Giá vàng thị trường thế giới tăng hơn 7% trong tháng Tư
Trong tháng 4/2020, giá vàng đã tăng hơn 7% sau khi đạt mức 1.746,50 USD/ounce vào ngày 14/4, mức cao nhất trong hơn bảy năm.
Một cửa hàng kim hoàn tại Khartoum, Sudan. (Nguồn: THX/TTXVN)
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch 30/4 do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra, tuy nhiên tháng Tư vẫn là tháng vàng có mức tăng cao nhất kể từ tháng 8/2019 do những lo lắng dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm.
Trong phiên 30/4 giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.683,72 USD/ounce vào lúc 1 giờ 20 phút sáng 1/5 và là mức thấp nhất kể từ ngày 22/4. Giá vàng giao kỳ hạn tại Mỹ cũng giảm 1,1% xuống 1.694,20 USD/ounce.
Video đang HOT
Edward Meir, nhà phân tích tại trung tâm ED&F Man Capital Markets, cho biết, các nhà đầu tư đã bán bớt vàng khi giá vàng không tăng cao hơn. Nếu giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng 1.662 USD/ounce thì giá có thể giảm sâu hơn nữa.
Tuy nhiên, theo trưởng chiến lược gia thị trường Stephen Innes của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, đà giảm của giá vàng sẽ bị hạn chế, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn hiện nay khiến nhiều nước áp dụng mức lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế, từ đó giúp củng cố vị thế kênh đầu tư an toàn của vàng.
Còn tại Việt Nam, lúc 10 giờ 15 sáng 1/5 Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,85 – 48,52 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Giá vàng châu Á giảm đầu phiên chiều 24/4
Giá vàng tại thị trường châu Á giảm vào đầu phiên chiều 24/4 khi giới đầu tư chốt lời sau khi giá kim loại quý này tăng 1% trong phiên trước. Tuy vậy, số liệu kinh tế yếu của Mỹ và châu Âu đang giúp vàng hướng tới một tuần tăng giá.
Vàng miếng tại một sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Vào lúc 13 giờ 19 phút ngày 24/4 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 0,4% xuống còn 1.724,05 USD/ounce. Nhưng giá vàng giao ngay tại châu Á đã tăng 2,3% tính từ đầu tuần này. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tương đối ổn định ở mức 1.745,10 USD/ounce.
Trước đó, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần qua là 1.738,58 USD/ounce trong ngày 23/4 nhờ những hy vọng về việc Mỹ sẽ thực hiện thêm các biện pháp kích thích kinh tế, nhất là khi số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục 26 triệu trong năm tuần qua.
Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ ứng phó COVID-19 trị giá 484 tỷ USD trong ngày 23/4 để cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và bệnh viện và tăng mức chi tiêu cho hành động ứng phó cuộc khủng hoảng hiện nay lên gần 3.000 tỷ USD.
Trong khi đó, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thiết lập Quỹ phục hồi kinh tế 1.000 tỷ euro để "tiếp sức" cho tiến trình phục hồi trong giai đoạn dịch COVID-19.
Theo nhà chiến lược thị trường trưởng Stephen Innes của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, trong khi việc các nhà đầu tư chốt lời tác động tới giá vàng, việc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tiếp tục triển khai các biện pháp kích cầu sẽ hỗ trợ giá kim loại quý này.
Trong khi đó, đồng USD vẫn sát mức cao nhất trong hơn hai tuần qua đã đạt được trong ngày 23/4 đã hạn chế sự gia tăng nhu cầu đối với vàng.
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá palladium tăng 0,4% lên 1.988,17 USD/ounce, song đang hướng tới tuần giảm thứ tư liên tiếp. Giá bạch kim tăng 1% lên 762,35 USD/ounce, còn giá bạch kim giảm 1% xuống còn 15,15 USD/ounce.
Vào lúc 14 giờ 32 phút ngày 24/4, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,85-48,50 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Anh Quân
Giá vàng châu Á đi xuống do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư Giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống còn 1.682,65 USD/ounce sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 9/3 trong phiên thứ Sáu tuần trước (10/4). Ảnh minh họa. (Nguồn: investing) Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 13/4 do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau khi giá kim loại quý này đạt mức cao nhất...