Gia vị ở Bảo tàng Thế giới Cà phê
Bảo tàng Thế giới Cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Buôn Ma Thuột. Nghe nói chủ nhân ở đây tham vọng tạo dự án thành phố cà phê có tổng diện tích lên tới 45ha.
Cách đây vài năm, trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Bảo tàng khai trương và mở cửa miễn phí cho người xem. Nay giá vé vào cửa cho người lớn là 75 ngàn. Nơi này hiện nay trở thành điểm cho giới trẻ chụp ảnh sống ảo là chủ yếu. Một không gian trưng bày không tham lam, tạo ra nhiều khoảng trống và cách bố trí rất hợp lý.
Vào Bảo tàng Cà phê nhưng sẽ thấy rất ít cà phê. Một không gian bán cà phê ngoài trời, đủ cho khách thưởng thức cà phê ngon sau khi đi vòng các nơi, ngắm nhìn các vật dụng để chế biến hoặc uống cà phê được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới. Ở dưới tầng hầm là cà phê miễn phí với một ly giấy nhỏ, vừa đủ gây nghiện với điều kiện phải có vé vào cổng.
Thiết kế của Bảo tàng cà phê là cách điệu 5 nhà rông rất đẹp uốn lượn với màu đá trắng, đó chính là sự cuốn hút để những người trẻ tới “check in” lưu giữ những hình ảnh kỷ niệm. Thảm có xanh trồng xiên trên đồi được chăm chút cẩn thận với những tấm bảng giới thiệu là một không gian đẹp.
Không gian sách khá ấn tượng
Quang gánh giúp du khách tìm lại tuổi thơ ấu ở quê nhà
Lướt qua nhìn ngắm, ngoài các dụng cụ pha chế cà phê, các dụng cụ gặt hái, các bộ trang phục dân tộc đến các tượng nhà mồ…thật ra không ấn tượng lắm. Dấu ấn về cà phê là tầng dưới, không gian là bài viết dài bốn trang phóng khổ to, giá sách, bàn làm việc, biểu trưng quanh gánh.
Có người đến Bảo tàng Thế giới Cà phê mục đích chủ yếu theo phong trào là để chụp ảnh đăng lên facebook – điều đó có thể đúng vì thiết kế đẹp. Tuy nhiên, có một điểm nhấn khiêm nhường, chắc chắn là chủ nhân của nơi này muốn tạo nên, và tâm đắc, đó là khu vực trưng bày gia vị.
Video đang HOT
Quế là một loại gia vị được nhiều người ưa thích
Khu vực ngay lối vào cửa, có thể đi lướt qua, nhưng khi trở ra chắc chắn bạn sẽ dừng lại. Gia vị được bày bao quanh những chiếc trống cũ, giáp một vòng tròn. Và nếu ngắm nhìn, bạn sẽ có những khám phá vô cùng thú vị: Đó là những trái ớt khô, gừng, tiêu, vỏ quế, thảo quả, hồi, nấm linh chi, rể tranh…
Một góc khác, nơi con thuyền độc mộc, bên dưới để những cây cà phê con, còn có cả ngũ cốc như bắp, các loại đậu đen, đậu đỏ, đậu nàng… Chỉ là một góc trưng bày, nhưng đã tạo cho người tận ngắm một cảm giác thú vị.
Nơi trưng bày hạt ngũ cốc
Thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022: 78.000 đồng/ lít xăng, giá một tách cà phê lên đến 120.000 đồng
Trong danh sách 10 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới năm 2022 được ECA International thực hiện, phân nửa thuộc các quốc gia châu Á.
CNN đưa tin, đây là lần thứ 3 liên tiếp một thành phố của châu Á giữ "ngôi vương" trong bảng xếp hạng này.
Tổ chức ECA International đã đưa ra danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022 dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm cả giá trung bình của những mặt hàng và khoản chi tiêu thiết yếu cho các hộ gia đình như sữa và dầu ăn, tiền thuê nhà, các tiện ích, phương tiện công cộng và sức mạnh của đồng nội tệ.
Theo kết quả được công bố, Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục duy trì là thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2022. Đây là năm thứ 3 thành phố này đứng ở vị trí đầu bảng. Cụ thể, theo số liệu từ ECA, để mua một lít xăng ở thành phố này, bạn phải bỏ ra 3,04 USD (khoảng 70.000 đồng).
Tại đây, một cốc cà phê được bán với giá 5,21 USD (khoảng 121.000 đồng). Giá mua 1kg cà chua cũng lên đến 11,51 USD (khoảng 267.000 đồng), 1 lít dầu ăn được bán với giá 5,83 USD (135.000 đồng), còn 1 lít sữa có giá 4,39 USD (101.000 đồng).
Lee Quane, Giám đốc Khu vực châu Á tại ECA cho biết: "Mặc dù Hồng Kông bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu gia tăng ít hơn so với các địa điểm khác trong khu vực và trên thế giới trong năm qua. Tuy nhiên đây vẫn là địa điểm đắt đỏ nhất thế giới".
"Mức tăng giá hàng năm 3% được đo lường bằng rổ hàng hóa và dịch vụ của chúng tôi, cao hơn mức chúng tôi thường thấy ở Hồng Kông, nhưng thấp hơn với tỷ lệ ở các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới", ông phân tích thêm.
Nhiều thành phố ở Trung Quốc đại lục cũng trở nên đắt đỏ hơn so với trước kia. 4 thành phố lớn tại quốc gia này nằm trong danh sách 15 thành phố đắt nhất toàn cầu. Thượng Hải là thành phố đắt đỏ thứ 3 tại châu Á, chỉ sau Hồng Kông và Tokyo, ngay sau đó là Quảng Châu, xếp ở vị trí 12 là Thẩm Quyến, Bắc Kinh nằm ở vị trí 14.
Trong bảng xếp hạng top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, ngoài Hồng Kông, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, châu Á còn có đến 2 thành phố khác nằm trong danh sách này, gồm Tokyo (Nhật Bản) - vị trí thứ 5, Seoul (Hàn Quốc) - vị trí số 10. CNN nhận định có thể gọi châu Á là lục địa đắt đỏ nhất thế giới.
Tuy nhiên châu Á cũng là nơi có những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất. Colombo - đô thị chính của Sri Lanka - tăng 23 bậc từ 162 lên 149.
Từng giữ vị trí số 1, tuy nhiên năm nay, New York là thành phố Bắc Mỹ duy nhất nằm trong top 10. Thành phố đắt đỏ nhất châu Âu là Geneva (Thụy Sĩ) đứng ở vị trí thứ 3. Paris (Pháp) từng đứng đầu danh sách do ECA bình chọn, nay rời khỏi top 30. Madrid (Tây Ban Nha), Rome (Italy) và Brussels (Bỉ) đều rớt hạng.
"Gần như mọi thành phố lớn trong khu vực đồng Euro đều giảm thứ hạng trong năm nay do đồng euro kém giá trị hơn trong 12 tháng qua so với USD và bảng", Lee Quane giải thích.
Danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022
1. Hồng Kông (Trung Quốc)
2. New York (Mỹ)
3. Geneva (Thụy Sĩ)
4. London (Anh)
5. Tokyo (Nhật)
6. Tel Aviv (Israel)
7. Zurich (Thụy Sĩ)
8. Thượng Hải (Trung Quốc)
9. Quảng Châu (Trung Quốc)
10. Seoul (Hàn Quốc)
Theo Eca International, CNN
Khách Tây trầm trồ với trải nghiệm 'cà phê đường tàu' Hà Nội Nhiều du khách bày tỏ sự thích thú đến trải nghiệm cà phê đường tàu tại Hà Nội sau khi tuyến phố này được mở cửa trở lại. Sau thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh và lệnh cấm vi phạm hành lang an toàn đường sắt, phố cà phê đường tàu tại Hà Nội đã được mở cửa trở lại đón...