Giá tiêu hôm nay 23/11, đi ngang, thấp nhất 81.500đ/kg, nghịch lý thiếu cung nhưng giá vẫn giảm
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 – 84.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 23/11, đi ngang, thấp nhất 81.500đ/kg. (Nguồn: Food Hacks)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 – 84.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 81.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (82.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (82.500 đ/kg); Bình Phước (83.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 84.000 đ/kg.
Như vậy, từ đầu tháng đến nay, thị trường trong nước mất 5.000 – 5.500 đồng/kg.
Hiện nay, cà phê, hồ tiêu vẫn đang là những cây trồng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân và nền kinh tế. Trong năm nay, hồ tiêu ước đạt xuất khẩu gần 1 tỷ USD, trong khi cà phê có thể lên đến 3 tỷ USD.
Video đang HOT
Hiện vụ cà phê mới ở Việt Nam đang chuẩn bị thu hoạch rộ, sau đó vụ hồ tiêu cũng bắt đầu thu hái từ sau Tết Nguyên đán. Một điểm chung của cả 2 thị trường trên đó là đang tồn tại những nghịch lý.
Với cà phê, trong khi thị trường thế giới tăng cao, lập đỉnh 10 năm, cộng với phân bón, giá xăng dầu, giá nhân công thu hái phi mã, thì giá cà phê nguyên liệu trong nước vẫn “đủng đỉnh”, tăng nhưng chậm. Thậm chí nhiều nhà vườn đang rất bị động trong tiêu thụ cà phê vụ mới.
Câu chuyện hồ tiêu cũng mang dáng dấp tương tự. Khi thị trường thế giới khan hàng, nguồn cung sụt giảm, giá các nước vẫn ổn định và tăng đều thì thị trường trong nước lại trượt dốc.
Chuyên gia đánh giá, thị trường hàng nông sản Việt Nam thường bị thao túng, và nông dân là những người hưởng lợi ít nhất, bị hại nhiều nhất sau mỗi đợt điều chỉnh của thị trường.
Trên thị trường thế giới, tại Ấn Độ, theo The Hindu Business Line, thời tiết khắc nghiệt và thời vụ gieo trồng không đồng đều có khả năng làm giảm nguồn cung hạt tiêu của Ấn Độ trong niên vụ hiện tại (10/2021 – 9/2022).
Điều này đã khiến người trồng tiêu và các thương nhân tại đây lo ngại sản lượng tiêu sẽ giảm 30 – 35% so với mức sản lượng 65.000 tấn được ghi nhận trong vụ trước đó.
Hiện tại, giá tiêu tại quốc gia này đã bắt đầu tăng và đang ở mức cao nhất trong ba năm qua, mang lại niềm vui cho nông dân khi tất cả các mức giá đều được ấn định là sẽ sớm chạm mức 500 Rupee/kg đối với các giống không phân loại.
Các thương nhân cho rằng, sự gia tăng này là do nhu cầu trong nước tăng từ người tiêu dùng cuối cùng và sự không có sẵn của cây trồng trên thị trường. Đồng thời, các điều kiện hiện hành có thể kích hoạt nhập khẩu cao hơn.
Giá tiêu hôm nay 22/11, tiếp tục giảm, cao nhất 84.000đ/kg, vẫn khan hàng, cơ hội đầu tư tốt?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 - 84.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11, tiếp tục giảm, cao nhất 84.000đ/kg, (Nguồn: AdobeStock)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 81.500 - 84.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 81.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (82.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (82.500 đ/kg); Bình Phước (83.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 84.000 đ/kg.
Kết thúc tuần qua, giá tiêu giảm 500 - 1.000 đồng/kg. Đây đã là tuần suy giảm thứ 3 liên tiếp của giá tiêu trong nước kể từ đầu tháng.
Nhận định về thị trường hồ tiêu thế giới những tháng cuối năm, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới IPC cho biết Brazil là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng do vụ thu hoạch ở phía Bắc của nước này còn đang diễn ra. Còn các quốc gia khác đều trong tình trạng khan hàng.
Trong khi đó tin tức về vụ mới của Việt Nam không mấy khả quan. Do vậy, dự kiến khách hàng sẽ chuyển sang mua hồ tiêu Brazil nhiều hơn do giá cước vận tải tốt hơn.
Về nhu cầu, IPC thông tin Mỹ đã dần đặt chỗ cho các đơn hàng năm 2022, thị trường Trung Quốc sức mua chậm lại trong khi châu Âu dè dặt nhập hàng. Dự báo sức mua từ thị trường Trung Đông cũng yếu.
IPC kết luận, về cơ bản, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu vẫn mạnh trong khi nguồn cung toàn cầu không tăng. Bên cạnh đó, lạm phát thế giới năm 2022 sẽ khiến giá đầu vào tăng cao dẫn đến giá các mặt hàng tiếp tục neo ở mức cao, trong đó có hồ tiêu.
Do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào trên thị trường cũng đều là cơ hội, đặc biệt tốt cho giới đầu cơ. Ví dụ ở thị trường Việt Nam từ đầu tháng 11/2021 đến nay là minh chứng rõ nét.
Theo báo cáo được công bố bởi Fior Markets trên globalnewswire.com, thị trường tiêu đen toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3,903 tỷ USD vào năm 2020 lên hơn 5,99 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 5,5% trong giai đoạn dự báo 2021-2028.
Báo cáo cho biết, thị trường tiêu đen toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ ổn định, lành mạnh và được kỳ vọng cao từ các nhà đầu tư. Thị trường được thúc đẩy bởi sự gia tăng chi tiêu cho các sản phẩm thực phẩm và tăng thu nhập khả dụng ở các nước đang phát triển.
Hạt tiêu đen là một trong các loại gia vị tốt cho sức khỏe và được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm. Loại hạt này cũng được coi là một sản phẩm có chất kháng khuẩn tự nhiên, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Tinh dầu hạt tiêu không chỉ là gia vị mà còn làm giảm hoạt động của vi sinh vật. Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất ete từ dầu hạt tiêu đen (BPPE) ức chế phiên mã gen, rối loạn chức năng trao đổi chất và chết tế bào ở vi khuẩn.
Giá tiêu hôm nay 21/11, đi ngang, thấp nhất 82.000đ/kg, nguyên nhân tiêu mất đà tăng Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 82.000 - 84.500 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 21/11, đi ngang, thấp nhất 82.000đ/kg. (Nguồn: Cookist) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 82.000 - 84.500 đ/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...