“Gia tài đồ sộ” của người thầy hơn 20 năm “gieo chữ” trên bản khó

Theo dõi VGT trên

Thầy giáo Phùng Thế Tùng có một “tài sản” vô cùng quý giá, tích lũy được sau hơn 20 năm.

Động lực để vượt qua “thử lửa”

Huyện biên giới Mường Khương ( Lào Cai) là mảnh đất còn nhiều khó khăn. Suốt nhiều năm qua, biết bao thế hệ giáo viên từ mọi miền đã “gùi chữ lên non” và lặng thầm gắn bó với mảnh đất này, hy vọng “gieo chữ” cho t.rẻ e.m nơi đây, mở ra một tương lai tươi sáng.

Nhắc đến ký ức xưa, thầy Phùng Thế Tùng (Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chảy) nhớ lại: “Quê tôi ở Phú Thọ. Sau khi ra trường, năm 1998, tôi lên nhận nhiệm vụ đầu tiên ở trường vùng cao, trong suy nghĩ của mình, tôi chưa bao giờ hình dung là huyện Mường Khương lại khó khăn và vất vả đến thế. Ngày đầu đi làm, gần như tất cả anh em đi bộ hết, thậm chí không có đường mà đi, chỉ có những lối mòn băng qua đồi, qua núi, chúng tôi cứ vừa đi vừa hỏi thăm.

Gia tài đồ sộ của người thầy hơn 20 năm gieo chữ trên bản khó - Hình 1

Thầy Phùng Thế Tùng. (Ảnh: Ngân Chi).

Nhiều lúc, do bất đồng ngôn ngữ nên có hỏi thăm, bà con nói mình cũng không hiểu, đi lạc lên tận một cái nương nào đấy không thấy dấu chân người qua lại, có những lúc, đi bộ có hơn 10km mà mất cả một ngày mới mò được đường. Trước đây, tôi chưa bao giờ phải đi bộ nhiều như ở đây, đúng là một sự “thử lửa” cho giáo viên lên vùng cao dạy chữ. Chúng tôi về đến nhà để nghỉ ngơi là chân cứng hết, căng cơ, không đi lại được”.

Một thử thách nữa đối với các thầy cô “cắm bản” ở mảnh đất Mường Khương này, chính là thiếu nước sinh hoạt: “Hồi trước, mặc dù người dân có hệ thống nước suối, nhưng không có bể chứa hay ống dẫn, chỉ có máng tre. Hôm đầu tiên sau khi đi bộ mười mấy cây số về đến điểm trường thì trời cũng đã tối. Tôi đi tắm, càng tắm lại càng thấy bẩn, sờ lên đầu, thấy toàn cát với rác, cứ thắc mắc không biết vì sao… Sáng hôm sau, chạy lên xem “nguồn nước”, tôi mới thấy một đàn vịt 40-50 con đang bơi lõm bõm”.

Gia tài đồ sộ của người thầy hơn 20 năm gieo chữ trên bản khó - Hình 2

Một số bức thư tay trong “gia tài đồ sộ” của thầy Tùng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Hồi đó, cũng chưa có điện thoại, nên muốn liên lạc về nhà, chỉ có viết thư. Sau khi nhận nhiệm vụ xong, tôi gửi thư về cho bố mẹ vào tháng 9, thì tháng 10 mẹ mới nhận được thư, xong mẹ viết thư hồi âm, đến tháng 11, thư mới đến tay tôi.

Trong thư, tôi “ôn nghèo kể khổ” với mẹ, có gì nói hết, thể hiện rõ sự chán nản, muốn bỏ cuộc. Mẹ tôi vốn cũng là giáo viên, liền động viên tôi. Bà bảo, giờ con đi làm phục vụ công việc của nhà nước, theo nghề con đã chọn rồi, thì phải biết nỗ lực. Ngày xưa, chiến tranh, bố con khó khăn, vất vả biết bao nhiêu, chỉ mong sống sót trở về với người thân, thế hệ bố và các bác, các chú là bộ đội còn chịu được, huống chi là mình. Đó là động lực lớn nhất để tôi bám trụ lại vùng cao suốt hơn 20 năm qua”, thầy Tùng bộc bạch.

Uống một bát rượu, hút một điếu thuốc, phụ huynh mới cho con đi học

Video đang HOT

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của vị Hiệu trưởng này, có lẽ là những ngày “mòn gót” cùng đồng nghiệp đi vận động học sinh ra lớp: “Tên các em thường cứ na ná nhau, rất khó nhớ, nên hôm nào trót quên danh sách thì chẳng thể tìm được học sinh, vì có đến được nhà, cũng cứ 5-6 đứa sàn sàn nhau.

“Thầy giáo đến nhà, không có nước, thì mời thầy uống rượu”, đó là câu mà tôi được nghe thường xuyên từ phụ huynh học sinh. Sáng sớm, thầy cô thì muốn nhanh chóng đưa được học sinh đến lớp, phụ huynh lại đưa cho một bát rượu cùng chiếc điếu cày: “Thầy giáo uống một bát rượu, hút một điếu thuốc, thì mới cho con đi học”.

Dù lúc ấy, chưa biết uống rượu, chưa thử hút thuốc lào, tôi cũng cố gắng nhận lấy. Cứ như vậy, các thầy cô gần như hôm nào cũng phải đi vận động học sinh”.

Giáo viên “cắm bản”, dường như ai cũng phải tự mình học hỏi ngôn ngữ ở địa phương, để có thể giao tiếp và tương tác với phụ huynh và học sinh: “Hồi đầu, bất đồng ngôn ngữ cũng là một trở ngại rất lớn. Nếu chúng tôi chỉ nói tiếng Việt, rất ít người tiếp chuyện, dù nhiều người biết tiếng Việt”, thầy Tùng kể lại.

Gia tài đồ sộ của người thầy hơn 20 năm gieo chữ trên bản khó - Hình 3

Thầy Phùng Thế Tùng và học trò. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Những ngày đầu, do mới làm quen, học sinh thấy thầy cô nói gì thì sẽ nói theo như thế, gần như là câu nhại lại chứ trong suy nghĩ, các em chưa ý thức được chuyện dạy học.

Học sinh ở vùng xuôi thì thường “Vâng, dạ” khi nghe người lớn nói chuyện, còn ở trên này, các em chỉ có đúng một từ khi nhận thông tin từ thầy giáo, là “Nhớ!”. Thầy nói gì, học sinh cũng “Nhớ!”. Thầy hỏi “Ăn cơm chưa?” cũng “Nhớ!”, thầy dặn “Về nhà, các em làm bài tập nhé”, cùng “Nhớ”…

Sau đó, tôi dặn “Các em phải bảo “Vâng ạ” chứ không phải “Nhớ”. Các em nghe rõ chưa?”. Học sinh lại đáp một lèo: “Vâng ạ. Các em nghe rõ chưa? Nhớ!”.

Phải mất rất nhiều thời gian để rèn kỹ năng giao tiếp, vì ở trên này vốn tiếng Việt vẫn còn hạn chế. Cách giao tiếp truyền thống ở đây đã in sâu thành nếp, nên việc thay đổi cũng không hề dễ dàng gì”, thầy Tùng lý giải.

Trong mắt học sinh, thầy Hiệu trưởng Phùng Thế Tùng có những lúc vô cùng nghiêm khắc, nhưng cũng lại vô cùng ấm áp. Có lẽ vì thế, thầy Tùng sở hữu một “tài sản” vô cùng lớn.

“Trước đây, tôi công tác tại một trường tiểu học khác. Đến khi chuyển trường, tôi xin phép bàn giao lại cho nhà trường “gia tài đồ sộ” của mình, hơn 1kg giấy là thư viết tay của học sinh trong những dịp đặc biệt. Các em tự vẽ hình, tô màu, tự thiết kế cả phong bì bằng giấy ô ly, rồi viết nội dung thư lên đó, tâm sự những điều thật nhất. Các em nhắc cả “những hôm thầy quát em, mắng em”, hay “đêm hôm, thầy đi kiểm tra các em ra sao”… từ những việc nhỏ nhất xảy ra cách mấy năm, các em vẫn còn nhớ mà tâm sự thật với thầy.

Mỗi bức thư là một tình cảm, không quan trọng của học sinh ngoan hay học sinh còn nghịch ngợm, không quan trong chữ đẹp hay xấu, tôi đều trân trọng.

Tôi xin thầy Hiệu trưởng mới, lưu giữ lại những bức thư ấy trong phòng truyền thống của Đội, để những thế hệ học sinh sau này có thể cảm nhận về những anh chị đã từng học ở đây”, vị Hiệu trưởng chia sẻ.

Người thầy của giáo dục vùng khó

Đã 24 năm thầy giáo Trần Đình Phúc gắn bó với giáo dục Nậm Tha (Văn Bàn, Lào Cai). Dù công tác trong điều kiện khó khăn nhưng thầy luôn kiên trì bám trường, lớp mang kiến thức đến với học sinh.

Người thầy của giáo dục vùng khó - Hình 1

Thầy Trần Đình Phúc đã 20 năm gắn bó với giáo dục xã Nậm Tha. Ảnh: NVCC

Với thầy Phúc, được cống hiến cho giáo dục, giúp đỡ các thế hệ học trò không thất học... là hạnh phúc, động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ "gieo chữ trồng người".

"Xe duyên" cùng Nậm Tha

Thầy Trần Đình Phúc quê ở huyện Văn Chấn, Yên Bái. Năm 1998 sau khi ra trường thầy giáo trẻ nộp đơn xin công tác tại tỉnh Lào Cai và được phân công dạy học tại Trường Tiểu học Nậm Tha (giờ là Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Tha) cho tới nay.

Nhớ lại những ngày đầu đến Nậm Tha, thầy Phúc bồi hồi chia sẻ: Đây là xã vùng cao vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Điểm trường thầy lên dạy học thuộc thôn Khe Tào với 20 học sinh chia thành 2 lớp ghép, 1 lớp đơn, 100% học sinh dân tộc Mông, Dao.

Để có học sinh lên lớp, thầy Phúc dạy học buổi sáng, buổi chiều chèo đèo vượt suối đến từng gia đình để vận động người dân cho trẻ tới trường. "Bà con dân tộc sinh nhiều con, cứ ngày mùa lại để con lớn ở nhà trông con nhỏ thay bố mẹ đi làm. Trẻ lên 5 - 6 đã trở thành lao động trong gia đình. Nếu không tuyên truyền, vận động thường xuyên thì việc học tập của trẻ sẽ bị bỏ lửng...", thầy Phúc nói.

Theo thầy Phúc, việc vận động trẻ tới trường với giáo viên khi ấy vô cùng vất vả bởi nhận thức người dân lạc hậu, thậm chí lảng tránh gặp thầy cô. Thậm chí, thầy Phúc phải tới nhà 2 - 3 lần mới gặp được nhưng phụ huynh vẫn một mực "nhà nhiều việc lắm, khi nào hết việc sẽ cho con đi học...". Nếu không nhẫn nại, dành thời gian thuyết phục... chắc chắn nhiều học sinh thất học.

Việc dạy học, sinh hoạt của giáo viên tại điểm trường cũng gặp không ít thách thức. Muốn mua thức ăn, đồ dùng giáo viên thường phải kết hợp công việc lúc xuống xã. Mỗi lần lên điểm trường là 15km đi bộ với lỉnh kỉnh từ gạo, thức ăn khô... tới đồ dùng.

Ở nhiều điểm trường, giáo viên phải ngủ tạm trong ngôi nhà lợp cọ, cây vầu quây lại thành vách, giường ngủ ghép từ thân vầu. Mùa đông giá rét, sương mù gió núi lùa vào lạnh cắt da thịt, chăn màn ướt sũng...

Ngày mới lên dạy, thầy Phúc chưa biết tiếng dân tộc còn học sinh không biết tiếng phổ thông nên ngôn ngữ bất đồng, hiệu quả dạy học không cao. Thầy Phúc lại nghĩ cách sáng dạy trò học kiến thức, chiều nhờ trò dạy tiếng dân tộc. Hiểu được ngôn ngữ của nhau không chỉ giúp thầy Phúc nâng cao hiệu quả dạy học mà thầy trò thêm hiểu, cùng thể chia sẻ, hỗ trợ được nhiều điều.

24 năm gắn bó với giáo dục vùng khó Nậm Tha, kiến thức đã theo bước chân thầy Phúc tới đủ 7 điểm trường tại các thôn Vằng Mần, Khe Nà, Khe Tào, Khe Cóc, Khe Vai, Khe Păn, Phường Cong. Trong số đó điểm trường Khe Păn thầy Phúc nhớ mãi về sự khó khăn.

Điểm trường nằm trên núi, cách trường chính 10km nhưng giáo viên phải kết hợp đi xe máy 20 phút sau đó đi bộ 30 phút mới vào tới nơi. Điểm trường không điện, không nước, không sóng điện thoại cũng chẳng nhà công vụ. Giáo viên vào dạy học ở nhờ nhà dân, gửi lương thực nhờ người dân nấu ăn. Vì thế, bữa ăn của các thầy thường vài viên lạc rang, vài con cá khô qua ngày...

Không có điện, thầy Phúc phải bật đèn dầu soạn giáo án. Hai năm liền ở điểm trường Khe Păn, thầy về nhà 4 lần vào dịp Tết và hè. Một phần vì kinh phí đi lại tốn kém, phần cơ bản do đường sá đi lại quá khó khăn. Nhớ gia đình, bố mẹ chỉ biết nén lại qua những cánh thư hàng tháng gửi về nhà...

Tại điểm trường Khe Tào, thầy Phúc cũng chẳng thể quên kỷ niệm cuối tháng 5/1999. Hôm đó trời mưa rất to, điểm trường Khe Tào ở bên kia suối. Nước dâng cao, để sang được điểm trường, người dân dùng bè mảng qua đón. Khi đến giữa suối, dòng nước lũ chảy xiết, chèo chống không được thầy Phúc rơi xuống suối. Đồng nghiệp kêu cứu nhưng không có ai. May mắn thầy Phúc biết bơi nên tự mình vật lộn với dòng nước lũ để thoát vào bờ.

Cũng tại điểm trường Khe Tào, nhiều khi nước lũ dâng cao, học sinh không thể về nhà. Thầy Phúc lại trở thành "mẹ nuôi" của học trò, lo cơm nước, chỗ ngủ... Nước rút mới đưa học sinh qua sông để bố mẹ đón về.

Người thầy của giáo dục vùng khó - Hình 2

Thầy Trần Đình Phúc. Ảnh: NVCC

Nỗ lực đổi mới

Thầy Trần Đinh Phúc chia sẻ: Về Nậm Tha công tác, khó khăn chồng chất khó khăn, đôi khi quá cùng cực trong thầy lóe lên ý nghĩ "rời núi về xuôi", tìm cơ hội ở môi trường khác. Thế nhưng sự hồn nhiên, trong trẻo của học trò vùng cao như níu bước chân ở lại. Hơn thế, cứ khó khăn lại chùn bước, ai sẽ ở lại nơi đây dạy học, tương lai học trò Nậm Tha sẽ ra sao? Nếu những người thầy không dám chấp nhận và đối diện khó khăn thì thiệt thòi trước hết là học trò...".

Mặt khác, điều làm thầy Phúc xúc động và quyết tâm ở lại bởi phụ huynh Nậm Tha rất quý trọng thầy cô giáo. Có lúc họ cho con ở nhà lao động nhưng không bao giờ nặng lời, hay xua đuổi thầy cô tới vận động. Thấy đời sống của giáo viên khó khăn, họ biếu từng bó rau, cân gạo, con gà... Tình cảm thầy trò, phụ huynh với giáo viên vô cùng khăng khít. Điều đó giúp người thầy thêm động lực để tiếp tục bám bản, lên lớp. Sau 10 năm công tác tại Nậm Tha, thầy Phúc đã xây dựng gia đình và có 2 con. Gia đình thầy đã coi nơi đây như quê hương thứ 2...

Tới nay, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, địa phương vùng khó Nậm Tha đã "thay da đổi thịt". Đường sá, trường lớp được đầu tư nâng cấp, ý thức người dân cũng tiến bộ hơn. Đa số điểm trường năm xưa được chuyển xuống gần đường tiện cho việc đi lại, giảm vất vả cho giáo viên.

Song theo thầy Phúc trong bối cảnh giáo dục bước vào đổi mới, triển khai Chương trình GDPT 2018 thì những điều kiện cơ sở vật chất, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi người thầy vùng cao tiếp tục vượt lên chính mình, linh hoạt và không ngừng sáng tạo để dạy học đạt yêu cầu chung.

Trao đổi về thầy Trần Đình Phúc, chị Triệu Thị Dẫn, phụ huynh tại thôn Phường Cong xã Nậm Tha bảy tỏ: "Thầy có phương pháp dạy học dễ hiểu giúp học sinh tiến bộ nhanh. Thầy cũng nhiệt tình, kiên nhẫn, yêu thương và chỉ dạy học sinh đến nơi đến chốn. Gia đình quanh năm đi nương rẫy, việc học tập của trẻ cơ bản do thầy dạy bảo. Đến nay con tôi đã học lớp 7, nhưng gia đình luôn nhớ và biết ơn thầy...".

"Thầy Trần Đình Phúc là một trong số giáo viên gắn bó lâu năm và cống hiến nhiều cho giáo dục vùng núi Nậm Tha. Thầy cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh tham gia các sân chơi khoa học. Với chuyên môn vững vàng, thầy Phúc đã và đang góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục huyện Văn Bàn, Lào Cai..." - cô Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Tha trao đổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bảo mẫu con gái Mai Phương bị nói xấu, Phùng Ngọc Huy phải lên tiếng xin lỗi
16:24:18 27/06/2024
Chủ trọ U60 lắp camera quay lén trong phòng tắm nữ, công an vào cuộc xử lý
17:32:47 27/06/2024
Angelababy "bít đường" trở lại showbiz, Huỳnh Hiểu Minh hạnh phúc bên bạn gái
17:04:13 27/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên tìm được niềm vui sau "chia tay", Quang Linh Vlog cũng có phần
16:02:34 27/06/2024
Vừa ra khỏi phòng thi tốt nghiệp THPT, con riêng của chồng nói một câu biến tôi thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng
18:32:28 27/06/2024
Ronaldo fan đông nhất làng bóng đá, vẫn bị Youtube "cấm" mở kênh, vì sao?
16:32:52 27/06/2024
Minh Hằng sinh nhật t.uổi 37: Chồng tặng vàng khối, du lịch sang chảnh
19:57:43 27/06/2024
Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ
19:54:15 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Show Chông Gai tung trailer: Hé lộ màn đấu giá đầu tiên đầy kịch tính, Binz nói gì về việc thay đổi hình tượng?

Tv show

21:36:33 27/06/2024
Qua trailer, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cho khán giả thấy cảm xúc đa tầng của những người đàn ông trên 30 t.uổi.

Ryan's World: Youtuber lai Việt đ.ập hộp đồ chơi, kiếm nhiều t.iền nhất thế giới

Netizen

21:32:44 27/06/2024
Nhắc đến những sao nhí kiếm thu nhập khủng từ YouTube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật.

Thanh Lam hạnh phúc ngập tràn bên chồng bác sĩ, BTV Ngọc Trinh xinh đẹp trẻ trung

Sao việt

21:31:25 27/06/2024
NSND Thanh Lam đăng ảnh bên chồng bác sĩ nhân dịp đón sinh nhật t.uổi mới; BTV Ngọc Trinh VTV xinh đẹp khác hẳn khi lên sóng truyền hình.

Tử vi hôm nay thứ 6 ngày 28/6/2024 của 12 con giáp: Tý thẳng tính nhưng vô duyên, Tuất bất đồng với cấp trên

Trắc nghiệm

21:29:33 27/06/2024
Xem tử vi 12 con giáp hàng ngày để biết tài lộc, tình yêu, sự nghiệp, vận hạn tốt xấu... giúp bạn làm chủ các vấn đề trong cuộc sống.

Lai Châu: Đăng tin giả đi ô tô bắt cóc t.rẻ e.m, một người bị triệu tập

Pháp luật

21:29:12 27/06/2024
Cơ quan Công an Lai Châu đã triệu tập ông Đỗ Văn Q sẽ bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật về một nhóm người đi ô tô bắt cóc trẻ gây xôn xao dư luận.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1: Yên vượt đèn đỏ bị công an là chồng bạn thân bắt

Phim việt

21:28:56 27/06/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1, hai vợ chồng Yên vượt đèn đỏ và ngay lập tức bị công an yêu cầu dừng xe. Cả hai mừng rỡ khi phát hiện ra người lập biên bản chính là Nghiêm - chồng của cô bạn thân.

Phim của La Vân Hi vượt mặt phim "Câu Chuyện Hoa Hồng" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

20:29:18 27/06/2024
Nhan Tâm Ký với sự tham gia của La Vân Hi và Độ Hoa Niên của Triệu Kim Mạch, Trương Lăng Hách là hai siêu phẩm cổ trang sắp ra mắt trong thời gian tới

Một cảnh sát ở Athens bị tấn công bằng bom xăng

Thế giới

20:24:17 27/06/2024
Đội chống k.hủng b.ố thuộc lực lượng Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra vụ việc. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công.

Phương Mỹ Chi trở lại thế giới văn học trong Gối Gấm

Nhạc việt

20:02:51 27/06/2024
Liệu Phương Mỹ Chi sẽ có bất ngờ nào mới dành cho khán giả trong thời gian sắp tới hay không? Hãy cùng theo dõi các hoạt động tiếp theo của nữ ca sĩ.

Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong

Tin nổi bật

19:53:41 27/06/2024
Theo người dân, đây là căn nhà do vợ chồng anh P và chị Tr. thuê. Cặp vợ chồng này thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Họ có người con khoảng 1 t.uổi. Trước đó, cháu bé được anh P. gửi về nhà ngoại.