Giá trị thương hiệu Viettel vượt xa VinaPhone, MobiFone
Theo Brand Finance, Viettel được định giá 2,68 tỷ USD trong khi giá trị của VinaPhone và MobiFone lần lượt là 1,04 tỷ USD và 391 triệu USD.
Công ty đánh giá thương hiệu Brand Finance vừa đưa ra bảng xếp hạng 20 thương hiệu viễn thông có giá trị nhất khu vực Đông Nam Á năm 2017.
Theo đó, Viettel của Việt Nam đã tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng, trở thành nhà mạng lớn thứ 2 khu vực với tổng giá trị 2,68 tỷ USD, xếp sau Telkom Indonesia (4,33 tỷ USD).
Với giá trị ước tính này, Viettel cũng nằm trong top 50 nhà mạng lớn nhất thế giới (xếp thứ 49), vượt trên các đối thủ tên tuổi trong khu vực như Singtel (Singapore), Axiata (Malaysia) hay PLDT (Philippines).
Top 20 nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Brand Finance.
Cũng theo bảng xếp hạng này, Viettel bỏ xa 2 ông lớn viễn thông khác của Việt Nam là VinaPhone (trị giá 1,04 tỷ USD, xếp 10 khu vực và 89 thế giới) và MobiFone (xếp 17 khu vực và 139 thế giới). Đây là khoảng cách không dễ san lấp trong ngày một ngày hai.
Theo Brand Finace, có 3 yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu là sức mạnh thương hiệu, kết quả kinh doanh và các khía cạnh bên ngoài.
Hiện tại, Viettel là nhà mạng số một tại Việt Nam về lượng thuê bao với hơn 60 triệu thuê bao. Đầu 2017, nhà mạng này đang rầm rộ triển khai dịch vụ 4G với mục tiêu “phủ sóng 4G như 2G”.
Phó Tổng giám đốc Viettel Hoàng Sơn cho hay Viettel đã xây dựng 16.000 trạm 4G và tăng lên thành 25.000 trạm cho đến hết tháng 4.
Thành Duy
Video đang HOT
Theo Zing
2017 sẽ là năm bùng nổ 4G tại Việt Nam
Việt Nam đã chuẩn bị gần như đầy đủ cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý để tiến lên 4G ở chuẩn cao nhất, dự kiến thay thế được 3G trong 2-3 năm tới.
Cuối năm 2015, các chuyên gia từ Qualcomm, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực kết nối và linh kiện bán dẫn, cho biết Việt Nam đã sẵn sàng cho mạng 4G. Tuy vậy, cho đến thời điểm cuối năm 2016, chỉ một vài nhà mạng được cấp phép cho chuẩn kết nối này, lượng người dùng được tiếp cận 4G cũng khá hạn chế.
Không còn gì ngăn cản 4G tại Việt Nam
Trao đổi riêng với Zing.vn tại sự kiện 4G/5G Summit vừa diễn ra tại Hong Kong, ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á một lần nữa khẳng định dù khá chậm so với khu vực, Việt Nam đã hoàn toàn đủ cơ sở kỹ thuật, hành lang pháp lý biến 2017 thành năm bùng nổ 4G.
Đã có 4 nhà mạng được cấp phép, và số lượng sẽ tăng dần. Các nhà mạng đang tập trung vào LTE, hướng tới nhanh chóng phủ sóng toàn quốc.
Các chuyên gia từ Qualcomm đều lạc quan về tương lai 4G vào năm 2016 tại Việt Nam. Ảnh: Duy Tín.
Ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương cho rằng, việc nâng cấp sau các nước cho phép Việt Nam lên thẳng được công nghệ 4G cao nhất.
"Lợi thế là Việt Nam sẽ lên ngay công nghệ mới nhất 4G LTE với tốc độ lên đến 1Gb/s. Khi đó, trải nghiệm so với 4G thông thường hoặc 3G hiện tại sẽ có sự khác biệt rất lớn", ông Nam cho biết.
Tương tự, ông Patrick Tsie, Giám đốc Tiếp thị Công nghệ Qualcomm tại Đông Nam Á cũng cho rằng "không bao giờ là quá trễ để lên 4G". Không chỉ thay đổi tốc độ kết nối, 4G sẽ mang đến những nội dung, thói quen mới, và các bên liên quan cần hỗ trợ người dùng tiếp cận những nội dung này.
Về phía nhà mạng, các chuyên gia cho rằng chi phí để nâng cấp từ 3G lên 4G là không lớn. Thêm vào đó, chi phí vận hành cho mỗi Gb đối với 4G/LTE là thấp hơn so với 3G, do đó lợi nhuận của nhà mạng cũng sẽ tăng.
"Viettel, MobiFone, VinaPhone đều đi lên 4G từ 3G. Họ đa số đã có thiết bị đời mới, đủ sức nâng cấp ngay lên 4G, chỉ cần bổ sung thêm vài module phần cứng, cũng như có phần mềm thích hợp, chi phí là không lớn", ông Patrick cho biết.
Các nhà mạng tại Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc nâng cấp, cung ứng 4G. Ảnh: Thành Duy.
4G vẫn còn nhiều thứ để phát triển dù 5G đang manh nha xuất hiện, theo các chuyên gia. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp thường có chế độ song song giữa các chuẩn mạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng.
"Về phía người dùng, họ không thực sự quan tâm mình đang dùng chuẩn 3G, 4G loại thường hay cao cấp, chỉ cần dịch vụ, trải nghiệm họ đang dùng nhanh, rẻ, thích thì họ sẽ dùng nhiều hơn", ông Patrick nhận định.
Nếu làm đúng cách, 4G sẽ nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam. Trên thế giới, tốc độ người dùng tiếp nhận 4G/LTE nhanh hơn rất nhiều so với 3G. Thêm vào đó, giá smartphone hỗ trợ 4G ở Việt Nam đang ở mức rẻ, cũng là yếu tố giúp người dùng tiếp cận 4G nhanh hơn.
"Các nhà mạng cho biết họ sẽ có nhiều chương trình 4G hấp dẫn, cho phép người dùng dùng thử. Do đó tôi nghĩ trong 2-3 năm, mức độ phủ sóng 4G ở VN sẽ rộng rãi như 3G hiện tại", ông Thiều Phương Nam dự đoán.
Việt Nam cần chuẩn bị cho 5G ngay từ bây giờ
5G sẽ mở ra những chân trời mới cho ngành công nghệ, đẩy mạnh các thiết bị thông minh, các thành phố thông minh. Tuy vậy, độ mới mẻ của nó cũng khiến các tổ chức liên quan phải chuẩn bị từ sớm.
"Thực tế 5G vô cùng liên quan đến Việt Nam. Gần đây chính phủ Việt Nam có nhắc đến việc xây dựng những thành phố thông minh, ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hay Đà Nẵng. Smartcity cần 5G, do đó, điều rất quan trọng là các nhà mạng, chính phủ bắt đầu chuẩn bị 5G từ bây giờ", ông Thiều Phương Nam nhận định.
Không chỉ tại Việt Nam, thế giới cũng đang có những bước tiến mãnh liệt sang 5G. Qualcomm đã giới thiệu modem 5G đầu tiên, đẩy mạnh IoT. Toyota, GM cũng đã bắt đầu những thế hệ xe thông minh đầu tiên.
Nhiều ngành liên quan tới 5G chỉ đang xác định tiêu chuẩn, mức kỳ vọng cho công nghệ này, nhưng 3 trụ cột của nó bao gồm băng thông di động, các giải pháp IoT và những giải pháp, luật lệ để mang nó ra thị trường.
"Vẫn còn quá sớm để biết cần những quy định, luật lệ gì. Tuy vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước khác ở Đông Nam Á cũng cần nâng cấp các cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho 5G trong tương lai", ông Patrick cho biết.
5G mở ra nhiều cơ hội mới, và Việt Nam cần sẵn sàng ngay từ bây giờ.
Để không gặp tình trạng chậm trễ như với 4G hiện tại, ông Nam cho rằng các nhà mạng, cũng như cơ quan quản lý nên phối hợp tốt với nhau, cả hệ thống sinh thái di động phải chuẩn bị.
"Chính sách đôi khi phải đi trước vài năm. 3G, 4G đang dùng băng tần tầm trung. Kỹ thuật, chính sách cho băng tần tầm thấp và cao cần chuẩn bị trước, đi trước 3-4 năm", ông Nam nhận định.
Về mặt kỹ thuật, không có con đường đi ngay từ 3G lên 5G. 4G là bước quan trọng để chuẩn bị cho 5G. Do đó, các nhà mạng cần có tầm nhìn đến chuẩn này ngay bây giờ.
Tuy vậy, câu chuyện hiện tại tại Việt Nam vẫn là làm tốt chuẩn 4G, vì đây là bước đệm cho tương lai, cho quy luật phát triển của chuẩn kết nối.
"Nhà mạng nên xây dựng hệ sinh thái 4G thật tốt. Đến khoảng năm 2020, khi 5G đã bắt đầu chín muồi, họ có thể yên tâm cung ứng 5G, trong khi vẫn duy trì được 4G", ông Thiều Phương Nam kết luận.
Lê Phát
Theo Zing
Gian nan huỷ dịch vụ trừ tiền của VinaPhone Khách hàng "dính" dịch vụ giá trị gia tăng không dễ huỷ, dù gọi điện trực tiếp đến tổng đài hoặc nhắn tin đến đầu số dịch vụ. Ảnh minh họa Phát hiện tài khoản điện thoại bị trừ tiền bất thường, khách hàng Tú Lan (ngụ quận 7, TP.HCM) nhắn tin TK gửi đến 123 để kiểm tra những dịch vụ giá...