Giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất
Nghiên cứu xuất bản hôm 27/8 đề xuất rằng Trái Đất không cần đến các vụ va chạm của tiểu hành tinh và sao chổi để lấp đầy đại dương.
Trái Đất nhìn từ Vệ tinh Quan sát Khí hậu Deep Space. Ảnh: NOAA/NASA.
Nước bao phủ 70% bề mặt Trái Đất và đặc biệt quan trọng đối với sự sống, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là một đề tài gây tranh luận. Nhiều nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng hành tinh của chúng ta là một vật thể cằn cỗi khi hình thành, do các khối cấu tạo nên nó nằm gần Mặt Trời và bị “sấy khô” bởi sức nóng của ngôi sao. Theo đó, phần lớn nước trên Trái Đất chỉ xuất hiện sau các sự kiện va chạm với các thiên thể băng giá ngoài vũ trụ.
Tuy nhiên, trong một báo cáo mới trên tạp chí Science, các nhà thiên văn học người Pháp do chuyên gia Laurette Piani từ Trung tâm Nghiên cứu Đại hóa và Thạch học (CNRS) tại Đại học Lorraine dẫn đầu đã phủ định giả thuyết này.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 13 mẫu thiên thạch enstatit chondrite – loại thiên thạch tương tự các khối đá không gian tạo nên Trái Đất cách đây hơn 4,5 tỷ năm. Họ đã phát hiện rất nhiều hydro bên cạnh các đồng vị của oxy. Đây là bằng chứng cho thấy Trái Đất là một hành tinh ẩm ướt ngay từ khi chào đời.
Video đang HOT
Một mảnh thiên thạch enstatit chondrite tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Pháp. Ảnh: L. Piani.
Theo tính toán của các nhà khoa học, những khối đá cấu thành Trái Đất trong quá khứ chứa lượng nước gấp ít nhất ba lần sức chứa của các đại dương trên hành tinh ngày nay. Mặc dù vậy, Piani và các cộng sự không loại trừ khả năng các vụ va chạm thiên thạch sau này tiếp tục bổ sung nước cho Trái Đất.
“Vật liệu chứa hydro đã tồn tại trong hệ Mặt Trời vào thời điểm Trái Đất hình thành, ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao khiến nước không thể ngưng tụ. Chúng tôi nhận thấy thành phần đồng vị hydro trong thiên thạch enstatit chondrite tương tự thành phần của nước được lưu trữ trong lớp phủ của Trái Đất. Khám phá này chỉ ra rằng các khối đá hợp thành hành tinh của chúng ta đã cung cấp phần lớn nước cho nó”, Piani nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Anne Peslier tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA lưu ý rằng vẫn còn những câu hỏi lớn chưa được giải đáp về thời gian hấp thu nước của Trái Đất. Ví dụ như trong các đợt bắn phá của thiên thạch, lượng nước tự nhiên của Trái Đất liệu có quay trở lại đại dương hay không sau khi bị đun sôi và bay hơi. “Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã cung cấp một góc nhìn mới mẻ và quan trọng về nguồn gốc của nước trên Trái Đất”, Peslier chia sẻ.
Giả thuyết mới về vật thể liên sao
Oumuamua - 'vị khách vũ trụ' đầu tiên đến từ ngoài Hệ Mặt trời có thể có lịch sử nguồn gốc rất dữ dội.
Giả thuyết mới nhất về sự hình thành vật thể liên sao này không nhắc đến sự tham gia của nền văn minh tiềm tàng ngoài Trái đất.
Mô phỏng máy tính cho thấy Oumuamua có thể hình thành từ các mảnh vỡ của một thiên thể lớn hơn.
Oumuamua (tên đầy đủ là 1I/'Oumuamua) là vật thể bí ẩn đến chỗ chúng ta từ ngoài Hệ Mặt trời. Nó được nhà vật lý người Canada Robert Wedyk phát hiện năm 2017 dựa trên các quan sát của Kính viễn vọng Pan STARRS đặt ở Hawaii (Mỹ). Lúc đó, Oumuamua ở cách Trái đất khoảng 30 triệu km.
Ban đầu, các nhà thiên văn học cho rằng Oumuamua là sao chổi. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ lưỡng, người ta xếp Oumuamua vào danh sách các tiểu hành tinh. Vật thể này không ngừng làm các nhà khoa học ngạc nhiên: Hóa ra, nó thể hiện là có gia tốc phi hấp dẫn; còn các đặc tính vật lý trên bề mặt của nó khiến người ta nghĩ là nó có nhân như sao chổi.
Những nghiên cứu mới nhất cho rằng, Oumuamua có lẽ là một mảnh vỡ từ một thiên thể lớn hơn. Thiên thể này đã bị các lực hấp dẫn xé rách khi di chuyển gần một ngôi sao.
Nguồn gốc cái tên 1I/'Oumuamua cũng khá thú vị. Chữ I xuất phát từ "interstellar" (liên sao); số 1 được thêm vào để nhấn mạnh rằng đây là thiên thể đầu tiên từ ngoài Hệ Mặt trời. Phần chính của tên (Oumuamua) xuất phát từ tiếng Hawaii, thể hiện đây là "sứ giả đầu tiên" đến từ không gian liên sao.
"Kịch bản "mảnh vỡ" không chỉ bảo đảm cách thức hình thành vật thể kiểu này, mà còn chứng tỏ có rất nhiều vật thể liên sao giống tiểu hành tinh" - nhà khoa học Yun Zhang ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết.
Giả thuyết mới cũng giải thích "sự kỳ quặc" của vật thể. Chẳng hạn, Oumuamua có hình dạng thuôn dài, trông giống điếu xì gà vũ trụ. Các nhà thiên văn học chưa từng quan sát thấy thiên thể nào có hình dạng như vậy. Ngoài ra, Oumuamua thể hiện "gia tốc phi hấp dẫn", tức là chuyển động không bị thúc đẩy bởi Mặt trời, sao Mộc hoặc bất kỳ thiên thể lớn nào khác.
Chuyển động như vậy có thể được giải thích là do sự thoát khí sao chổi gây ra. Tuy nhiên, Oumuamua không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thoát khí nào; nó không có đuôi cũng như không có nhân như sao chổi. Một số người còn đồn đại rằng Oumuamua có thể là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
Giả thuyết mới nói về nguồn gốc tự nhiên của Oumuamua. Nhóm nghiên cứu của Zhang đã sử dụng các mô phỏng máy tính để nghiên cứu xem các vật thể thay đổi như thế nào khi bay gần các ngôi sao. Việc di chuyển quá gần có thể khiến vật thể bị xé rách; sau đó các mảnh vỡ tiếp tục lang thang trong không gian vũ trụ.
Quá trình nóng lên cực đoan trong khi bay gần ngôi sao và sau đó nguội lạnh khiến cho các mảnh vỡ này tạo ra lớp vỏ bên ngoài, giúp duy trì hình dạng kỳ quặc của chúng. "Trung bình, mỗi hệ hành tinh phải ném vào không gian liên sao khoảng 100 tỷ vật thể giống như Oumuamua" - Zhang cho biết.
Các mảnh vỡ có thể rất khác nhau: Từ sao chổi, tiểu hành tinh đến hành tinh nhỏ. Các vật thể liên sao tương tự như Oumuamua có thể cung cấp các chỉ dẫn quý giá về sự hình thành và tiến hóa của các hệ hành tinh.
Oumuamua không phải là "vị khách ngoài Hệ Mặt trời" duy nhất. Vào tháng 7/2019, các nhà thiên văn học phát hiện thiên thể liên sao thứ hai - sao Chổi 2I/Borisov.
NASA: Một thiên thạch sẽ bay ngang qua Trái Đất vào ngày 1/9 tới Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo một thiên thạch có đường kính khoảng 22 đến 49 mét sẽ bay ngang qua hành tinh của chúng ta vào ngày 1/9 tới. Trong ảnh (tư liệu): Hình ảnh do NASA công bố ngày 18/8/2020 cho thấy một hành tinh nhỏ 2020 QG bay sượt qua Trái Đất ở khoảng...