Giá xăng dầu hôm nay 7/12: Giảm mạnh, dầu WTI còn 76,07 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 7/12, thị trường thế giới ghi nhận 2 đầu giá dầu thô đều bất ngờ giảm mạnh mặc dù đã giảm bớt lo ngại về tình trạng dư cung.
Giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 7/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm mạnh xuống mức 76,07 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm mạnh xuống mức 81,49 USD/thùng.
Dầu đã bất ngờ tụt giảm mặc dù việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga đã làm giảm bớt lo ngại về tình trạng dư cung. Và việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID của Trung Quốc đã thúc đẩy triển vọng nhu cầu.
Trước đó, hợp đồng tương lai dầu thô đã ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hai tuần, sau khi dữ liệu về lĩnh vực dịch vụ của Hoa Kỳ làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể tiếp tục con đường thắt chặt chính sách mạnh mẽ của mình.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 7/12 (giờ Việt Nam)
Nhóm G7 đặt mức giá cao nhất là 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga, nhằm hạn chế nguồn thu cho Moscow nhưng Nga cho biết sẽ không tuân theo biện pháp này ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng.
Mức giá trần, được thi hành bởi các quốc gia G7, Liên minh châu Âu và Australia, vượt trên lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và các cam kết tương tự của Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Tại Trung Quốc, nhiều thành phố đang nới lỏng các chính sách ngăn chặn COVID-19, thúc đẩy sự lạc quan về nhu cầu gia tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiềm chế sự lây lan của virus corona.
Video đang HOT
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 7/12 (giờ Việt Nam)
Tuy nhiên, đà tăng giá dầu có thể rất mong manh, vì sẽ cần thời gian để xác nhận sự phục hồi bền vững trong tiêu dùng của Trung Quốc, cũng như tác động của các biện pháp trừng phạt đối với nguồn cung của Nga.
Trong khi đó, Ả Rập Xê Út, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã giảm giá bán chính thức trong tháng 1 đối với dầu thô Arab Light cho các khách hàng châu Á xuống mức thấp nhất trong 10 tháng.
Reuters đưa tin, chính quyền Hoa Kỳ đang triệu tập một cuộc họp ảo vào thứ 5 với các giám đốc điều hành dầu khí để thảo luận về cách Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Cuộc họp đang được triệu tập bởi Văn phòng An ninh Mạng, An ninh Năng lượng và Ứng phó Khẩn cấp. Nó liên quan đến các thành viên của Hội đồng điều phối ngành dầu khí tự nhiên, bao gồm 26 hiệp hội thương mại.
Tàu chở dầu đi dọc vịnh Nakhodka gần Nakhodka, Nga (nguồn: Reuters)
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine có nguy cơ bị cắt đứta và cơ sở hạ tầng có khả năng bị phá hủy khi mùa đông đến gần.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 7/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/12 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 992 đồng/lít, còn 21.679 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.083 đồng/lít, còn 22.704 đồng/lít.
Giá dầu hỏa giảm xuống còn 23.562 đồng/lít (giảm 1078 đồng/lít); dầu diesel giảm còn 23.213 đồng/lít (giảm 1588 đồng/lít); dầu mazut giảm xuống 13.953 (giảm 832 đồng/lít). Như vậy, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 2 liên tiếp.
Liên bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu điêzen ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 6/12: Hồi phục hơn 2% nhờ ổn định nguồn cung
Giá xăng dầu hôm nay 6/12, thị trường thế giới ghi nhận 2 đầu giá dầu đột ngột tăng hơn 2 USD/thùng, nhờ ổn định nguồn cung và tín hiệu thị trường tích cực.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,33 USD, lên mức 82,32 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 2,42 USD, lên mức 88,26 USD/thùng.
Giá dầu tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi là OPEC ) giữ ổn định mục tiêu sản lượng trước lệnh cấm của Liên minh châu Âu và mức trần giá G7 tác động lên dầu thô của Nga.
Đồng thời, trong một dấu hiệu tích cực đối với nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới là nhiều thành phố của Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID-19 vào cuối tuần qua.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam)
G7 giới hạn giá đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12, nhưng Nga cho biết sẽ không tuân thủ biện pháp này ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng.
Mức giá trần, được thi hành bởi các quốc gia G7, Liên minh châu Âu và Australia, vượt trên lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và các cam kết tương tự của Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Cam kết cho phép dầu của Nga được vận chuyển đến các nước bên thứ ba bằng cách sử dụng tàu chở dầu G7 và EU, các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng, chỉ khi hàng hóa được mua bằng hoặc thấp hơn giá trần.
Bán dầu và khí đốt cho châu Âu là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Nga kể từ khi Liên Xô tìm thấy dầu và khí đốt ở vùng đầm lầy Siberia sau Thế chiến thứ hai.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam)
Một nguồn tin nói rằng, một nghị định đang được chuẩn bị để cấm các công ty và thương nhân Nga tương tác với các quốc gia và công ty thuận theo mức giới hạn. Về bản chất, một nghị định như vậy sẽ cấm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho các quốc gia và công ty áp dụng nó.
Tuy nhiên, với mức trần giá được đặt ở mức 60 USD/thùng không thấp hơn nhiều so với mức 67 USD trong tuần trước, các nước EU và G7 kỳ vọng Nga sẽ vẫn có động lực để tiếp tục bán dầu ở mức giá đó và chấp nhận lợi nhuận nhỏ hơn.
Mức giới hạn sẽ được EU và G7 xem xét hai tháng một lần, lần đánh giá đầu tiên như vậy vào giữa tháng 1/2023.
Mức trần đối với dầu thô sẽ được áp dụng theo sau một biện pháp tương tự ảnh hưởng đến các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2, mặc dù mức trần đó vẫn chưa được xác định.
Tấm biển OPEC vào ngày diễn ra cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo (nguồn: Reuters)
Trước đó, OPEC đã đồng ý tuân theo kế hoạch tháng 10 cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày (bpd) từ tháng 11 đến năm 2023.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 6/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/12 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 992 đồng/lít, còn 21.679 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.083 đồng/lít, còn 22.704 đồng/lít.
Giá dầu hỏa giảm xuống còn 23.562 đồng/lít (giảm 1078 đồng/lít); dầu diesel giảm còn 23.213 đồng/lít (giảm 1588 đồng/lít); dầu mazut giảm xuống 13.953 (giảm 832 đồng/lít). Như vậy, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 2 liên tiếp.
Liên bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu điêzen ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 5/12: Triển vọng kinh tế yếu, dầu WTI dưới mức 80 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 5/12, thị trường thế giới giá dầu vẫn ở mức thấp bởi triển vọng kinh tế yếu. Dầu WTI ở mức 79,99 USD/thùng, dầu Brent ở mức 85,84 USD/thùng Giá xăng dầu thế giới Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ...