Nhật Bản cho phép điều trị bằng ‘hỗn hợp kháng thể’ đối với bệnh nhân cách ly tại nhà
Chính quyền tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản ngày 17/9 cho biết sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước áp dụng phương pháp điều trị “hỗn hợp kháng thể” cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sapporo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố được đưa ra không lâu sau khi cùng ngày Bộ Y tế Nhật Bản thông báo cho phép áp dụng biện pháp điều trị này với các bệnh nhân tự cách ly tại nhà.
Biện pháp điều trị dùng “hỗn hợp kháng thể” được Nhật Bản phê chuẩn hồi tháng trước, theo đó bệnh nhân được truyền tĩnh mạch đồng thời 2 loại thuốc để khống chế virus SARS-CoV-2. Khi đó, biện pháp này chỉ được giới hạn áp dụng cho bệnh nhân nằm viện hoặc điều trị ngoại trú.
Bộ Y tế cho biết, để điều trị tại nhà bằng phương pháp này, phải có hệ thống giám sát tình trạng của bệnh nhân trong vòng 24 giờ sau khi được truyền tĩnh mạch.
Theo thông báo của chính quyền Osaka, trong quá trình thử nghiệm, bác sĩ đến khám sẽ điều trị bằng “hỗn hợp kháng thể” nhằm ngăn các triệu chứng nặng. Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura cho biết đối tượng áp dụng là các bệnh nhân dưới 40 tuổi, có triệu chứng nhẹ nhưng có nguy cơ diễn biến nặng. Chính quyền Osaka sẽ đánh giá những khó khăn và hiệu quả của biện pháp điều trị này và chia sẻ kết quả với Bộ Y tế.
Video đang HOT
Thống đốc Yoshimura cho biết bằng cách điều trị càng sớm càng tốt cho các bệnh nhân tự cách ly tại nhà, chính quyền Osaka muốn giảm càng nhiều càng tốt số bệnh nhân có triệu chứng nặng, nhằm ứng phó với khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ sáu.
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Dự kiến, lượng dầu nhập khẩu từ Iran của Trung Quốc trong tháng 3/2021 sẽ đạt mức 856.000 thùng/ngày, tăng 129% so với tháng 2.
Trung Quốc dường như đang trở thành nhà nhập khẩu dầu hàng đầu của Iran, trong bối cảnh chính quyền Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Trong năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu trung bình khoảng 306.000 thùng dầu/ngày từ Iran, đạt tổng cộng 17,8 triệu tấn. Trong đó, khoảng 75% dầu được Trung Quốc nhập khẩu gián tiếp qua Malaysia, Oman hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.
Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước tăng cao, lượng dầu nhập khẩu từ Iran vào Trung Quốc trong tháng này dự kiến sẽ nhảy vọt lên 856.000 thùng/ngày, tăng 129% so với tháng trước đó. Lượng dầu nhập khẩu của Iran tăng đột biến được cho là đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Lý do khiến Trung Quốc tăng mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Iran do chi phí thấp, khi giá dầu của Tehran thường có giá thấp hơn giá dầu Brent từ 3-5 USD.
Trước đó, lượng "vàng đen" của Iran xuất khẩu sang châu Á, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã giảm mạnh kể từ cuối năm 2018 do các biện pháp trừng phạt của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế nhận định, việc Trung Quốc tăng mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong vài tháng qua cho thấy xu hướng này có thể sẽ thay đổi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Nhập khẩu từ Iran sang Trung Quốc không bao giờ ngừng hoàn toàn, song chắc chắn đã giảm. Tuy nhiên, Emma Li - nhà phân tích lưu lượng dầu thô của Refinitiv, cho biết: "Khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran bắt đầu tăng từ quý IV/2020, trong đó tỉnh Sơn Đông là khu vực tiếp nhận hàng đầu cho thấy các nhà máy độc lập là nơi tiêu thụ chính".
Mối quan tâm của Trung Quốc đối với dầu thô của Iran song hành với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Bắc Kinh và Tehran. Hai nước kỳ vọng sẽ đạt kim ngạch thương mại song phương lên 600 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Ngoài ra, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc cố gắng làm tăng cường các mối quan hệ chính trị, kinh tế và chiến lược trong khu vực, với trọng tâm là ngành năng lượng.
Trong các giao dịch nhiên liệu gần đây với Trung Quốc, Iran đã được hoàn thành các giao dịch tài chính bằng ngoại tệ, chẳng hạn như đồng Euro, để tránh bị ràng buộc với đồng bạc xanh và lệnh cấm vận của Mỹ.
Hiện Iran chỉ cung cấp 3% trong tổng nguồn cung dầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau có thể thúc đẩy một thỏa thuận năng lượng mạnh mẽ hơn nếu Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, với nhu cầu dầu khoảng 12 triệu thùng/ngày. Điều này khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trở thành một đối tác quan trọng để các quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ chốt thiết lập quan hệ thương mại lâu dài. Mặc dù nhu cầu suy yếu do đại dịch Covid-19, nhưng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 32% trong tháng 1/2021.
Số liệu này cũng phản ánh xu hướng gia tăng nhu cầu nhiên liệu tại châu Á - khu vực được báo cáo tăng 7,5% lượng nhập khẩu dầu từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021.
Dường như sau nhiều năm quan hệ khó khăn với Iran, Trung Quốc và khu vực châu Á được dự báo sẽ sớm nối lại quan hệ đối tác năng lượng với quốc gia giàu dầu mỏ khi Tehran đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang phục hồi mạnh.
Mỹ xem xét nhiều biện pháp khác nhau trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên Ngày 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang xem xét nhiều biện pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, bao gồm cả việc gây sức ép và các phương pháp ngoại giao. Trong ảnh (từ trái sang): Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi...