Giá thực phẩm tăng mạnh tại Nhật Bản
Theo số liệu của công ty phân tích True Data Inc của Nhật Bản công bố ngày 20/6, các công ty thực phẩm tại nước này đang bắt đầu tăng giá do giá nguyên vật liệu và dầu thô tăng, gây thêm khó khăn cho các hộ gia đình ở Nhật Bản vốn đã chịu tác động không nhỏ của đại dịch COVID-19.
Nhân viên kiểm tra giá các mặt hàng tại siêu thị Itoyokado ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, giá dầu ăn trung bình tại các siêu thị trên toàn Nhật Bản đã tăng gấp 1,5 lần so với năm ngoái trong khi giá sốt mayonnaise tăng gần 30%, các sản phẩm bơ thực vật, mỳ ống của Italy và bánh mỳ trắng tăng khoảng 10%.
Giá nguyên vật liệu và dầu thô tăng do nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh các nền kinh tế đang phục hồi sau hơn hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành và do tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, chi phí nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng do đồng yen giảm giá so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác.
Video đang HOT
Trong khoảng một năm kể từ mùa Xuân năm ngoái, công ty dầu ăn Nisshin Oillio Group Ltd đã 5 lần tăng giá sản phẩm, trong khi đối thủ của hãng, J-Oil Mills Inc cũng đã 5-6 lần tăng giá. Do vậy, tại Nhật Bản, giá dầu ăn đã tăng từ 213 yen (1,5 USD)/lít lên 323 yen/lít trong khi một chai sốt mayonnaise trọng lượng 400-450 gram tăng từ 175 yen lên 226 yen.
Nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 cũng là nguyên nhân khiến giá ngũ cốc tăng. Giá mỳ ống của Italy trọng lượng 600 gram đã tăng từ 256 yen lên 292 yen, trong khi 1 kg bột mỳ tăng 0,9% từ 233 yen lên 254 yen.
Các doanh nghiệp tư nhân tại Nhật Bản cho rằng giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng do cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ tiếp tục bất ổn và đồng yen giảm sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của nước này. Nhà kinh tế cao cấp Koya Miyamae thuộc công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities Inc nhận định: “Thực phẩm và các mặt hàng khác sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tác động của đồng yen yếu và giá dầu thô cao được dự báo có thể giảm sớm nhất là vào đầu mùa Thu này”.
Lãnh đạo "Bộ Tứ" sẽ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo Kyodo, trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, lãnh đạo từ 4 quốc gia này có thể sẽ phản đối các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ gồm: (Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản dẫn nguồn thạo tin hôm 22/9 cho hay, lãnh đạo 4 nước "Bộ Tứ" được cho là sẽ phản đối các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông khi họ gặp thượng đỉnh ở Washington, Mỹ vào tuần này.
Theo các nguồn tin, một bản nháp tuyên bố chung của các lãnh đạo dường như đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn mức bình thường trước đó liên quan tới tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố này được cho là sẽ "phản đối những thách thức gây ảnh hưởng tới trật tự dựa trên quy tắc" ở các khu vực trên.
Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9, sẽ là sự kiện họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Mỹ cho biết, sự kiện sẽ mang tới một cơ hội để củng cố quan hệ, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Tại hội nghị thượng đỉnh "Bộ Tứ" hồi tháng 3, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tìm cách để đối phó với việc Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm ngoái, Trung Quốc từng nghi ngờ rằng Mỹ muốn xây dựng "NATO Ấn Độ - Thái Bình Dương" với nòng cốt là nhóm "Bộ Tứ", cũng như cáo buộc Washington muốn tạo ra "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và "khuấy động sự đối đầu giữa các nhóm và khối khác nhau" cũng như "kích thích cạnh tranh địa chính trị".
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, với hàng loạt mâu thuẫn xoay quanh nhiều vấn đề từ Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương cho tới chiến tranh thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ...
WHO bỏ 3 biến chủng nCoV khỏi danh sách đáng quan tâm Tổ chức Y tế Thế giới hạ cấp cảnh báo với các biến chủng này vì tỷ lệ lây nhiễm suy giảm đáng kể. Theo Newsweek , ba biến chủng nCoV mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại bỏ khỏi danh sách đáng quan tâm là Eta, Iota và Kappa. Từ ngày 22/9, chúng được xếp vào nhóm đang theo...