Giá vàng tăng – giảm chóng mặt
Sáng 6/3, giá vàng miếng tăng vọt lên mức 44,2 triệu đồng/lượng rồi nhanh chóng điều chỉnh giảm về vùng giá 44 triệu đồng/lượng. Thay cho mức chênh lệch 3,8 triệu đồng/lượng hôm qua, giá vàng SJC hiện cao hơn thế giới 4,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng biến động mạnh (ảnh minh họa).
Theo niêm yết của Công ty CP SJC Hà Nội, lúc 9h sáng nay, giá vàng SJC tại Hà Nội giao dịch ở mức 43,87 triệu đồng/lượng (mua vào) – 43,99 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương đương mỗi chiều 130.000 đồng/lượng và 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Tuy nhiên, nếu so với phiên mở cửa sáng nay, giá vàng tại đây lại giảm 190.000 đồng/lượng và 210.000 đồng/lượng. Phiên mở cửa sáng nay, vàng SJC tại Hà Nội có giá 44,06 triệu đồng/lượng – 44,2 triệu đồng/lượng, tức tăng 360.000 đồng/lượng so với chiều qua.
Cũng tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC qua niêm yết của Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý tăng mỗi chiều 300.000 đồng/lượng và 320.000 đồng/lượng, lên mức 44,05 triệu đồng/lượng – 44,2 triệu đồng/lượng.
Tại TPHCM, sau 3 lần điều chỉnh giá (tăng – giảm đan xen), Công ty Sacombank-SBJ hiện niêm yết vàng miếng SJC và SBJ ở mức 44,03 triệu đồng/lượng – 44,25 triệu đồng/lượng, tức cao hơn hôm qua 350.000 đồng/lượng.
Vào lúc 9h15 sáng nay, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng ở mức 43,85 triệu đồng/lượng – 44 triệu đồng/lượng, tức giảm 200.000 đồng/lượng so với đợt điều chỉnh gần nhất.
Video đang HOT
Trước đó, mở cửa thị trường, giá vàng SJC được công ty này niêm yết ở mức 43,77 triệu đồng – 43,92 triệu đồng, tăng 70.000 đồng/lượng so với lúc đóng cửa thị trường hôm trước. Đến 8h30, giá vàng tại đây giao dịch ở mức 44 triệu đồng/lượng – 44,15 triệu đồng/lượng và đến gần 9h, giá vọt lên 44,05 triệu đồng – 44,2 triệu đồng.
Giá vàng tăng nhanh rồi điều chỉnh giảm dần vào sáng nay có thể báo hiệu một ngày giao dịch “không bình yên” của thị trường này. Qua đó, nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ) nên thận trọng, tránh nhận thua thiệt về mình khi vội vàng tham gia thị trường.
Hiện tại, giá vàng miếng trong nước lại cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 4,2 triệu đồng/lượng. Ngày hôm qua, khoảng cách chênh lệch này là 3,8 triệu đồng/lượng.
Lúc 9h sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco tăng hơn 3 USD so với giá chốt phiên trước đó, lên mức 1.578,5 USD/ounce. Còn chốt phiên giao dịch hôm qua 5/3, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex tăng nhẹ 2,5 USD lên 1.574,9 USD/ounce. Với mức tăng này, giá vàng đã chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên trước đó.
Giá vàng được hỗ trợ khi bà Janet Yellen, Phó chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho rằng, Ngân hàng trung ương Mỹ nên tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu, hay còn gọi là gói nới lỏng định lượng (QE3).
Bên cạnh đó, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Kikuo Iwata cũng cho biết, ngân hàng sẽ triển khai chương trình mua trái phiếu dài hạn nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Ngoài ra, theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% và lạm phát 3,5% trong năm 2013. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Trung Quốc sẽ cho tăng cường chi tiêu ngân sách trong năm 2013.
Tuy nhiên, đà tăng giá của vàng bị hạn chế khi nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán. Chỉ số Dow Jones lên cao kỷ lục phiên hôm qua.
Lo ngại các quỹ bán thanh lý cũng làm hạn chế nhu cầu vàng của nhà đầu tư. Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ra kỷ lục trong tháng 2 vừa qua và bán ròng tổng cộng 97,5 tấn vàng từ đầu năm nay.
Ngược lại, các ngân hàng trung ương trên thế giới tận dụng đợt giảm giá dài nhất kể từ năm 1997 để mua vàng. Điển hình như, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) tăng lượng vàng nắm giữ thêm 24% trong tháng 2, tương đương mua vào 20 tấn vàng. Trước đó, BOK mua vào 30 tấn vàng trong năm 2012 và 40 tấn trong năm 2011.
Nga và Kazakhstan cũng tăng dự trữ vàng tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 1 năm nay. Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Nga mua vào 12,2 tấn vàng trong tháng 1, nâng lượng nắm giữ lên 970 tấn. Kazakhstan mua vào 1,5 tấn, nâng lượng nắm giữ lên 116,8 tấn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ngân hàng trung ương sẽ duy trì là người mua vàng lớn trong năm nay, sau khi mua 534,6 tấn vàng trong năm 2012, tăng 17% so với năm 2011.
Theo Dantri
Ứng viên tân Thống đốc Nhật Bản từ nhiệm Chủ tịch ADB
Ngay sau khi được Thủ tướng Nhật Bản đề cử vị trí Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản, ông Kuroda đã đệ đơn từ nhiệm Chủ tịch ADB kiêm Chủ tịch Ban giám đốc điều hành ngân hàng này.
Nhân vật quyền lực tại ADB, ông Koruda được kỳ vọng sẽ đưa Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ liền giảm phát.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tiếp theo việc Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe đề cử người đứng đầu ngân hàng này là ông Haruhiko Kuroda vào vị trí thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thì ngày 28/2, ông Koruda đã chính thức đệ đơn từ nhiệm tại ADB.
Việc từ nhiệm của Chủ tịch ADB sẽ có hiệu lực từ ngày 18/3 tới. Cũng theo thông báo của ADB, sắp tới sẽ có một cuộc bầu cử người kế nhiệm để kết thúc nhiệm kỳ của ông Koruda, được Hội đồng các Thống đốc ADB tiến hành theo Hiến chương ngân hàng này.
Ông Koruda tốt nghiệp các trường Đại học Tokyo và Đại học Oxford. Trước đây, ông cũng đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản phụ trách quan hệ quốc tế trước khi giữ chức vụ Chủ tịch ADB đồng thời kiêm Chủ tịch Ban giám đốc điều hành.
Ông được Hội đồng Thống đốc ADB bầu chọn lần đầu vào tháng 11/2004 và nhận nhiệm sở vào tháng 2 năm 2005. Sau đó, được tái cử nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 11/2011.
Việc đề cử ông Koruda vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tùy thuộc vào sự phê duyệt của lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản.
Sau sự kiện đương kim Thống đốc BOJ, ông Masaaki Shirakawa và hai Phó thống đốc đã tuyên bố sẽ từ nhiệm trước thời hạn, vào ngày 19/3 tới thì Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tiết lộ việc đề cử ông Haruhiko Kuroda cho vị trí quan trọng này.
Theo các phỏng đoán của giới chuyên gia tài chính, cùng với động thái này từ Chính phủ Nhật Bản, nhiều khả năng, nước này sẽ nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới. Qua đó, góp phần vực kinh tế Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ giảm phát (kể từ năm 1992, năm này CPI Nhật Bản tăng 2%).
Thông tin này đã giúp chỉ số Nikkei 223 Stock Average của Nhật Bản tăng 0,4% trong phiên giao dịch hôm nay. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Nhật Bản không bao gồm thực phẩm tươi, đã giảm 0,2% trong tháng 1/2013 so cùng kỳ năm ngoái.
Theo Dantri
Thống đốc Nhật từ chức trước thời hạn Sự ra đi của ông Masaaki Shirakawa sẽ đẩy nhanh tiến trình thay lãnh đạo để hỗ trợ chiến dịch nới lỏng mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) - Masaaki Shirakawa vừa tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 19/3 tới, trước khi kết thúc nhiệm kỳ gần ba tuần. Thống đốc...