Giá vàng hôm nay 18/5: Chờ thời tăng giá ở phía trước
Giá vàng giao dịch ở mức cao nhờ sự hỗ trợ từ các gói tài chính được các ngân hàng trung ương tung ra nhằm cứu nền kinh tế trước ảnh hưởng của Covid-19.
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước suốt tuần qua liên tục đi lên theo đà tăng của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế cuối tuần nhảy vọt lên 1.742,7 USD/ounce, tăng thêm gần 40 USD, tương đương gần 2,4% so với cuối tuần trước. Đây cũng là mức cao nhất trong 3 tuần qua.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 48,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,55 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 50 nghìn đồng bán ra so với phiên trước đó.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,74 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 48,72 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 11,5 USD lên 1.742,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 13,2 USD lên 1.754,1 USD/ounce.
Giá vàng đang dao động trong khoảng 1.700 USD/ounce. Do xu hướng các nhà đầu tư thường lựa chọn các kênh đầu tư an toàn nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế và nguy cơ các tài sản rủi ro cũng như tiền tệ mất giá, một số người đã dự đoán về một đợt tăng giá ấn tượng của vàng, gợi nhớ đến mức cao kỷ lục 2.000 USD/ounce năm 2011.
Các số liệu kinh tế mới công bố cho thấy kinh tế Mỹ đang đối mặt với những khó khăn lớn và có thể không phục hồi nhanh chóng kể cả khi Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa đã được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Kinh tế Mỹ trong quý II/2020 có thể giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, song sẽ phục hồi mặc dù còn chậm và có thể trở lại mức trước khi đại dịch bùng phát vào giữa năm 2022. Theo các nhà kinh tế, GDP của nước này có thể giảm 4% trong năm 2020, sau đó tăng trưởng khoảng 3% vào năm 2021 và 2% năm 2022.
Các nhà kinh tế nhận định, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể đạt đỉnh là 17,4% trong quý II năm nay, sau đó giảm xuống 8,9% vào cuối năm 2020 và 7,6% vào cuối năm 2021.
Một số nhà đầu tư cho rằng việc các ngân hàng trung ương thu mua tài sản cũng giống như việc in tiền và làm giảm giá trị của đồng USD, một lần nữa làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng.
Theo dự báo trên Kitco News, giá vàng được kỳ vọng sẽ sớm chạm mốc 1.800 USD/ouce (tương đương 50,09 triệu đồng/lượng) sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ nới lỏng tín dụng để kích thích nền kinh tế sau đại dịch.
Một báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Citi Research cho biết ngay cả khi xuất hiện tiềm năng bán tháo lấy thanh khoản trên thị trường vàng lẫn tài sản ở quy mô rộng lớn trong 3-6 tháng tới, giá vàng nhiều khả năng vẫn chủ yếu dao động quanh mức cao từ 1.600 – 1.700 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay ngày 17/5: Tuần qua, giá vàng đã tăng 500.000 đồng/lượng
Giá vàng trong nước tuần qua đã tăng mạnh tới 500.000 đồng/lượng, chủ yếu do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới leo cao lên mức cao trong hơn 7 năm qua tại gần 1.750 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng chiều bán ra trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 17/5 tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 48,35 - 48,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 48,35 - 48,75 triệu đồng/lượng.
Như vậy, tính chung từ đầu tuần, giá vàng SJC đã tăng 500.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay cũng không có thay đổi nào với cuối ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 47,58 - 48,08 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 11,5 USD lên 1.742,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 13,2 USD lên 1.754,1 USD/ounce.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu tăng vọt vào leo lên mức cao nhất trong hơn 7 năm qua, sau khi căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung gia tăng, với de dọa bất ngờ về việc cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc từ phía ông Donald Trump.
Bên cạnh đó, giá vàng còn được nâng cao vị thế trú ẩn, sau khi nhận thấy nền kinh tế Mỹ sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức để phục hồi, đặc biệt sau khi Hạ viện thông qua gói kích thích lên tới 3.000 tỷ USD để giảm thiểu tác động đối với nền kinh tế.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, vàng đạt đỉnh Giá vàng hôm nay (16/5) tiếp tục đạt đỉnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và khả năng thâm hụt ngân sách lớn của nền kinh tế Mỹ. 6h30 sáng nay, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.742 USD/ounce, tăng 08 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Bất chấp sự phục hồi của đồng USD,...