Gia vị thực phẩm “khắc cô vi”
Mùa dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình chọn cách ăn uống ở nhà, giảm hẳn một khoản chi phí đi ăn ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những bà nội trợ ra sức chế biến, đổi món mỗi ngày bởi mọi thành viên trong gia đình về nhà đúng giờ cơm chiều mà trước kia có thể là con trai học thêm, con gái sau giờ làm việc còn lang thang mua sắm với bạn, rồi ăn ngoài, ông chồng thì làm vài ve mới về với vợ… khiến mâm cơm ít khi đông đủ.
Bà nội trợ luôn chuẩn bị những gia vị thực phẩm khắc “cô vi” như gừng tươi cho món kho cá hay kho thịt gà; sả cây cho các món cà ri, bún bò… hay nấu nước với gừng, chanh uống nước mỗi ngày…
Có thể thấy, trong kho gia vị của người Việt có rất nhiều món “ khắc cô vi”, giúp tăng đề kháng phòng bệnh cảm cúm như: tỏi, gừng, hành, hẹ…
Có nhiều cách ăn tỏi. Nếu không ăn được tỏi sống thì làm chín qua như các món cháy tỏi, rau muống, rau lang xào tỏi, xào thịt bò… Tỏi ăn sống có nhiều cách như: cắt lát mỏng ngâm giấm, cho xíu đường, muối; làm nước mắm ớt tỏi trong các món cá chiên, thịt luộc… Trong siêu thị có bán bột tỏi rất tiện dụng ướp các món chiên, nướng rồi chiên bằng nồi chiên không dầu, thành phẩm như thịt nướng ăn rất ngon.
Video đang HOT
Hành lá chủ yếu dùng trong các món nêm như: canh, xào, phở, bún, bánh canh. Nếu bạn dùng thêm hẹ thì còn ngon hơn. Cây hẹ dễ trồng, có thể trồng trong chậu, có rau ăn quanh năm. Cái hay của hẹ là có thể dùng làm gia vị thay thế hành lá hay tỏi, vừa là một loại rau dùng trong các món chiên, xào, nấu canh… Đặc biệt hơn, xưa nay hẹ nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh như: ho, cảm, táo bón, đau răng… Hẹ có thể ăn sống như các loại rau thông thường khác, chủ yếu có mặt trong các món cuốn. Món gỏi cuốn không thể thiếu hẹ. Vị hơi hăng nồng của hẹ sẽ phụ trợ cho vị chua của khế, chát của chuối chát và vài mùi vị thơm khác nữa của rau thơm (quế, húng) tạo cho món gỏi cuốn cái ngon khác biệt! Ở Nha Trang có món nem nướng rất ngon. Trong cuốn nem nướng, ngoài thịt nướng chủ đạo, có hẹ, xoài, thêm tỏi và hành chua mới ngon. Loại tỏi Ninh Vân, tép nhỏ xíu, thơm, ít cay. Hành, cà rốt ngâm giấm chua ngọt. Trong món dưa giá, ngoài đu đủ xanh, củ đậu, giá, dứt khoát phải có hẹ. Vị hăng hăng của hẹ làm cho dưa giá ngon hơn, ăn với món cá nấu ngọt hay cá kho có thể khử mùi tanh của cá.
Trong món mì hoành thánh, hẹ thay thế hành lá làm rau nêm. Nếu hành xắt nhỏ thì hẹ lại xắt thành khúc ngắn. Ở trạng thái hơi dai dai, hẹ làm cho món hoành thánh ngon và có vị riêng thanh tao, khác hẳn nêm với hành lá. Ngoài ra, hẹ còn làm gia vị nêm nếm trong các món canh cá, đặc biệt là canh cá nấu măng chua. Với món canh bầu, bí có thể nêm hành lá cùng với hẹ cũng rất ngon.
Trong các món bánh căn, bánh ướt, bèo, hỏi, ở vùng Ninh Hòa, Vạn Ninh thông dụng mỡ hẹ thay hành. Món canh hẹ nấu với đậu hũ và thịt nạc cũng ngon và bổ dưỡng.
Ở các vùng quê Khánh Hòa có món xác đậu xào hẹ. Xác đậu là phần xơ còn lại khi người ta làm đậu hũ. Xác đậu xào với dầu rồi cho hẹ vào đảo chín, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn với bánh tráng nướng. Đây là món ăn nhà nghèo ngày xưa, có lẽ giờ đây chỉ còn trong ký ức một thời, bởi xác đậu ít thấy bán ở chợ nữa!
Muốn khổ qua ăn không đắng, thái mỏng rồi xào là dại, bắt buộc phải trải qua những "bí kíp" sau
Vị đắng trong khổ chính là "vũ khí bí mật" của thực phẩm này, giúp thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa... Chị em khi chế biến món ăn chứa khổ qua, nếu muốn khử sạch vị đắng, hãy tham khảo một số mẹo sau.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, như Vitamin B1, C, Kẽm, Kali và cả Protein. Các hoạt chất này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, mà còn gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vị đắng trong khổ chính là "vũ khí bí mật" của thực phẩm này, giúp thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa... Thế nhưng, nhiều người lại gặp khó khăn để hấp thụ vị đắng này vào cơ thể. Chị em khi chế biến món ăn chứa khổ qua, nếu muốn khử sạch vị đắng, hãy tham khảo một số mẹo nhỏ nhưng có võ sau đây:
1. Gọt bỏ cùi trắng bên trong
Sau khi rửa sạch, bạn bổ dọc quả mướp, loại bỏ hết phần cùi trắng bên trong bằng dao, để giảm bị đắng của khổ qua.
2. Ngâm nước
Sau khi bổ đôi, bạn thái thành lát thật mỏng, rửa sạch với nước lạnh từ 3 đến 4 lần, giúp khổ qua hết đắng, thậm chí còn tăng vị giòn ngọt.
3. Trần qua nước sôi
Trụng mướp đắng qua nước sôi rồi (khoảng 80 độ C) sẽ giúp chất đắng bị tiêu hủy, sau đó rửa qua nước sạch sẽ hết hẳn vị đắng.
4. Ướp muối
Sau khi thái nhỏ mướp đắng, chị em hãy ướp với một ít muối ướp khoảng 15 phút, rồi rửa sạch để giảm bớt vị đắng.
5. Nấu chung với thực phẩm khác
Mướp đắng xào chung với ớt sẽ làm giảm đi vị đắng. Hoặc sau khi mướp đắng thái thành những lát mỏng vừa ăn, bạn có thể bỏ vào chảo đun nóng, không cho dầu. Khi xào chung với món ăn khác, chỉ cần cho mướp đắng đã chín vào trộn đều, nêm gia vị vừa ăn là được.
Theo Phunutoday
Sử dụng gia vị kiểu này dễ gây bệnh rước họa vào thân, sai lầm mà 99% các bà nội trợ mắc phải 4 sai lầm khi sử dụng gia vị dưới đây dễ khiến cho bạn mắc bệnh về gan thận và hệ tiêu hóa. Muối Thói quen sử dụng muối tùy tiện cho bất kỳ món ăn nào khiến cho gia đình bạn nạp một lượng muối lớn dễ gây ảnh hưởng tới gan thận của bạn. Muối là một loại gia vị không...