Gia tộc Samsung bán nhà cố chủ tịch để trả nợ thuế
Ngôi nhà của cố Chủ tịch Samsung, Lee Kun-hee đang được rao bán để trang trải khoản thuế thừa kế tài sản hơn 10,6 tỷ USD.
Theo Chosun Biz , ngôi nhà nằm ở khu Itaewon, quận Yongsan, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đang được bán với giá 18,6 triệu USD, cao hơn khoảng 5,3 triệu so với mức giá chính phủ ấn định để áp thuế.
Khu dinh thự của cố Chủ tịch Samsung đang được rao bán.
Khu dinh thự của cố chủ tịch Samsung bao gồm 2 tòa nhà 2 tầng (có tầng hầm), diện tích lần lượt là 215 m2 và 150 m2, được xây dựng trên một khu đất rộng 1.069 m2.
Cố chủ tịch Lee Kun-hee đã mua nó vào tháng 10/2010. Ông qua đời vào tháng 10/2020 và khu nhà trở thành tài sản thừa kế của vợ ông, bà Hong Ra-hee và các con, bao bồm: Lee Jae-yong (Phó Chủ tịch Samsung Electronics), Lee Boo-jin (CEO Hotel Shilla), Lee Seo-hyun (Chủ tịch Quỹ Phúc lợi Samsung).
Gia tộc Samsung phải chịu một trong những khoản thuế thừa kế lớn nhất thế giới, trị giá hơn một nửa số tài sản được nhận, bao gồm cổ phần trong Samsung Life Insurance, Samsung Electronics và Samsung C&T, cũng như bất động sản tại Everland, công viên giải trí lớn nhất ở Hàn Quốc.
Gia đình này đã trả hơn 1,7 tỷ USD và xin tiếp tục trả góp phần thuế còn lại trong vòng 5 năm tới với lãi suất 1,2%/năm. Theo Korea Times , ngoài việc bán bớt tài sản thừa kế, các thành viên trong gia đình Samsung còn vay ngân hàng để trang trải thuế. Ước tính lãi hàng tháng khoảng 5 triệu USD.
Dinh thự đang được rao bán là một trong 5 ngôi nhà thuộc sở hữu của cố chủ tịch Samsung ở Itaewon và Hannam. Trong số này có 2 bất động sản thuộc vào loại đắt nhất tại Hàn Quốc, giá trị ước tính lên đến 38,2 triệu USD và 30,9 triệu USD.
Video đang HOT
Itaewon và Hannam là khu vực tập trung các gia tộc siêu giàu của Hàn Quốc. Nơi đây được đánh giá có phong thủy đắc địa. Phần lớn chủ sở hữu không bán nhà cho bên ngoài mà chỉ trao đổi trong phạm vi cộng đồng.
'Gánh nặng' 358 tỷ USD trên vai 'thái tử' Samsung sau cái chết của cha
"Thái tử" Samsung chịu áp lực to lớn để làm sao biến giá trị thị trường công ty tăng gần 400 lần như người cha quá cố của mình đã làm được.
Phó chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae-yong gần như chắc chắn sẽ là người kế vị "ngai vàng" từ người cha quá cố của mình. Tuy nhiên, để có một cuộc chuyển ngôi thành công, vị Phó chủ tịch cần phải đối mặt với rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong đó cấp thiết nhất là giải quyết 2 vấn đề gồm: Đại tu cấu trúc cổ phần phức tạp của tập đoàn và cải thiện hoạt động kinh doanh bằng việc tìm ra những cỗ máy tăng trưởng mới.
Kể từ khi cố chủ tịch Lee Kun-hee thừa kế quyền kiểm soát công ty từ người cha của ông, nhà sáng lập Lee Byung-chull vào năm 1987, vị chủ tịch quá cố đã biến Samsung thành một đế chế điện thoại thông minh, tivi, chip nhớ và đồ gia dụng lớn bậc nhất toàn thế giới.
Samsung báo cáo doanh thu hàng năm đạt 10 nghìn tỷ won vào năm 1987 nhưng con số này đã tăng lên 386 nghìn tỷ won vào năm 2018. Giá trị thị trường công ty đã tăng 396 lần từ mức 1 nghìn tỷ won thành gần 400 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 358 tỷ USD).
Khi Chủ tịch Lee qua đời, có một điều gần như chắc chắn là Lee Jae-yong sẽ thừa kế ngai vàng ở công ty lớn nhất xứ sở Kim chi. Kể từ khi vị chủ tịch quá cố phải nhập viện vào năm 2014, "thái tử" Lee vẫn chưa được chính thức trao cho ngôi vị Chủ tịch mà chỉ đảm nhận cương vị Phó chủ tịch.
Trước khi Samsung Electronics trở thành gã khổng lồ công nghệ dẫn đầu thế giới, các chuyên gia phân tích và nhà chức trách nói rằng tham vọng của vị cố Chủ tịch khởi nguồn từ năm 1993 đã bắt đầu một hành trình dài để có thể leo tới đỉnh cao như bây giờ.
Năm 1993, cố Chủ tịch Lee đã triệu tập tất cả các vị lãnh đạo lớn nhỏ của Samsung vào và tham gia một buổi họp đột xuất chưa từng thấy trong lịch sử công ty.
Buổi họp diễn ra trong 3 ngày, mọi người không được nghỉ, duy chỉ có khoảng thời gian buổi tối để ngủ. Trong suốt thời gian đó, việc của chủ tịch Lee là diễn thuyết, diễn thuyết và diễn thuyết...liên tục trong 3 ngày.
Ở đó, ông đã đặt ra tầm nhìn "đau đáu" của mình về tương lai của Samsung và những gì công ty này sẽ cần phải làm để trở nên thành công trên trường quốc tế. Trong bài phát biểu này, ông cũng đã nói một câu nói nổi tiếng mà đã sau này đi cùng với cái tên Lee Kun-Hee :"Bạn có thay đổi tất cả mọi thứ, nhưng tuyệt nhiên không phải là vợ và con của bạn"
Bài phát biểu này cuối cùng được biết đến với cái tên nội bộ bên trong Samsung là "Tuyên ngôn Frankfurt năm 1993". Nó được viết lại thành một cuốn sách dày 200 trang, được phát cho các nhân viên Samsung đọc để thấm nhuần tư tưởng của vị Chủ tịch. Với các nhân viên, không có cơ hội đọc, thậm chí Samsung còn sản xuất phim hoạt hình với nội dung tương tự cho họ xem.
Từ ngày đó, cái tên Samsung đã dần quen thuộc trên thế giới như một gã khổng lồ sản xuất TV, smartphone lớn nhất thế giới. Hình ảnh của một nhà sản xuất thường xuyên bị ngồi chiếu dưới trong các cuộc đua của các ông lớn đã gần như không còn nữa.
Những quyết định tầm cỡ của "thái tử"
Với tầm nhìn biến Samsung từ công ty vô danh thành gã khổng lồ công nghệ của cố chủ tịch, tới giờ vẫn chưa biết liệu bây giờ Phó chủ tịch sẽ đóng góp gì cho tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp của Samsung và sự lãnh đạo của công ty trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Giới phân tích thì cho rằng vị Phó chủ tịch cũng đã cho thấy những quyết định tầm cỡ để giúp Samsung Electronics đặt tới những bước đột phá ngay khi nào gã khổng lồ này rơi vào "vùng trũng" cần những thay đổi to lớn.
Năm 2016, "thái tử" Lee quyết định mua công ty điện tử xe hơi di động Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD để tìm ra tốc độ tăng trưởng mới khi chứng kiến thị trường xe kết nối đang tăng trưởng chóng mặt.
Phó chủ tịch cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ đầu tư 180 nghìn tỷ ươn (160 tỷ USD) tập trung vào cải thiện năng lực của Samsung trong những lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, mạng 5G, thiết bị điện tử ô tô di động...
Ông cũng đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh để biến Samsung trở thành người dẫn đầu trong mảng chip logic vào năm 2030 thông qua việc đầu tư 133 nghìn tỷ won để cải thiện sự cạnh tranh trong System LSI... Trong khi Samsung Electronics đang là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, công ty vẫn đang bị tụt hậu về mảng không phải chip nhớ - chiếm 70% thị trường chip nhớ.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn để có thể vượt qua những khó khăn từ đại dịch Covid-19, ông Lee đã củng cố những hoạt động của mình trong năm nay, ghé thăm những nhà máy sản xuất chủ đạo của công ty ở Hàn Quốc và nước ngoài. Đầu tháng này, ông Lee cũng gặp các lãnh đạo của nhà sản xuất chip ASML tại Phần Lan để củng cố mối quan hệ hợp tác..
5 ngày sau chuyến thăm châu Âu, ông Lee cũng đã ghé thăm Việt Nam để thăm trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) đang được xây dựng ở Hà Nội và nhà máy điện thoại và màn hình của họ ở đây.
Chuyển giao quyền lực, đại tu bộ máy
Vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ về việc người thừa kế Samsung có thể hoàn thành quy trình thừa kế một cách suôn sẻ hay không. Vị Phó chủ tịch hiện kiểm soát tập đoàn này với cấu trúc sở hữu cực kỳ phức tạp, liên kết với Samsung C&T, Samsung Life Insurance và Samsung Electronics.
Dĩ nhiên, với bản thân ông Lee, việc chính thức kiểm soát "ngai vàng" Samsung là điều hết sức quan trọng. Trong những chi nhánh của tập đoàn, vị Phó chủ tịch nắm 4,18% cổ phần Samsung Electroncis, 20,76% cổ phần Samsung Life Insurance và 2,86% cổ phần Samsung C&T.
Tập đoàn hiện có một cấu trúc sở hữu vô cùng phức tạp với sự chồng chéo giữa các chi nhánh, cho phép gia tộc nhà sáng lập có thể kiểm soát kinh doanh chỉ bằng một lượng cổ phần sở hữu rất nhỏ.
Tháng 5, vị Phó chủ tịch đã đưa ra lời nhắn rằng ông sẽ tiến hành những thay đổi cần thiết để mang lại cấu trúc sở hữu của tập đoàn đơn giản hơn. Tuy nhiên, công cuộc chuyển giao quyền lực được dự đoán sẽ phải mất thời gian lâu hơn dự tính bởi vị Phó chủ tịch hiện đang liên quan tới loạt những cáo buộc pháp lý như gian lận kế toán, thao túng chứng khoán, hối lộ...
Samsung ra sao sau khi chủ tịch Lee Kun-hee qua đời? Chủ tịch vừa qua đời, Phó chủ tịch đang có ngu cơ phải ngồi tù 10 năm, con thuyền Samsung sẽ ra sao? Như thông tin đã đưa, Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Sự ra đi của chủ tịch Lee thời điểm này là một nỗi đau vô cùng lớn với Samsung. Ngoài ra...