“Giá vàng tăng bất thường, người dân nên bình tĩnh!”
Ngay sau khi giá vàng trong nước ngày 6/7/2016 tăng nhanh ở mức 2 thậm chí có thời điểm tăng 3 triệu đồng/lượng, thị trường đã xuất hiện người dân mua vàng nhằm kỳ vọng giá vàng có thể tăng lên trên 40 triệu đồng/lượng, điều này dấy lên tâm lý đám đông, xu hướng mua vàng lướt sóng và có lợi cho giới đầu cơ vàng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.
Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi nhanh với Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, chuyên gia vàng của Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, người có 20 năm nghiên cứu về vàng, nguyên Trưởng đại diện Tập đoàn chuyên về xuất nhập khẩu vàng MKS Finance SA tại Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng:”Giá váng tăng quá nhanh”
Thưa ông, giá vàng đang tăng nhanh, mạnh ông có bình luận gì về diễn biến này?
-Theo tôi, hiện nay giá vàng trong nước tăng quá nhanh và có biểu hiện bất thường. Chênh lệch giá vàng SJC mua và bán hôm trước so với hôm sau hơn 1 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm cao hơn. Trong khi giá quốc tế lên không đến mức độ như này.
Xu hướng giá phần nào phản ánh nhanh, kịp thời diễn biến giá vàng quốc tế. Đây là điều bình thường bởi nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở, hội nhập sâu với quốc tế sau động thái tăng giá vàng quốc tế, Brexit, lãi suất của các đồng tiền lớn… Những điều này đều đã tác động nhanh, mạnh đối với Việt Nam, đây là yếu tố cần được nghiên cứu, xem xét.
Tuy nhiên, phải xem xét ở đây là, giá vàng quốc tế chỉ tăng vài chục USD trong thời gian vừa qua, nhưng giá vàng trong nước tăng vài triệu chỉ trong vài ngày. Bên cạnh đó, giá vàng tăng sốc trong bối cảnh các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định, không có nhiều chính sách tác động trực tiếp đến giá vàng thì làm sao có tác động làm tăng giá khủng khiếp như bây giờ. Do đó, cần phải có nghiên cứu và tìm hiểu, tránh đưa dân vào cuộc đua giá rồi phải trả giá ghê gớm như trước đây.
Giá vàng Việt Nam tăng có phù hợp với diễn biến giá vàng thế giới hay không, đâu là căn cứ mà ông khuyên người dân nên bình tĩnh trước cơn biến động dữ dội của giá vàng?
Video đang HOT
-Quan điểm của tôi là hãy khuyên người dân nên bình tĩnh trong diễn biến nóng bỏng hiện nay, không mua bán vàng theo đám đông khi thị trường vàng không có yếu tố kích thích tăng mạnh, nếu mua bán vàng tùy ý sẽ rất rủi ro.
Hãy làm so sánh về tốc độ tăng của giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam nhé, giai đoạn 2008 – 2012, giá vàng thế giới khi ấy đạt đỉnh 1.920 USD/ounce, tăng 40%. Nhưng, giá vàng lúc ấy tăng lên 49 triệu đồng/lượng, ước tính mức tăng 53% từ mức 26 triệu đồng/lượng. Vì mức tăng giá này, người dân đổ xô mua vàng, nhưng sau đó chịu thiệt rất nhiều khi thị trường đảo chiều. Chính vì vậy, lời khuyên của tôi lúc này người dân nên bình tĩnh, không nên mua vàng với bất cứ giá nào khi mà mình không hiểu thị trường và biến động của cơ chế giá vàng hiện nay.
Ông có nghi ngờ có nhóm lợi ích đẩy giá vàng, các nhà đầu cơ trong nước đang thao túng giá vàng để gây rối loạn tâm lý, đẩy giá bán rồi đảo chiều giảm mạnh nhằm thu lợi cho mình?
-Trong vòng 3 đến 4 tháng nay, khi giá vàng trong nước thấp hơn thì các DN sản xuất vàng trang sức đã xuất khẩu khá nhiều thu lời. Trong khi đó nhập khẩu cùng thời điểm đó là không có. Chính vì vậy, hiện nay họ phải mua vàng từ trong dân để bù đắp thiếu hụt.
Có thể có 1 vài DN trước đó bán vàng trước khi giá trong nước thấp, bởi họ có những công cụ phòng tránh rủi ro thì bây giờ họ thấy người dân có nhu cầu mua lại thì họ đẩy giá lên để mua vào nhằm tránh rủi ro dự trữ cho mình.
Ngoài giá vàng thế giới, diễn biến tài chính và động thái chính sách của các nước có đồng ngoại tệ mạnh có thể tác động đến giá vàng trong thời gian tới không thưa ông? Ông có cho rằng, giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới?
Về mặt phân tích kỹ thuật, thị trường quốc tế đã tăng lên quá nóng, có thể nhiều DN mua vào bán ra kiếm lời chỉ cần tín hiệu là giá vàng biến động ngay. Tuy nhiên, nhìn tổng quan mà nói, giá vàng thế giới tăng bền vững, chỉ vài chục USD chứ không tăng mạnh như giá vàng Việt Nam hiện nay.
Một sự kiện đang thu hút quan tâm thế giới là 2 giờ sáng ngày 7.7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ họp để quyết định có hay không tăng lãi suất khi từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã khước từ 2 lần tăng lãi suất rồi.
Thị trường và giới đầu tư sẽ xem xét cả tinh thần của buổi họp, phụ thuộc vào công bố chỉ số việc làm của Mỹ vào thứ sáu tuần này (8/7)… Tất cả điều này sẽ có tác động trực tiếp đến giá vàng quốc tế và dự báo sẽ ảnh hưởng tức thì đến giá vàng trong nước.
Hiện, giới đầu cơ có thể đồn đoán FED không tăng lãi suất sau sự kiện Anh rời EU (Brexit), các dấu hiệu về suy thoái kinh tế có ảnh hưởng chung đến Châu Âu và thị trường lớn. Trong năm nay dự đoán đưa ra FED sẽ phải tăng lãi suất 3 – 4 lần, nhưng triển vọng hiện nay có thể 1 lần cũng không được. Đây là yếu tố mà giới đầu cơ trên thế giới đánh giá, có thể mua vàng vào nhiều hơn.
Giá vàng tăng, đây là cơ hội để chúng ta xây dựng các kịch bản vay vàng của dân, chuyển thành tiền đem đầu tư. Bên cạnh đó, cũng là điều kiện để Việt Nam lập Sở giao dịch vàng không thưa ông?
-Việc huy động vàng trong dân phải được hiểu là: Không phải ta huy động dân bán vàng cho DN, bán vàng ra thị trường. Huy động vàng trong dân phục vụ mục đích phát triển kinh tế là xây dựng các cơ chế chính sách khiến: dân gửi vàng như một kênh tiếp kiệm, có lãi cho cơ quan Nhà nước, sau đó cơ quan này biến lượng vàng đó thành tiền để phát triển.
Muốn làm được điều này, thị trường vàng phải thực sự minh bạch, các công cụ tài chính phải được xây dựng đầy đủ phòng thủ trước tất cả các diễn biến của thị trường, đảm bảo dân không rút vàng khi giá cao và gửi vàng khi giá thấp.
Chính vì vậy, chúng tôi đang khuyến nghị thành lập sở giao dịch vàng với mục đích tạo thêm công cụ phái sinh, công cụ tài chính phòng ngừa trước nguy cơ khi giá vàng thấp mua hay cao người dân đều có lợi, không rút hay gửi vàng ồ ạt.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Tuyền
(Thực hiện)
Theo Dantri
Hiệp hội kinh doanh vàng kiến nghị bỏ "giấy phép con" với doanh nghiệp huy động vàng
Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các giấy phép con không cần thiết để tránh tình trạng tạo ra cơ chế xin cho, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).
Liên quan đến việc doanh nghiệp huy động vàng, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị NHNN và Bộ Tư pháp không nên coi hoạt động huy động vàng của các DN là hoạt động kinh doanh vàng khác để áp đặt DN phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước.
Giải trước kiến nghị của mình, đại diện Hiệp hội cho rằng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không quy định về điều kiện huy động vàng đối với các DN. Hơn nữa, Thông tư 11/2011/TT - NHNN cũng chỉ quy định chấm dứt huy động vốn bằng vàng của các TCTD. Do đó, hoạt động huy động vàng của các DN được điều chỉnh theo quy định tại Luật đầu tư 2014, Luật DN 2014 và Bộ luật dân sự 2005.
Theo quy định tại Luật đầu tư 2014, việc DN vay vàng của các tổ chức, cá nhân không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hơn nữa, hoạt động này cũng không thuộc hoạt động kinh doanh vàng khác quy định tại Nghị định 24/NĐ- CP. Bởi vì, các doanh nghiệp chỉ vay vàng để làm nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và trả lãi cho người gửi, chứ DN không cho vay lại, không thu phí giữ hộ. Như vậy, hoạt động vay vàng của DN chỉ là một công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh vàng trang sức và nó không phát sinh lợi nhuận.
Do vậy, hoạt động này không thể được coi như hoạt động kinh doanh vàng khác theo quy định của Nghị định 24/NĐ-CP. Theo Hiệp hội, hoạt động kinh doanh vàng khác bao gồm kinh doanh vàng trên tài khoản, sàn vàng, giao dịch vàng phái sinh (giao dịch vàng kỳ hạn, giao dịch vàng quyền chọn, giao dịch vàng tương lai), quỹ đầu tư vàng.
Liên quan đến việc không cần xin phép kinh doanh vàng miếng đối với các chi nhánh/ địa điểm kinh doanh trực thuộc Cty, kể cả thay đổi địa điểm kinh doanh vàng miếng. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng khi một DN đã được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng thì đề nghị NHNN cho phép tất cả các chi nhánh/địa điểm kinh doanh trực thuộc không phải xin phép nữa mà chỉ cần làm thông báo tăng mạng lưới mua bán vàng miếng theo nội dung thông tư 16/2012/TT-NHNN.
Ngoài ra, theo phản ánh của các DN, hiện nay địa điểm để kinh doanh đa số là phải đi thuê (ví dụ: các TTTM - PV). Do vậy, việc thay đổi địa điểm kinh doanh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, khi thay đổi địa điểm kinh doanh vàng miếng, thì các DN phải xin phép NHNN, như vậy sẽ làm mất thời gian, chi phí và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các DN. Bởi vậy, Hiệp hội kính đề nghị NHNN xem xét sửa đổi quy định hiện hành theo hướng cho phép các DN chỉ cần thông báo cho NHNN khi thay đổi địa điểm kinh doanh vàng miếng để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các DN. Vì đây là hoạt động đã được NHNN cấp giấy phép, nay do DN phải thay đổi địa điểm kinh doanh nên theo Hiệp hội không cần tiếp tục xin giấy phép cho hoạt động đã được cấp phép.
Theo Lao đông
DOJI lách luật để huy động vốn bằng vàng? Hơn 9 tháng qua, Tập đoàn DOJI ra thông báo huy động vàng trong khi Thông tư 11 của NHNN chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Đã có nhiều tranh cãi liên quan vấn đề này và liệu DOJI có đang lách kẽ hở của pháp luật để huy động vàng trái phép? Việc...