Gia tăng nguy cơ hạn hán tại châu Âu
Ngày 20/4, cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết 2022 là năm có mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Hiện tượng này hoàn toàn có thể lặp lại trong bối cảnh châu Âu đang ấm lên với tốc độ gần gấp đôi so với tỷ lệ toàn cầu.
Đáy sông khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài tại Villarta de los Montes, Tây Ban Nha ngày 16/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo cập nhật hằng năm của C3S cho thấy 2022 là năm nóng thứ hai và có mùa hè nóng nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập từ những năm 1950. Đáng chú ý, khu vực châu Âu đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp đôi so với mức trung bình thế giới, cụ thể ở mức 2,2 độ C trong vòng 5 năm qua so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mực nước của 2/3 số con sông tại châu Âu đã giảm xuống dưới mức trung bình và 5 km3 băng đã biến mất khỏi các dòng sông băng trên dãy Alps do tuyết rơi ít và nhiệt độ mùa Hè tăng mạnh.
Video đang HOT
Phó Giám đốc C3S, bà Samantha Burgess cho rằng với nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển tăng cao, nhiều khả năng châu Âu sẽ tiếp tục nóng lên trong nhiều năm tới. Trong đó, chất lượng đất khu vực Nam Âu sẽ trở nên cực kỳ khô trừ khi có mưa nhiều vào mùa xuân năm nay. Điều này tác động đáng kể đến vụ mùa và làm giảm sản lượng cây trồng trong năm.
Trong khi đó, Giám đốc C3S, ông Carlo Buontempo cho biết nhiệt độ kỷ lục năm 2022 đã tác động đáng kể đến hệ sinh thái và cộng đồng sinh sống trên toàn châu lục, khiến tình trạng hạn hán ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, châu Âu có mưa và tuyết ít hơn mức trung bình vào mùa đông 2021-2022, sau đó là hàng loạt đợt nắng nóng mùa hè kéo dài. Điều này không chỉ gây ra cháy rừng mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, năng lượng và vận tải đường sông, khiến lượng khí thải carbon trên toàn EU tăng mạnh nhất kể từ năm 2017.
Theo C3S, lượng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển năm 2022 đã chạm mốc cao nhất được ghi nhận trong lịch sử. Tổ chức tư vấn khí hậu Ember dự báo lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2023.
Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các quốc gia đã cam kết cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhằm đưa mức phát thải ròng về 0 để kiềm chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ toàn cầu năm 2022 đã tăng 1,15 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
2022 là năm nóng nhất tại Italy trong hơn 2 thế kỷ
Theo Viện khoa học khí quyển thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (NRC) của Italy, 2022 là năm nóng nhất tại Italy kể từ khi số liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1800.
Người dân che nắng khi nhiệt độ lên cao tại thủ đô Rome, Italy ngày 17/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Bernado Gozzini - Giám đốc cơ quan khí tượng LaMMA thuộc NRC, cho biết mức nhiệt cao kỉ lục đã được ghi nhận từ mùa Xuân, xuyên suốt mùa Hè và cả ở mùa Đông năm nay ở Italy. Dù nhiệt độ cao chưa từng có này sẽ không được coi là chính thức cho đến khi năm 2022 kết thúc, song về mặt thống kê, không có khả năng mức nhiệt trung bình cao hiện nay sẽ giảm xuống dưới mức năm 2018, vốn được ghi nhận là năm nóng nhất ở Italy.
Hồi tháng 10, LaMMA cho biết nền nhiệt ở miền Bắc và miền Trung Italy đã cao hơn 3,2 độ C so với bình thường. Đến cuối tháng 12. theo LaMMA, nhiệt độ trung bình của ở hầu hết khu vực miền Nam và miền Trung châu Âu, trong đó có Italy, cao hơn trung bình từ 5 đến 7 độ C.
2022 cũng là một năm khó khăn ở Italy, với mùa Hè kéo dài khô hạn đã làm giảm 3/4 mực nước ở hầu hết các con sông chính ở Italy, khiến sản lượng nông nghiệp giảm 1/3. Nền nhiệt cao cũng khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Theo các chuyên gia, các dòng không khí nóng từ Bắc Phi đã đẩy nhiệt độ ở Italy trong tháng 12 lên những ngưỡng cao bất thường. Dự báo nền nhiệt cao sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm nay ở miền Trung và miền Nam Italy.
Cũng theo NRC, ở bình diện toàn cầu, 2016 hiện là năm nóng kỷ lục được ghi nhận, tiếp đó là các năm 2020, 2019 và 2022.
Thế giới 2022: Chệch hướng trong mục tiêu kiềm chế Hành tinh Xanh tăng nhiệt Giới chuyên gia cho rằng các đợt lũ lụt thảm khốc, hạn hán làm héo khô cây trồng và nắng nóng kỷ lục trong năm 2022 là những chỉ dấu cho thấy những cảnh báo về biến đổi khí hậu đang ngày một trở thành hiện thực, mặc dù nhiều nỗ lực quốc tế vẫn đang được triển khai nhằm cắt giảm tối...