Giá rau tăng đến 500%, đẩy lạm phát ngày càng leo thang ở Pakistan
Giá cà chua, khoai tây và hành tây tăng chóng mặt đang khiến lương thực trở thành mặt hàng xa xỉ đối với người dân Pakistan, quốc gia vừa bị lũ lụt tàn phá nặng nề.
Người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt chờ nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia Nam Á này vốn đang quay cuồng với tình trạng nguồn dự trữ tiền tệ ngày càng cạn kiệt và lạm phát tăng nhanh nhất trong gần 5 thập kỷ. Hiện Pakistan lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực sau khi những trận mưa xối xả nhấn chìm một phần ba đất nước và phá hủy mùa màng.
Anh Ali Asghar Londer, một trong số hàng nghìn người đang sống trong các lều sơ tán ở thành phố Dadu, cho biết giá hành tây hiện tại là 300 rupee/kg (khoảng 33.000 đồng), tăng gấp 6 lần so với trước lũ lụt. Nằm bên bờ sông Indus, Dadu đã hứng chịu thiệt hại nặng nề trong hoạt động sản xuất lúa và hành tây.
Theo anh Londer, tuần trước, giá khoai tây đã tăng gấp 4 lần lên 100 rupee/kg, cà chua tăng 300% lên 400 rupee/kg, trong khi bơ sữa trâu – một loại chất béo dùng để nấu ăn – tăng 400%. Ở những nơi khác, nguồn cung cấp sữa và thịt cũng chịu ảnh hưởng do các nhà kho bị ngập lụt. Có thể thấy rõ rằng giá lương thực tăng cao sẽ gây thêm sức ép cho nền kinh tế vốn mong manh này.
Những trận lũ lụt vừa qua ước tính gây thiệt hại khoảng 10 tỷ USD và cướp đi sinh mạng của trên 1.300 người, cũng như buộc nửa triệu người phải sống trong các lều trại. Nước lũ đã nhấn chìm những vùng đất nông nghiệp rộng lớn và cuốn trôi cây trồng tại quốc gia mà lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 1/5 giá trị của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Tài chính Miftah Ismail, tại tỉnh Sindh, toàn bộ các cánh đồng bông trải dài 1,5 triệu mẫu cùng 65% sản lượng gạo của khu vực đã bị xóa sổ. Toàn bộ sản lượng chà là, 20% mía và một nửa số hành tây và các loại cây rau màu khác cũng đã bị phá hủy.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ismail vẫn bày tỏ sự lạc quan trong một cuộc phỏng vấn ngày 3/9. Quan chức này nói rằng giá rau đang giảm và lạm phát ở mức cao nhất trong 47 năm qua có khả năng giảm xuống gần 15% trong năm nay. Thế nhưng, các nhà phân tích lại không lạc quan như vậy.
Ông Amreen Soorani, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty JS Global, cho biết: “Mối lo ngại lớn của thảm họa lũ lụt chính là tác động đến lạm phát. Tình trạng thiếu lương thực do lũ lụt năm 2010 đã khiến lạm phát lương thực tăng gần gấp đôi trong hai tháng. Giờ đây, chúng ta vốn đang ở trong môi trường lạm phát cao, và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nữa”.
Video đang HOT
Giá tiêu dùng ở Pakistan đã tăng nhanh chóng lên 27,26% trong tháng 8 và là tháng thứ 6 tăng liên tiếp trước khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Lạm phát lương thực đã tăng lên 29,5% vào tháng trước.
Theo ông Fahad Rauf, trưởng nhóm nghiên cứu tại Ismail Iqbal, giá rau bắt đầu giảm ở Karachi khi hàng hóa nhập khẩu được chuyển đến. Pakistan đang mua hành tây và cà chua từ Iran và Afghanistan để bù đắp thiếu hụt.
Tình cảnh tuyệt vọng của người dân Pakistan giữa dòng lũ lớn
Nhiều người dân Pakistan hiện vẫn bị mắc kẹt giữa dòng lũ lớn, không được hỗ trợ kịp thời thuốc men, lương thực.
Một em bé được cứu khỏi vùng lũ. Ảnh: BBC
Trơ trọi giữa những đầm nước lũ, hàng trăm người mất nhà cửa trong dòng nước đang dựng những túp lều mỏng manh trên khu đất cao duy nhất trong vùng.
Đây đều là những người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Jaffarabad, tỉnh Balochistan nghèo khó của Pakistan - một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của trên 1.000 người kể từ tháng 6. Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 28/8 thông báo ít nhất 75% diện tích tỉnh Balochistan bị ảnh hưởng do lũ lụt.
Nhà lãnh đạo bày tỏ trong đời chưa từng chứng kiến trận lũ nào tàn khốc như vậy và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Những túp lều mỏng manh được dựng lên trên những mô đất khô ráo hiếm hoi tại Pakistan. Ảnh: Reuters
Người dân vượt qua dòng lũ trên cầu tạm. Ảnh: BBC
Hai người phụ nữ ngồi làm bánh bên căn nhà bị đổ sập. Ảnh: BBC
Gia đình nhiều trẻ nhỏ ngồi trên dòng nước bên ngoài căn nhà bị cuốn trôi. Ảnh: Reuters
Người dân cầm chậu, nồi xin thực phẩm cứu trợ. Ảnh: BBC
Mực nước dâng cao ngang người. Ảnh: Reuters
Anh Jamali (31 tuổi) là một trong những người đang giúp dân dựng lều. Anh vừa trở về nhà cách đây một vài tuần để tham gia công tác tình nguyện giúp đỡ nạn nhân mắc kẹt trong lũ lụt.
"Chúng tôi đóng gói túi xách và mang theo những đồ giá trị, để trên máy kéo khi mực nước chỉ cao 1m2. Hiện mực nước đã tăng lên hơn 2,4 m và người dân thậm chí còn chẳng tới được chiếc máy kéo đó", Jamali chia sẻ. Anh cho biết các tuyến đường liên kết khu vực với phần còn lại trong tỉnh đã bị phá hủy hoặc không thể tiếp cận được. Tỉnh Balochistan là một trong những nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống liên lạc tồi tệ nhất Pakistan. Điều này sẽ khiến khu vực khôi phục khó khăn và lâu hơn.
Vì những cơn mưa kéo dài không dứt, cơn lũ năm 2022 còn nghiêm trọng hơn trận lũ 2010. Năm 2010 đã xảy ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến trên 2.000 người thiệt mạng và nhấn chìm gần 1/5 diện tích đất nước. Người dân địa phương chia sẻ chưa từng nhìn thấy nhiều nước như thế xung quanh mình.
"Người dân xây nhà sau trận lũ 2010. Bây giờ, tất cả đều bị nhấn chìm dưới nước. Những ngôi nhà làm từ bùn đều đã bị cuốn trôi. Động vật chết trôi trên dòng nước. Người dân ốm đau và cần nước sạch để uống, lương thực để ăn. Chúng tôi nhận được cứu trợ nhưng không đủ", Jamali nói.
Theo truyền thông địa phương ngày 28/8, hơn 83.000 con gia súc, gia cầm đã chết do lũ lụt trong 24 giờ.
Một cậu bé cầm dây vượt qua dòng lũ chảy xiết. Ảnh: Reuters
Người dân sơ tán khỏi con đường sắp bị nước lũ tràn vào. Ảnh: Reuters
Tại tỉnh Sindh lân cận, người dân đang lo sợ thảm kịch lũ lụt sẽ xảy ra trong những ngày tới khi nước sông Indus dâng cao đang di chuyển về phía nam.
Ông Nizamuddin (65 tuổi), một sĩ cảnh sát đã nghỉ hưu mất nhà trong trận mưa lớn, là một trong những người dân trú ẩn trong những căn lều trên bờ kênh. Ông cho biết 90% ngôi nhà nơi ông sinh sống đã bị sập, gia súc chết hết.
"Chúng tôi đang rất cần thuốc men, lương thực, lều và trại y tế. Chúng tôi cầu xin chính phủ giúp đỡ chúng tôi", ông nói.
Một quan chức chính phủ yêu cầu giấu tên cho biết một số khu vực thuộc tỉnh Balochistan hiện không thể tiếp cận được do mưa lớn và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
"Tôi được báo rằng hai đứa trẻ đã thiệt mạng vì đói ở Mach, một thị trấn gần Quetta, nơi hiện mất kết nối đường bộ với các vùng khác của tỉnh", vị quan chức cho hay.
Tại thung lũng Manoor tỉnh Khyber Pakhtunkhwa - nơi ít nhất 10 cây cầu và hàng chục tòa nhà bị nước lũ cuốn trôi, hàng trăm người đang mắc kẹt.
"Chúng tôi cần hỗ trợ, thuốc men. Xin hãy xây lại cầu, chúng ta không còn gì cả". Đó là nội dung được viết trong một tờ giấy nhắn gửi mà dân làng ném cho đội tình nguyện khi đi ngang qua. Cho đến nay, cơn lũ đã cướp đi sinh mạng ít nhất 15 người của thung lũng.
Theo giới chức Pakistan, đợt lũ trong mùa mưa năm nay đã ảnh hưởng tới trên 33 triệu người (tương đương với 1/7 dân số), làm hư hỏng và phá hủy gần 1 triệu nhà cửa. Ngày 28/8, Cơ quan Ứng phó với thiên tai Pakistan thông báo số người thiệt mạng vì mưa lũ trong mùa mưa năm nay đã lên tới 1.033 người, trong đó có tới 119 người thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Hàng nghìn người dân sống gần các dòng sông ở miền Bắc Pakistan đã được yêu cầu sơ tán khỏi vùng lũ. Mực nước nhiều dòng sông trong khu vực đã dâng cao tràn bờ, cuốn trôi nhiều nhà cửa. Chính phủ Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, huy động quân đội để ứng phó với đợt lũ lụt lần này.
Lũ quét Pakistan làm 36 người chết, 145 người bị thương Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMA) Pakistan tối 19/8 thông báo, chỉ tính trong 24 giờ qua, đã có 36 người thiệt mạng và 145 người bị thương trong các sự cố liên quan tới mưa lớn và lũ quét. Ít nhất 7 trẻ em và 5 phụ nữ nằm trong số các nạn nhân xấu số kể trên. (Ảnh...