Giá vàng hôm nay 21/2: Giá vàng SJC giảm 30.000 đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 21/2, giá vàng SJC được giữ nguyên giá của chốt phiên cuối ngày hôm qua. Như vậy, so với phiên sáng qua, giá vàng trong nước đã giảm 30.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua-bán.
Cụ thể, theo niêm yết của Tập đoàn DOJI tại Hà Nội giá vàng SJC mua vào được niêm yết 33,52 triệu đồng/lượng, giá bán lẻ vàng SJC ở mức 33,62 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán so với phiên sáng qua.
Cùng thời điểm này, giá vàng SJC tại TP HCM cũng được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 33,30 triệu đồng/lượng (mua vào); 33,65 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 20.000 đồng/lượng so với phiên sáng qua.
Mức chênh lệch mua – bán vàng tại Hà Nội là 100.000 đồng/lượng. Tại TP HCM, mức chênh lệch giữ ở mức 350.000 đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 21/2, giá vàng SJC được giữ nguyên giá của chốt phiên cuối ngày hôm qua. (Ảnh minh họa).
Trên thị trường thế giới, giá vàng tuần qua đã chốt tuần giảm đầu tiên trong vòng 1 tháng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 16% khi nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn lên cao chủ yếu do lo ngại về sức khỏe kinh tế toàn cầu và đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không nâng lãi suất trong năm 2016 này.
Chi phí thuê nhà và chăm sóc y tế lên cao đã giúp lạm phát của Mỹ trong tháng 1/2016 tăng mạnh nhất trong gần 4 năm rưỡi qua, dấu hiệu cho phép FED nâng lãi suất từ từ trong năm nay.
Giá vàng thế giới cũng được hỗ trợ nhờ lực mua vào của các quỹ ETF với lượng vàng nắm giữ tăng thêm của các quỹ này tính từ đầu năm đến nay đã cao hơn so với tổng lượng vàng bán ra trong cả năm 2015.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, việc thị trường chứng khoán Mỹ hạ nhiệt đã giúp các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn, trong đó có vàng. Giá các loại cổ phiếu tại Phố Wall đảo chiều giảm sau 3 ngày tăng liên tục, do sự sụt giảm giá cổ phiếu của hệ thống siêu thị Wal-Mart đã kéo đến cổ phiếu của các hãng bán lẻ khác cũng như giá dầu mỏ sụt giảm.
Ngoài ra, những đồn đoán FED không thể nâng lãi suất trong phiên họp chính sách vào tháng 3 tới, trong bối cảnh lo ngại ngày một tăng về sự ổn định của thị trường toàn cầu và lo ngại lạm phát ở mức thấp đã giúp giới đầu tư vàng lạc quan hơn. Ngoài ra, việc giá dầu thô phục hồi lên trên mức 32 USD cũng góp phần hỗ trợ kim loại quý tăng mạnh trong phiên hôm qua 19/2.
Tuần trước, khi chứng khoán bị bán tháo trên toàn cầu, giá vàng đã được hưởng lợi và tăng tới gần 12%. Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có lợi thế trong tuần tới do thị trường chứng khoán vẫn chịu áp lực bán tháo.
PV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giá dầu thế giới hôm nay 26/1 xuống dưới 30 USD/thùng
Giá dầu thế giới sau mấy ngày quay đầu hồi phục, thì đêm qua (25/1), giá dầu mỏ trên thị trường thế giới lại giảm mạnh, dầu WTI chỉ còn 29,8 USD/thùng.
Theo Bloomberg, chốt phiên đêm qua, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới lại giảm mạnh, dầu WTI chỉ còn 29,8 USD/thùng.
Cụ thể, dầu WTI giao tháng 3 năm 2016 giảm thêm 7,42%, tương đương 2,39 USD/thùng, còn 29,8 USD/thùng. Còn dầu Brent giảm 6,37%, tương đương 2,05 USD/thùng, còn 30,13 USD/thùng.
Trước đó, ngày 22/1, giá dầu trên sàn giao dịch Yew York tăng 2,66 đô la Mỹ/một thùng, giao dịch ở mức 32,19 đô la Mỹ/thùng. Trong khi đó dầu thô Brent trên sàn giao dịch hàng hóa London, giao hàng vào tháng 3 tăng 2,93 đô la Mỹ/thùng đóng cửa ở mức 32,18 đô la Mỹ/thùng.
Thời điểm sáng 25/1, dầu WTI giao tháng 3 vẫn giữ được ở mức 32,17 USD/thùng; trong khi dầu Brent lại tăng nhẹ lên 32,18 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,68 USD, tương đương 5,2%, xuống 30,50 USD/thùng.
Giá dầu Mỹ đã giảm 5% hoặc hơn 5 lần trong tháng này, cao nhất kể từ tháng 12/2008. Tình trạng thừa cung toàn cầu đã khiến giá dầu tiếp tục lao dốc khi các nước sản xuất lớn, kể cả Arab Saudi và Nga, tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục, đẩy lượng dầu thô và sản phẩm chưng cất lưu kho trên thế giới lên trên ngưỡng bình quân.
Cuối tuần trước, giá dầu tăng chủ yếu do triển vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng cường các biện pháp kích thích và đồn đoán cơn bão tuyết tại Bờ Đông nước Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu dầu sưởi. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng đà tăng không thể kéo dài khi sản lượng toàn cầu tiếp tục vượt nhu cầu.
Số liệu kinh tế của Trung Quốc công bố hôm thứ Hai 25/1 cho thấy lượng sử dụng diesel của nước này trong năm 2015 giảm so với năm 2014, theo Bloomberg News. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, và lo ngại kinh tế nước này giảm tốc đã gây áp lực lên giá dàu cũng như thị trường tài chính trong những tháng gần đây.
Cũng hôm 25/1, Chủ tịch Saudi Aramco tuyên bố công ty có thể đối phó với giá dầu ở mức thấp trong thời gian "rất dài" và không cắt giảm đầu tư vào các mỏ dầu mới. Arab Saudi đã "giúp" giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014 bằng việc tăng sản lượng và tuyên bố mới nhất của Saudi Aramco đã tái khẳng định cam kết về chiến lược này.
Nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2015 tăng mạnh khi người tiêu dùng tận dụng cơ hội giá dầu rẻ, nhưng một số nhà phân tích cho rằng xu hướng này không thể tiếp tục trong năm nay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại một số nước vẫn chưa được hưởng lợi ích do giá dầu rẻ mang lại do thuế cao hoặc chính sách trợ cấp nhiên liệu.
Tuần này, thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ phiên họp chính sách của Fed vào 26-27/1. Phần lớn giới đầu tư dự đoán chính phủ Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất.
Chốt phiên đêm qua 25/1, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới lại giảm mạnh, dầu WTI chỉ còn 29,8 USD/thùng.
Người Nga bế tắc với giá dầu
Báo Tuổi trẻ đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc và đồng rúp mất giá kỷ lục.
Lượng dầu xuất khẩu của Nga đạt kỷ lục trong năm ngoái, gần 11 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cũng không đủ bù đắp thâm hụt.
Đến nay chính quyền Matxcơva vẫn chủ yếu cắt giảm chi tiêu và dựa vào các khoản dự trữ trong khi chờ đợi giá dầu phục hồi. Tuy nhiên với nhiều người Nga, đặc biệt là những người già, sự chờ đợi ngày càng trở nên vô vọng và bế tắc.
"Tôi không biết họ còn cắt giảm gì nữa nhưng tôi biết chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng - giáo viên âm nhạc Sergei Titov, 64 tuổi, nói với phóng viên báo New York Times của Mỹ - Rõ ràng chính phủ thiếu các nguồn lực để cho chúng tôi có một cuộc sống bình thường".
Khoản lương còm của vợ ông bị cắt hơn một phần ba và chính quyền ở thành phố Krasnodar nơi vợ chồng ông ở mới đây cũng quyết định giảm khoản trợ cấp đi lại cho người già. Trong khi đó, giá lương thực đã tăng 20%, một phần do các biện pháp cấm vận của phương Tây.
"Chưa ai chết đói nhưng thu nhập bị giảm mạnh" - viên cảnh sát về hưu Sergei Galustian phân trần. Chỉ cần nhìn quanh dãy nhà của ông cũng có thể nhận ra sự khác biệt khi các hàng xóm bật ít đèn hơn lúc trời tối và mọi người không còn mua đồ mới. Chỉ số bán lẻ của Nga giảm hơn 13% tính đến tháng 11-2015, trong đó ngành bán lẻ xe hơi tuột hơn 40%.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tỷ giá trung tâm ngày 20/1 tiếp tục giảm 5 đồng/USD, giá vàng tăng nhẹ trở lại Tỷ giá trung tâm ngày 20/1 niêm yết tại Ngân hàng Nhà nước giảm 5 đồng/USD so với ngày hôm qua, còn 21.901 đồng/USD. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại công bố đồng loạt tăng nhẹ 10-20 đồng/USD. Theo ghi nhận của Đầu tư Chứng khoán, tỷ giá USD đầu giờ sáng nay tại Ngân hàng Nhà nước và...