Giá vàng leo thang: Khó lặp lại tình trạng vàng hóa nền kinh tế
Dù hiện chưa có tình trạng người dân rút tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để mua vàng nhưng nếu xu hướng tăng giá vàng còn tiếp diễn và mạnh như thời gian vừa qua thì áp lực lên các ngân hàng là điều có thể xảy ra.
Theo khảo sát của phóng viên lại các con phố kinh doanh vàng lớn, giao dịch vàng trong những phiên trở lại đây có phần sôi động hơn khi thị trường chứng kiến những phiên tăng mạnh lên tới 700 – 800 nghìn đồng/lượng. Tuy nhiên, xu hướng bán ra đang chiếm chủ đạo.
Đại diện một cửa hàng vàng bạc trên phố Trần Nhân Tông cho biết, từ 5-6 năm nay mức giá mua trên 39 triệu đồng mỗi lượng vàng mới xuất hiện trở lại, vì vậy nhiều người dân đã bắt đầu mang vàng đi bán. “Lượng bán vàng hiện tăng khoảng 4-6 lần so với trước đây. Tuy nhiên xu hướng mua vào vàng SJC cũng xuất hiện khi giá vàng SJC đã xấp xỉ với giá vàng nguyên liệu, một số đơn vị xuất khẩu đã mua vàng SJC làm nguyên liệu” – người này cho biết.
Trong vòng chưa đầy 1 tháng, giá vàng đã tăng bằng gửi tiết kiệm cả năm
Có thể thấy, ở mức giá đỉnh vừa đạt được, trên 39,5 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC trong nước đã tăng tới 3,2 triệu đồng/lượng so với thời điểm cách đó chưa đầy 1 tháng, tức là tăng tới gần 8,5%. Đây là mức lãi suất bằng 1 năm gửi tiết kiệm ngân hàng ở ngân hàng có mức lãi suất cao nhất, và khách hàng phải gửi với kỳ hạn dài tới vài năm.
Hiện giá vàng đã quay đầu giảm, nhưng theo quan sát của nhiều chuyên gia, những bất ổn kinh tế địa chính trị trên thế giới vẫn chưa dừng lại, vì vậy xu hướng tăng giá của vàng vẫn là chủ đạo. Vì vậy, áp lực của giá vàng lên lãi suất ngân hàng là điều có thể nhìn thấy trong thời gian tới.
Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu (ảnh) cho rằng nếu vàng tiếp tục xu hướng tăng giá thì chắc chắn sẽ gây áp lực lên lãi suất ngân hàng:
- Nếu giá vàng tăng cao thì có thể người dân sẽ rút tiền từ ngân hàng ra để mua vàng. Vì vậy, một số ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để củng cố, duy trì vốn huy động của họ. Thành ra nếu giá vàng tiếp tục tăng thì có thể sẽ kéo lãi suất tăng.
- Nhưng lãi suất hiện đã khá cao, có ngân hàng lên đến khoảng 8,5 – 8,7%, liệu các ngân hàng còn có dư địa để tăng? Và nếu tăng thì sẽ tăng ở các ngân hàng nhỏ hay ngân hàng lớn, thưa ông?
Video đang HOT
- Các ngân hàng nhỏ luôn khát vốn, khách hàng của các ngân hàng nhỏ cũng thường dịch chuyển dòng tiền của họ nhanh hơn. Vì vậy thường trong những đợt biến động lãi suất, nhất là trong xu hướng tăng thì các ngân hàng nhỏ thường dẫn đầu. Hiện lãi suất huy động kỳ trung và dài hạn chưa bị áp trần nên một số ngân hàng vẫn có thể tăng nếu họ cần vốn.
- Vậy theo ông, cơ quan quản lý sẽ có những động thái gì nếu giá vàng tiếp tục tăng?
- Giá vàng tăng sẽ gây áp lực lên lãi suát ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì chắc chắn không muốn điều đó rồi, và họ có thể sử dụng các công cụ để giảm áp lực này. Chẳng hạn họ có thể đẩy một lượng cung tiền qua thị trường liên ngân hàng, khi thị trường liên ngân hàng nhiều tiền thì các ngân hàng sẽ không phải tăng lãi suất.
Hoặc NHNN có thể điều chỉnh lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, hoặc dùng nghiệp vụ thị trường mở mua lượng trái phiếu lớn để đẩy tiền ra.
Và cuối cùng là họ có thể khuyến cáo, ra “lời hiệu triệu” các ngân hàng không tăng lãi suất.
Trong trường hợp chiến tranh thương mại Trung – Mỹ và chiến tranh ở Trung Đông xảy ra, nhất là nếu Trung – Mỹ không đạt được thỏa thuận vào cuối tuần này thì sẽ đẩy giá vàng lên cao, sẽ ảnh hưởng đến cung tiền và ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá. Vì vậy, NHNN sẽ phải đối phó với nhiều chuyển động mới trong môi trường tài chính Việt Nam trong những ngày sắp tới.
- Người dân nhìn thấy xu hướng vàng tăng cao có thể quay lại tích trữ vàng, điều này có ảnh hưởng đến việc chống “vàng hóa” nền kinh tế, thưa ông?
- Tôi không nghĩ sẽ lặp lại tình trạng vàng hóa nền kinh tế, tức là người dân sẽ không quay lại tình trạng dùng vàng để mua – bán hàng hóa, cũng sẽ không xảy ra tình trạng đổ xô mua vàng ngay cả khi giá vàng tăng. Vì những chính sách của Chính phủ trong thời gian vừa rồi đã rất hiệu quả để mà giảm thiểu hiện tượng “vàng hóa”.
Tuy nhiên, nếu vàng thế giới mà tăng lên 1.450 USD/ounce sau tuần này, từ đó có thể lên đến 1.500 USD/ounce thì vàng trong nước cũng sẽ lên cái giá rất cao và sẽ hấp dẫn nhiều người dân đổ tiền vào mua vàng nhiều hơn.
Theo anninhthudo.vn
Giá vàng hồi phục nhanh tăng 250.000 đồng/lượng trong tuần
Giá vàng trong nước và thế giới đều có xu hướng chung giảm giá ở những giao dịch đầu tuần và có mức hồi phục nhanh ở phiên cuối tuần.
Giá vàng SJC tuần qua sau khi liên tục giảm ở các phiên giao dịch đầu và giữa tuần, đã có mức hồi phục mạnh vào 2 phiên cuối tuần, kéo theo sự khởi sắc của giá vàng ở mức trên 36 triệu đồng/lượng.
Điểm đáng chú ý trong tuần qua là tại phiên giao dịch cuối tuần này (1/6), giá vàng SJC bất ngờ tăng đột biến với mức tăng 170.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng đến 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên liền trước đó. Sự tăng giá ngoạn mục này đã kéo giá vàng cuối tuần này cao hơn mức giá cuối tuần trước.
Giá vàng SCJ tăng bứt phá
Ở thời điểm cuối tuần trước khi mở cửa phiên giao dịch sáng 25/5, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở mức 36,28 - 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), chỉ tăng 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào-bán ra so với chốt phiên giao dịch liền trước.
Giá vàng SJC tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 1/6. (Biểu đồ: DOJI)
Cùng thời điểm đó, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 36,30 - 36,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên ở cả hai chiều mua-bán so với phiên giao dịch liền trước.
Sang phiên giao dịch đầu tuần này, giá vàng SJC tiếp tục đi ngang và giữ ở mức 36,4 triệu đồng. Qua các phiên liên tiếp, giá bán vàng giảm dần từ 36,45 triệu đồng xuống dưới mức 36,35 triệu đồng. Cá biệt có phiên giá bán vàng còn giảm về mức 36,33 triệu đồng. Đây có thể coi là mức giá thấp nhất trong cả tuần giao dịch.
Ở chiều mua vào, giá vàng cũng thay đổi "đồng điệu" với giá bán ra. Ở phần lớn các phiên giao dịch, chênh lệch giá vàng mua vào thường thấp hơn giá bán ra 170.000 đồng/lượng. Duy chỉ có phiên sáng 1/6, mức chênh lệch giá mua vàng đã được điều chỉnh thấp hơn giá bán ra 200.000 đồng/lượng.
Trong khi thị trường vàng trong nước hồi phục mạnh ở phiên cuối tuần, giá vàng thế giới cũng tăng không kém để đạt mức cao nhất 3 tháng. Chính vì thế, mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có sự đảo chiều. Từ chỗ giá vàng SJC trong nước cao hơn giá vàng thế giới, đến cuối tuần này, giá vàng thế giới đã cao hơn giá vàng SJC 180.000 đồng/lượng.
Đến cuối phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng SJC mua vào tại Công ty VBĐQ Sài Gòn đang là 36,50 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 36,70 triệu đồng/lượng, tăng 170.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên liền trước. Chênh lệch giá mua đang thấp hơn giá bán 200.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cùng thời điểm niêm yết giá vàng mua vào ở mức 36,50 - 36,70 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) tăng 60.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên liền trước. Mức chênh lệch giá bán đang cao hơn giá mua 200.000 đồng/lượng.
Theo phản ảnh của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước, giao dịch vàng đầu tuần qua tiếp tục duy trì không khí ảm đạm. Tổng khối lượng vàng giao dịch bao gồm vàng miếng cũng như vàng trang sức trên thị trường tuần qua là không lớn.
Các giao dịch đầu tuần lượng mua vào cao hơn lượng bán ra khi giá vàng xuống thấp. Mặc dù vậy, giới đầu tư vì vẫn đang có tâm lý quan sát động thái thị trường nên không hoàn toàn không có giao dịch mang tính đột biến.
Lượng giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu đến cuối tuần có sự tăng mạnh khi giá vàng tăng trong 2 phiên liên tiếp đã hấp dẫn nhu cầu giao dịch chiều mua vào của nhà đầu tư và người dân.
Tại các chi nhánh của Bảo Tín Minh Châu, lượng khách đến giao dịch tương đối đông với lượng khách mua vào cao hơn lượng khách bán ra. (70% khách mua vào và 30% khách bán ra). Theo ý kiến của một số khách hàng, đây là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư và người dân mua vàng tích trữ đợi giá lên bán chốt lời.
Giá vàng thế giới tăng cao nhất 3 tháng
Giá vàng thế giới cũng có sự tăng đột biến vào cuối tuần, với mức tăng thêm 14 USD/oz so với phiên liền trước, đưa giá vàng vượt qua mốc 1.300 USD/oz. Giá vàng tăng mạnh khi chỉ số USD sụt giảm và các nhà đầu tư tăng lực mua vào trước động thái Mỹ áp thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa Mexico từ 10/6 tới.
Hồi đầu tuần, giá vàng thế giới chịu áp lực từ đồng USD tăng mạnh và báo cáo kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan, nên có lúc giá vàng đã giảm xuống mức 1.275 USD/oz. Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần giá vàng thế giới đã chinh phục mốc 1.300 USD và đang giao dịch quanh mốc 1.304 USD/oz. Tính chung trong tuần vừa qua, giá vàng thế giới đã tăng hơn 26 USD/oz so với tuần trước.
Giá vàng thế giới tăng mạnh tại phiên cuối tuần (31/5)
Theo giới phân tích, giá vàng có thể còn đứng ở mức trên 1.300 USD/oz một thời gian nữa khi kim loại quý này chịu sức ép lớn từ việc căng thẳng Trung - Mỹ. Mỹ và Trung Quốc gần đây dồn dập đưa ra những lời đe dọa nhắm vào nhau. Bắc Kinh tiếp tục khẳng định quan điểm không chịu nhượng bộ và phát tín hiệu sẽ sử dụng "vũ khí" đất hiếm để tấn công lại Washington.
Trong một diễn biến mới, một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ có hành động "khủng bố kinh tế " và nói rằng Trung Quốc "không sợ" một cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, sức cầu đối với vàng còn khá lớn. Vàng cũng được coi là một kênh trú bão trước những biến động trên các thị trường tài chính, chứng khoán và địa chính trị trên phạm vi toàn thế giới./.
Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
Theo vov.vn
Giá vàng hôm nay 18/4: Đồng USD và vàng đều giảm Giá vàng hôm nay 18/4 tính đến đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.276,19 USD/ounce. Giá vàng hôm nay 18/4 tính đến đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.276,19 USD/ounce, giảm 1 USD/oz so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch hôm qua. Giá vàng giao tháng 6 năm 2019...