai tháng đầu năm nay.
Nhu cầu mua sắm Tết đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng cao.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong rổ hàng hóa tính CPI, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá so với tháng trước.
Cụ thể, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất - với 4% (làm CPI chung tăng 0,75 điểm phần trăm). Trong đó, chỉ riêng việc giá điện sinh hoạt tháng Hai tăng 20,06% cũng đã tác động làm CPI chung tăng 0,66 điểm phần trăm.
Tiếp đó, là Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 1,61%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, lương thực tăng 1,77%; thực phẩm tăng 1,82%, làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm; còn ăn uống ngoài gia đình tăng 1,01%.
Do đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào cuối tháng 1/2021, cộng thêm nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao, nên trong tháng 2/2021, Nhóm giao thông tăng 1,55%.
Ngoài ra, Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; Nhóm bưu chính - viễn thông tăng 0,03%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,74%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
Tổng cục Thống kê cũng cho hay, lạm phát cơ bản tháng 02/2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Chủ tịch Hà Nội thị sát công trường tuyến Nhổn - Ga Hà Nội Ông Chu Ngọc Anh giao chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quyết tâm, cố gắng hoàn thành để quý 4 năm 2021, đoạn trên cao của tuyến được đưa vào vận hành. Sáng 10/2, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đi thăm, động viên một số đơn vị đang làm việc, ứng trực dịp Tết Nguyên đán. Đến...