Gia tăng điều tra với hàng xuất khẩu Việt Nam
Bộ Công Thương vừa cho biết, hiện nay nhiều nước đã sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp đã được một số thành viên WTO tăng cường và trong đó có nhiều vụ điều tra được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Sắt thép là một trong những mặt hàng luôn nằm trong “tầm ngắm” về điều tra của phòng vệ thương mại (Ảnh minh họa)
Dẫn số liệu thống kê của WTO, Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong thời gian chưa đầy 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10/2018), các nước thành viên G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại, bao gồm 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ.
Với Việt Nam, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang có xu hướng gia tăng. Tính đến tháng 11/2018 đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Video đang HOT
Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử… Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Mỹ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU…
Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, da giày, gỗ… xuất khẩu của Việt Nam cũng đang rơi vào tầm ngắm của Mỹ do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Cũng theo Bộ Công Thương, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại nên nhiều đơn hàng và đầu tư ngành gỗ đã có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong trường hợp này, ngoài việc được hưởng lợi thì các doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận với các cuộc điều tra về phòng vệ thương mại.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hết các quy định này và sử dụng chúng một cách phù hợp, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân doanh nghiệp.
Theo cong luan
8 doanh nghiệp nợ BHXH "khủng" tại Gia Lai: Mỗi tập đoàn, doanh nghiệp nợ bao nhiêu tỷ đồng?
Mang tiếng là doanh nghiệp (DN) lớn, thương hiệu nhưng lại nợ tiền BHXH của người lao động (NLĐ) lên đến hàng tỷ đồng.
Cty Quang Đức nợ hơn 6,9 tỉ đồng tiền BHXH. Ảnh Đình VănTheo danh sách từ cơ quan BHXH Gia Lai ngày 28.9 cung cấp, nợ nhiều nhất là Cty CP Sông Đà 3 với 12,3 tỉ đồng, kéo dài 32 tháng.
Đứng thứ hai là Cty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức, nợ kéo dài 18 tháng với số tiền 6,9 tỷ đồng. Tại Gia Lai, Cty Quang Đức được xếp trong top 5 DN lớn nhất của tỉnh với trụ sở bề thế, nguy nga ngay con đường trung tâm thành phố Pleiku.
Tiếp theo là Cty CP Xây dựng và Vận tải Gia Lai với số tiền nợ 3,4 tỉ đồng, kéo dài 35 tháng. Nợ 2.1 tỉ đồng tiền BHXH kéo dài 19 tháng là Cty CP Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ 117.
Nợ dây dưa, chây ỳ và kéo dài nhất là Cty Đông Hưng với 81 tháng với số tiền nợ 2 tỉ đồng. Tại Gia Lai, Đông Hưng cũng là Cty có "số má" khi luôn trúng thầu những dự án hàng chục, hàng trăm tỉ đồng.
Xếp thứ 6 là Tập đoàn Đức Long Gia Lai - một DN thuộc hàng lớn nhất nhì tỉnh Gia Lai với số tiền nợ BHXH gần 580 triệu đồng, kéo dài 17 tháng liên tiếp. Được biết, doanh thu của tập đoàn này lên đến con số hàng trăm tỷ đồng/năm.
Tiếp đến là Cty TNHH Vinh Quang I nợ 545 triệu đồng với 54 tháng.
Cuối cùng là Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông I nợ 477 triệu đồng, kéo dài 45 tháng.
Đối với Cty nợ nhiều nhất là Sông Đà 3, đã rút quân, dời hội sở về Bắc, nên cơ quan BHXH Gia Lai đang "đau đầu" truy thu 12,3 tỉ đồng cho NLĐ.
Việc các Cty nợ BHXH, khi NLĐ ốm đau, thai sản thì không được hưởng các chế độ theo quy định, những người nghỉ hưu cũng không được hoàn thiện hồ sơ để hưởng lương hưu theo quy định.
ĐÌNH VĂN
Theo LĐO
S&P đánh giá triển vọng kinh tế Trung Quốc là "ổn định" Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P vẫn duy trì mức xếp hạng A /A-1 đối với kinh tế Trung Quốc, viện dẫn những lý do như chương trình cải cách của chính phủ, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế và các chỉ số khá vững mạnh khác. Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc...