Giá vàng hôm nay ngày 8/11: Vàng tăng vọt cuối tuần
Trước những diễn biến của tình hình thế giới, giá vàng miếng SJC được các cửa hàng kinh doanh điều chỉnh tăng không nhiều hơn 150.000 đồng/lượng. Trong khi đó giá tăng gần 300.000 đồng/lượng với các loại vàng 9999, vàng nữ trang 24K và vàng nhẫn 18K tại thị trường trong nước.
Giá vàng trong nước
Cuối tuần, giá vàng duy trì đà tăng ở hầu hết các hệ thống kinh doanh trên cả nước. Theo đó, chiều mua vào – bán ra tăng trong khoảng từ 50.000 – 150.000 đồng/lượng.
Diễn biến lạ của thị trường trong nước có thể do tâm lý thận trọng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trước các biến động của thị trường thế giới, nhưng cũng có thể do giá vàng trong nước vốn đã được neo ở mức quá cao trong thời gian gần đây.
Tại thị trường trong nước, mở đầu phiên giao dịch cuối tuần ngày 8/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 56,27- 56,76 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch liền trước.
Hệ thống Kinh doanh vàng Doji niêm yết giá vàng ở mức 56,25 – 56,73 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên gần nhất.
Video đang HOT
Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 56,33 – 56,72 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên liền trước.
Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở 56,32 – 56,66 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), cả hai chiều đều tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên liền trước. Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long đang được niêm yết ở 54,17 – 54,91 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá tăng nhẹ ở cả 2 chiều mua vào bán ra của thương hiệu này.
Vàng tăng phiên cuối tuần
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới giao ngay hiện đang đứng ở mức 1.955 USD/Ounce, giá vàng bật tăng khoảng 11 USD/Ounce so với phiên liền trước.
Quy đổi theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 54,33 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 12/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.951,5 USD/Ounce, tăng 4,7 USD/Ounce trong phiên.
Các nhà phân tích về vàng cho biết giới đầu tư gia tăng mua vàng như là một tài sản trú ẩn vì lo lắng nếu ông Joe Biden giành chiến thắng thì việc chuyển giao quyền lực sẽ không suôn sẻ, đặc biệt là khi ông Trump nghi ngờ hệ thống bỏ phiếu có dấu hiệu gian lận.
Bên cạnh đó, vàng bật tăng trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng quan ngại về nguy cơ lạm phát gia tăng khi nước Mỹ bước vào nhiệm kỳ tổng thống mới.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có xu hướng tăng mạnh, buộc chính phủ nhiều nước phải tái thiết lập các biện pháp phong toả, cách ly xã hội làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, gia tăng rủi ro trên thị trường cũng là động lực thúc đẩy nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn vào các tài sản đảm bảo, qua đó hỗ trợ giá vàng hôm nay tiếp tục tăng mạnh.
Việc thực hiện cách ly phòng dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động kinh tế, thúc đẩy nhà đầu tư chuyển dòng vốn sang tài sản an toàn trong đó có vàng.
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ thông xe ngày 10/10
Ngày 6/10, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện nay, dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư) đã hoàn thành thi công, đảm bảo các điều kiện để thông xe vào ngày 10/10/2020, nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020) và chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ các cấp.
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, dự án Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng.
Dự án dài có tổng chiều dài 5,367 km; trong đó chiều dài cầu cạn là 4,831 km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,60 m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4 m.
Dự án được xây dựng với quy mô bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m... đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Dự án được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75 m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa..., đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản và vối đối ứng trong nước).
Dự án được chia làm 2 gói thầu xây lắp, gói 1 đoạn từ Mai Dịch - Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo - Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 thi công, gói 2 đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long do liên danh Tokyu - Taisei Corporation thi công.
Cũng theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, sau khi phần cầu chính được thông xe, từ tháng 10/2020, các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai thi công 6 nhánh lên xuống và dự kiến kết thúc toàn bộ vào cuối tháng 12/2020 để khai thác đồng bộ với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư) dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long án có vai trò rất quan trọng với ngành giao thông vận tải, đặc biệt là với giao thông Thủ đô. Sau khi đưa vào khai thác, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín đường Vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn,... Đồng thời, tuyến đường còn kết nối trung tâm thành phố Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài và khu vực lân cận.
Bất an với đà tăng của cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long (TLD) Thị giá cổ phiếu TLD của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long đã tăng hơn 3 lần trong 4 tháng qua dường như chỉ nhờ thông tin... sẽ tăng vốn. E ngại sau kết quả kinh doanh tăng trưởng Nửa đầu năm 2020, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển...