Giá tất cả giáo viên đều được quyền chọn sách giáo khoa
Việc chọn lựa được bộ sách vào giảng dạy lẽ nào chỉ được thẩm định bằng mắt? Nếu không thông qua thực tế giảng dạy liệu việc chọn lựa có chính xác không?
Nhiều năm trở lại đây, không ít địa phương luôn thay đổi xoành xoạch sách giáo khoa như sách của chương trình VNEN, sách giáo khoa môn Anh văn, Tin học và Mỹ thuật.
Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa cho các địa phương chọn lựa (Vinhphuc.edu.vn)
Có khi 2 năm liên tục thay 2 lần sách. Việc chọn sách giáo khoa nào là do sở, phòng địa phương ấy quyết định. Các cơ sở giáo dục thường rất bị động trong chuyện này.
Không ít trường học bức xúc vì liên tục thay sách mới nhà trường không chỉ phải bỏ cả tủ sách dùng chung mà còn phải chi thêm một khoản tiền mua sách cho giáo viên giảng dạy.
Đã thế, những bộ sách giáo khoa dù thay mới vẫn đầy lỗi sơ đẳng như lỗi chính tả, lỗi về câu từ…
Chương trình hiện hành còn thế, nay sắp bước sang chương trình mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn.
Việc chọn lựa để đi đến quyết định dùng bộ sách nào cho phù hợp với học sinh địa phương mình là điều nên làm. Thế nhưng nhiều câu hỏi thắc mắc đã được đặt ra:
“Ai sẽ là người được chọn sách? Giáo viên có được quyền góp tiếng nói trong chuyện này hay không?’
Những ai sẽ là người chọn sách?
Theo quy định mới việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông từng tỉnh thì chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
Trong đó, chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các phó chủ tịch là lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, thư ký hội đồng là lãnh đạo các phòng chức năng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo. Mỗi môn học/hoạt động giáo dục ở một cấp học có một tiểu ban.
Thành phần của các tiểu ban này có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, đại diện các cơ quan tổ chức có liên quan…
Video đang HOT
Đặc biệt, dự thảo đưa ra quy định có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là nhà giáo hoạt động giáo dục, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các vùng miền trên địa bàn. 1
Những băn khoăn
Nếu nhìn vào thành phần chọn sách giáo khoa của từng địa phương, chúng ta sẽ thấy nắm giữ các vị trí chủ chốt để ra quyết định toàn những cán bộ cấp cao của địa phương.
“Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các phó chủ tịch là lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, thư ký hội đồng là lãnh đạo các phòng chức năng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo”. Giáo viên chỉ nằm trong một tiểu ban nhỏ.
Liệu rằng những ý kiến của những thầy cô giáo dày dạn kinh nghiệm trong thực tế có được lưu ý?
Từ nay tính đến năm học mới 2020-2021 chỉ còn khoảng 8 tháng (trong đó, học sinh chỉ học 5 tháng là nghỉ hè) thế nhưng hiện vẫn chưa có sách giáo khoa để chọn lựa.
Việc chọn lựa được bộ sách vào giảng dạy lẽ nào chỉ được thẩm định bằng mắt? Nếu không thông qua thực tế giảng dạy liệu việc chọn lựa có chính xác không?
Sao không cho tất cả giáo viên tham gia góp ý kiến?
Việc thẩm định để chọn lựa sách giáo khoa cho từng địa phương được giao cho những cán bộ chủ chốt của tỉnh.Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà cha ông ta lại nói: “Trăm hay không bằng tay quen”.
Có thể nói họ toàn người học thức cao, hiểu biết rộng.
Thế nhưng nói về kinh nghiệm thực tiễn lại chẳng ai bằng được thầy cô giáo đang giảng dạy.
Chỉ cần cầm một bài học trên tay, giáo viên đã tức thời có ngay phương pháp giảng dạy trong đầu sao cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất.
Thầy cô sẽ chỉ ngay được kiến thức cao hay phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Nếu như từng trường học sẽ có vài bộ sách giáo khoa, giáo viên được tạo thời gian xem, cùng nhau thảo luận và được dạy thí điểm trên lớp mươi tiết chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khá bổ ích giúp cho việc chọn bộ sách học tại địa phương mình phù hợp và hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo:
//tuoitre.vn/nhieu-sach-giao-khoa-ai-duoc-chon-chon-the-nao-20191112222842173.htm1
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Chương trình GDPT mới: Chạy "nước rút" nhưng còn nhiều khó khăn
Để tránh lặp lại vết xe đổ của chương trình VNEN, nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên...
Năm học này là năm "bản lề" chuẩn bị các điều kiện để đưa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới vào giảng dạy ở cấp tiểu học từ năm 2020-2021.
Lo ngại nhất là thiếu giáo viên
Năm học 2019-2020 được coi là khoảng thời gian "nước rút" để các trường chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM). Tuy nhiên, đến nay, nhiều tỉnh, thành đang thiếu nghiêm trọng giáo viên (GV) mầm non, phổ thông theo định biên.
Thiếu cơ sở vật chất cho học 2 buổi/ngày là trở ngại không nhỏ của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Trube
Để tiến hành CTGDPTM thì khâu quan trọng và quyết định là giáo viên. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Ngãi cho thấy hiện toàn tỉnh thiếu trên 200 GV, nhất là hệ mầm non, tiểu học. "Nguyên nhân do các GV diện hợp đồng đã cho thôi dạy vào cuối năm học 2018 - 2019 nhưng tuyển mới lại không kịp. Hiện tỉnh đang tổ chức thi tuyển 845 GV từ bậc mầm non đến bậc THPT nhưng phải đến cuối tháng 9, việc thi tuyển mới xong" - đại diện Sở GD - ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, hiện ngành giáo dục tỉnh này thiếu hơn 800 GV nhưng UBND tỉnh chỉ đạo không được ký hợp đồng. Riêng tại huyện đảo Phú Quốc thiếu hơn 130 GV, có trường thiếu đến 41 GV. Theo bà Giang, tình trạng này đã xảy ra suốt từ năm 2015 đến nay, có năm thiếu hơn 1.000 GV...
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra nhiều bất cập như: Tỷ lệ giáo viên hợp đồng chưa được xét tuyển chính thức còn khoảng 15%; Cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý, một số nơi thiếu trầm trọng GV các môn như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Bà Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD - ĐT), cho hay hiện cả nước thiếu khoảng 2.000 GV âm nhạc và trên 2.000 GV mỹ thuật cho bậc tiểu học.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục tiểu học, trên cơ sở ý kiến phát biểu của ngành giáo dục các địa phương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học từ năm 2020 - 2021, vì thế ngành giáo dục tiểu học cần tập trung ưu tiên chuẩn bị cho đội ngũ GV.
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, hiện tại tỉ lệ GV trên cả nước đạt 1,4 GV/lớp, trong khi theo quy định là 1,5 GV/lớp. Trong số này có 85% GV diện biên chế. Để bổ sung đội ngũ GV cả về số lượng và chất lượng, Bộ GD - ĐT đã đề nghị các địa phương báo cáo thực trạng và từng bước có kế hoạch bổ sung GV còn thiếu.
Về kế hoạch tập huấn GV, Bộ GD - ĐT đã triển khai việc tập huấn chương trình giáo dục mới, trong đó ưu tiên trước đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và giáo viên dạy lớp. Sau khi các địa phương lựa chọn sách giáo khoa áp dụng cho CTGDPTM, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương kết hợp với các nhà xuất bản tổ chức cho 100% GV tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện hội đồng thẩm định của Bộ GD-ĐT đang duyệt các bộ SGK và dự kiến trong tháng này sẽ duyệt xong. Nhưng vấn đề quan trọng tiếp theo là cách sử dụng những bộ sách đó như thế nào... Trước hết Bộ cần có trách nhiệm hướng dẫn việc lựa chọn, sử dụng và địa phương phải xem nội dung bộ sách nào phù hợp với mình. Tiếp đến, đội ngũ GV phải được đào tạo bồi dưỡng tập huấn lại.
Giải bài toán khó: học 2 buổi/ngày
Một trong những vấn đề mà nhiều địa phương đang gặp khó khăn đó là phải tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CTGDPTM cũng thừa nhận: Một yêu cầu quan trọng để triển khai CTGDPTM đó là cơ sở vật chất. Điều kiện tối thiểu là học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày và 6 ngày/tuần, sĩ số 35 em/lớp. Quy định này tưởng chỉ trường học ở vùng sâu, vùng xa mới gặp khó khăn, nhưng thực tế ngay cả Hà Nội, TP.HCM cũng là thách thức, bởi mật độ dân cư đông, sĩ số tăng, trong khi quỹ đất trường hạn chế.
Tại TP.HCM, theo báo cáo của Sở GD-ĐT, năm học 2019 - 2020, toàn thành phố tăng 75.434 học sinh, trong đó, tiểu học tăng 21.711 học sinh. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp, vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), học sinh học 2 buổi/ngày giảm. Việc nhiều trường có quy mô trên 40 - 50 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.
Theo bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, những năm gần đây, trung bình mỗi năm thành phố xây thêm 1.200 - 1.500 phòng học mới nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với số học sinh tăng cao hằng năm.
"Tôi thấy vấn đề đảm bảo đủ trường lớp học 2 buổi/ngày sẽ rất khó khăn. Với tình hình khó khăn hiện nay thì chúng ta chỉ còn cách xã hội hóa. Nhà nước có đất, chế độ chính sách thì có thể thực hiện xã hội hóa ở những nơi người dân có đời sống cao, tạo điều kiện cho mở trường tư thục. Thực tế nhiều trường tư thục ở các thành phố lớn có chất lượng tốt do có cơ sở vật chất tốt, sĩ số học sinh thấp" - ông Nhĩ đưa ra giải pháp.
Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như một bài học cho lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GD-ĐT chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới.
Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay thì khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, đi đúng hướng và kiên định... Còn về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất, Bộ trưởng đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những tồn tại hiện nay như sĩ số học sinh đông/lớp, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày..../.
"Nếu áp dụng dạy học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 thì sẽ đủ phòng học đến năm 2020 vì thời điểm này, từ lớp 2 đến lớp 5 vẫn học 1 buổi/ngày. Tuy nhiên, việc thiếu phòng học sẽ thực sự khó khăn sau năm 2020, khi các khối lớp cũng sẽ học 2 buổi/ngày". Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT
"Theo kế hoạch, trước ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ công bố kết quả thẩm định SGK lớp 1. Cho tới thời điểm Bộ GD-ĐT thông báo, có 3 NXB gửi 5 bộ bản thảo SGK. Tuy nhiên, trong 5 bộ, có sách tiếng Việt, sách Toán... có nhiều sách không đạt. Tác giả có quyền chỉnh sửa bản thảo không đạt và nộp lại cho ban tổ chức để thẩm định lại. Song song với đó, Bộ đang lấy ý kiến thông tư quy định, hướng dẫn các địa phương lựa chọn SGK theo đúng quy định. Thông tư này dự kiến ban hành trong tháng 12/2019". Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD - ĐT
"Để tiến hành đổi mới CTGDPTM thì khâu quan trọng và quyết định là đổi mới giáo viên. Một số giáo viên chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả, dạy học theo nhóm còn mang tính hình thức. Chính vì vậy khi thực hiện sẽ tạo áp lực không nhỏ buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng tự học, để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục". Ông Đỗ Đức Trị, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
"Trong những năm qua Nhà nước cũng chú trọng đầu tư rất nhiều xây dựng trường lớp nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được nhu cầu vì khó khăn về kinh phí. Theo tôi, Nhà nước không thể nào bao cấp được hết, chỉ nên đầu tư cho những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa , còn lại cần theo hướng xã hội hóa thì mới có thể giải được bài toán thiếu trường, lớp lâu nay. Bộ GD-ĐT đã quyết tâm thực hiện CT-SGK mới nhưng chưa quyết liệt lắm". - PGS Trần Xuân Nhĩ
Theo VOV
Ai chọn sách giáo khoa để dạy là hợp lý? Theo luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 thì việc chọn sách giáo khoa (SGK) để giảng dạy chương trình mới là UBND các tỉnh, thành phố quyết định. Đào Ngọc Thạch Điều khoản này thay đổi so với Nghị quyết 88/2014/QH13 là: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của...