Giá trị lớn từ những bài học nhỏ
Mới đây, Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp với Công an Đà Nẵng tổ chức chương trình truyền thông giáo dục lối sống chạm vào trái tim của mỗi học sinh, giúp các em biết nhìn nhận tốt hơn.
Không rao giảng, áp đặt, cũng không triết lý nặng nề mà bằng những câu chuyện có thật, thấm đẫm tình cảm, Chương trình truyền thông giáo dục lối sống, ngăn ngừa học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật, phòng chống ma tuý, tội phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới do Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp với Công an Đà Nẵng tổ chức đã chạm vào trái tim của mỗi HS, giúp các em biết nhìn nhận, hướng tới những giá trị sống tốt đẹp.
Bài học về cảm ơn, xin lỗi
Trên nền nhạc nhẹ dịu, câu chuyện giữa thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Chính trị – Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng với HS Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bắt đầu. Không khí lúc đầu ồn ào, náo nhiệt bởi những tiếng trò chuyện râm ran của học trò trong sân trường, dần dà thay bằng sự yên lặng. Tất cả học trò lẳng lặng lắng nghe, bị cuốn hút vào từng câu chuyện.
Bài học về lời cảm ơn, xin lỗi không phải ai cũng hiểu rõ.
Với những câu chuyện có thật về những đứa trẻ mê game về cướp của cha mẹ, những đứa trẻ ham chơi làm tổn thương ba mẹ, hay những đứa trẻ chạy theo những giá trị ảo khiến cha mẹ và thầy cô buồn lòng…, thầy Vương còn dẫn dắt các em về những vất vả của một người mẹ cưu mang con trong bụng 9 tháng 10 ngày vất vả như thế nào, khi sinh con phải vượt cửa sinh tử ra sao, và nuôi dưỡng con bất chấp mọi khó khăn, thậm chí hy sinh cả tính mạng mình cho con…
“Nhưng ở đây, có bao nhiêu em đã từng nói với cha mẹ của mình “Con cảm ơn ba mẹ!”, hoặc “Con yêu ba mẹ!” chưa? Hay là chỉ là “Con muốn cái này!”, “Con muốn thế kia!”….
Rất nhẹ nhàng, thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương còn hướng dẫn cho HS lối sống tích cực, lành mạnh. Từ chỗ “bắt bệnh” các “bệnh” phổ biến của tuổi teen như nghiện điện thoại, đến bệnh “bắt chước” thần tượng và nghiện nguy hiểm nhất hiện nay là nghiện Facebook, thầy Vương hướng HS hình thành thói quen đọc sách, biết kiềm chế những cơn nóng giận, biết quý trọng bản thân mình và bạn bè; trong những tình huống không thể tự xử lý được thì nên nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn của thầy cô, cha mẹ hoặc bạn bè.
“Chúng ta có 8 tiếng để ngủ, 4 tiếng để sinh hoạt cá nhân, 12 tiếng để lao động, học tập. Thế mà các em dùng quá nhiều thời gian vào điện thoại, chát chít thì còn bao nhiêu thời gian cho học tập?”.
Video đang HOT
Cân bằng giữa dạy chữ và dạy người
Trường THCS Lý Tự Trọng là điểm dừng chân thứ 28 của chương trình truyền thông giáo dục lối sống, ngăn ngừa học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật, phòng chống ma tuý, tội phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới do Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp với Công an Đà Nẵng tổ chức.
Đây là một trong những hoạt động để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cho HS – SV.
Theo như cô giáo Trương Thị Minh Thảo, Tổ trưởng Tổ Văn Trường THCS Lê Độ, Đà Nẵng thì “rất cần những buổi nói chuyện đầy tính thực tế này dành cho HS ở độ tuổi THCS, THPT, bởi chính những buổi nói chuyện này sẽ giúp các bạn ít nhiều nhìn nhận được trách nhiệm của mình với cuộc sống, và không quên bộc lộ những xúc cảm, yêu thương; không chỉ biết chạy theo thế giới ảo mà quên đi thực tế cuộc sống. Và không chỉ học trò, mà nhiều giáo viên cũng rơi nước mắt vì xúc động”.
Thầy Trương Hồng Ngọc – Hiệu trưởng Trường Lý Tự Trọng thì cho rằng, từ buổi nói chuyện này, “HS hiểu sâu hơn về chữ lễ trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, hiểu hơn về đạo lý làm con, làm trò…; thấy trân trọng công sức của cha mẹ, thầy cô, yêu hơn cuộc sống này”.
Từ những câu chuyện thực tế, thầy Vương nhấn mạnh: “Mạng thì “ảo” mà hậu quả và nỗi đau để lại thì thật. Trước khi nhấn nút like, comment hay share thì các em cần nên cân nhắc; muốn an toàn, trên Facebook, các em phải kết bạn với ba mẹ, thầy cô giáo. Nếu các em không có được một lựa chọn an toàn trong thế giới ảo thì rồi một ngày không xa, các em sẽ bị thụ động hoàn toàn trước cuộc đời này”.
Theo Hà Nguyên/ Giáo dục và Thời đại
5 trăn trở của bà mẹ trẻ gửi đặt hàng lãnh đạo TP HCM
"Bao năm qua TP HCM còn đầy rẫy bất an như tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém... Ở góc nhìn người mẹ trẻ, bạo lực học đường là nỗi lo hàng đầu của tôi", bà Mỹ Thanh viết.
Bà Trần Thị Mỹ Thanh gửi những trăn trở của mình đến Tuổi Trẻ tham gia chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP HCM.
Giám thị quan sát camera ghi hình các góc khuất tại một trường học ở TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
"Kính gửi Ngài Bí thư Thành ủy TP HCM!
Trước tiên, tôi xin kính chúc Ngài Bí thư thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống.
Thật lòng, tôi rất mừng vì có Ngài Bí thư về TP HCM. Hy vọng sự mạnh mẽ và quyết đoán trong công việc cũng như tầm nhìn của Ngài Bí thư sẽ cải tạo TP HCM thành một trong những thành phố đáng sống ở Việt Nam.
Dù được xem là một thành phố lớn và hiện đại bậc nhất cả nước, nhưng bao năm qua TP HCM còn đầy rẫy bất an như tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém, bạo lực học đường, ăn xin, xả rác...
Và hơn hết ở góc nhìn một người mẹ trẻ, BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG là một trong những nỗi lo hàng đầu của tôi.
Hàng ngày, nhan nhản trên mặt báo là các vụ học sinh đánh bạn dã man chỉ vì 1 cái nhìn, 1 câu nói, hay đơn giản chỉ vì va chạm khi sân trường đông đúc...
Ai cũng sắp và đang làm cha làm mẹ đều cảm thấy sợ và đau lòng khi hoặc nếu nạn nhân kế tiếp là con, cháu của chính mình.
Mỗi ngày hỏi thăm con đi học "có vui không? Ở trường có gì không?...".
Và tôi không khỏi giật mình khi nghe con trai bé nhỏ (lớp 7 Trường Lê Quý Đôn, quận 11) thuật lại: Cách đây hai tháng có mấy anh lớp 9 đánh anh Sao Đỏ gãy tay.
Rồi nào là trước đó trường phải gắn cả camera trong khu vực nhà vệ sinh vì các bạn đánh nhau trong nhà vệ sinh... Nghe xong, tôi cảm giác thật đau lòng cho cha mẹ của các bạn nhỏ đó và nghĩ sợ hãi cho đứa con ốm yếu bé nhỏ của mình.
Con đang đến trường học để học đối nhân xử thế, học cái chữ hay con đang đến khu rừng để chứng kiến muôn thú đánh nhau. Sợ lắm Ngài Bí thư ạ!
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Phải chi những vị chủ chốt của ngành giáo dục Việt Nam chịu ngồi suy nghĩ bằng cái TÂM của mình để đưa nền giáo dục phát triển. Bao nhiêu năm rồi, từ hồi tôi còn ngồi ghế nhà trường, giờ đến con mình cũng y chang hoặc tệ hơn!
Và dưới cách nhìn của một bà mẹ trẻ, tôi gửi đến Ngài Bí thư 5 vấn đề trăn trở của mình:
1- Đi học thêm (gia đình nào cũng phải cử người chở con em hoặc thuê xe ôm chạy nhong nhong suốt từ chiều đến tối. Có khi các em nó bận còn hơn mình đấy chứ)!
2- Trường không có các môn cho học sinh vui chơi rèn luyện tinh thần và thể chất như nước bạn (vẽ, nhạc, võ thuật, bơi, bóng rổ...). Hiện giờ các môn thể dục và vẽ ở trường giống như cho có, tôi thấy cũng như mấy chục năm về trước.
3- Reng chuông ra chơi, học sinh nhào vô căng-tin mua đồ ăn, chẳng em nào xếp hàng. Mặc dù nhà trường và gia đình đều dạy nhưng em nào cũng chen và không ai nhắc nhở tập thói quen.
4- Phòng vệ sinh của trường học bẩn kinh khủng, nếu không dạy nghiêm từ những việc nhỏ và cơ bản, các em sẽ không bao giờ có ý thức về cái dơ bẩn (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
5- Bạo lực học đường: Cần nghiêm cấm và xử lý các hành vi vi phạm thật nặng tùy theo mức độ, hoặc cho các học sinh cá biệt ra học riêng trường khác với chế độ kỷ luật gắt gao hơn, mọi chuyện đều có cách giải quyết!
Cảm ơn quý báo và Ngài Bí thư dành chút thời gian đọc những lời trăn trở này!".
Theo Trần Thị Mỹ Thanh/Tuổi Trẻ
Hàng vạn học sinh nghỉ học vì thời tiết quá lạnh Ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương tiếp tục yêu cầu các trường chủ động theo dõi thời tiết, kịp thời cho học sinh nghỉ học khi trời quá rét. Trong 2 ngày tới, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn duy trì rét đậm, rét hại diện rộng; vùng núi cao nhiều khả năng tiếp tục xảy ra...