Giá nhiên liệu tăng, nhiều tàu cá nằm bờ
Lâu nay, khai thác thủy sản được xác định là một trong những thế mạnh về kinh tế của Bạc Liêu.
Tuy vậy, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, nghề khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu gặp rất nhiều khó khăn.
Không chỉ nhiên liệu (dầu, nhớt) tăng giá liên tục mà các chi phí đầu vào khác phục vụ cho nghề khai thác thủy sản cũng tăng chóng mặt.
Lượng tàu cá tại Bạc Liêu còn duy trì ra khơi khai thác thủy sản ngày càng giảm do chi phí gia tăng.
Tỉnh Bạc Liêu có chiều dài bờ biển 56km, có 4 cửa sông lớn thông ra biển, có ngư trường gần 40.000 km2 với trữ lượng thủy sản đa dạng về chủng loại. Toàn tỉnh có đội tàu khai thác thủy sản trên 1.200 chiếc, trung bình mỗi năm khai thác thác trên 100.000 tấn thủy sản các loại.
Tại cảng cá Gành Hào, huyện Đông Hải, những ngày này không còn cảnh nhộn nhịp tàu, thuyền ra vào như trước. Thay vào đó là hình ảnh hàng chục chiếc tàu neo đậu san sát nhau. Đối với ngư dân ở đây, năm nay là một năm mà việc làm ăn gặp quá nhiều bất lợi. Bà con ai cũng muốn nhanh chóng kết thúc năm để bắt đầu năm mới với niềm hy vọng vào một kết quả khả quan hơn.
Ông Đặng Quốc Thùy, chủ tàu cá Hòa Bình ở ấp 1, thị trấn Gành Hào cho biết, trong chuyến biển vừa rồi, ghe của gia đình ông phải chịu khoản chi phí phát sinh trên 60 triệu đồng so với trước (bao gồm phí xăng dầu tăng giá đội lên hơn 50 triệu đồng, các mặt hàng nhu yếu phẩm cùng rau, củ, quả cũng cao hơn 3 triệu đồng; chi phí test COVID-19 cho tài công và ngư phủ trên 4 triệu đồng). Trong khi đó, sản lượng khai thác sụt giảm, một số mặt hàng thủy sản khai thác được có giá trị kinh tế không cao khiến cho lợi nhuận thu được hầu như không có.
Trường hợp của ông Thùy vẫn còn may vì còn ít lợi nhuận, chứ một số chủ tàu khác lỗ cả trăm triệu đồng một chuyến ra khơi. Khai thác lỗ vốn không có tiền trả nhiên liệu, các cửa hàng xăng dầu vì thế cũng từ chối cung cấp tiếp xăng dầu để tàu ra khơi.
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, ở ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, chỉ trong 2 tháng qua, giá xăng dầu đã tăng lên gần 4.000 đồng/lít, điều này làm cho chi phí đầu tư cho 1 chuyến đi biển của ngư dân tăng lên rất nhiều trong bối cảnh các mặt hàng thủy sản khai thác vừa không có đầu ra vừa sụt giảm.
Bình quân một tàu công suất lớn, ra khơi đánh bắt 1 tháng chỉ riêng chi phí xăng dầu đã tăng lên từ 40 triệu đến hơn 70 triệu đồng. Với sự gia tăng chi phí như vậy, các chủ tàu hết sức đắn đo trước khi cho tàu rời bến.
Trong số các địa phương ven biển có nghề khai thác thủy sản trên biển của tỉnh Bạc Liêu thì huyện Đông Hải có đội tàu khai thác biển hùng hậu nhất với 600 phương tiện khai thác thủy sản (chiếm 1/2 tổng số phương tiện khai thác toàn tỉnh).
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, do chi phí tăng nên hiện tại có gần 70% số lượng tàu khai thác thủy sản trên địa bàn nằm bờ vì các chủ tàu sợ thua lỗ. Năm 2021, huyện Đông Hải đề ra chỉ tiêu khai thác thủy sản là 70.000 tấn. Với diễn biến như hiện nay, huyện Đông Hải khó đạt được mục tiêu đề ra.
Đặc trưng của nghề đi biển, chủ tàu, tài công và ngư phủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thu nhập của tài công và ngư phủ có được từ lợi nhuận của các chủ tàu. Ông Võ Văn Vui, một tài công tàu cá ở thị trấn Gành Hào cho biết trước đây, mỗi chuyến biển tài công có thu nhập 20-30 triệu đồng/người/chuyến, hiện nay đã giảm xuống còn 10 triệu đồng. Thu nhập của ngư phủ còn thấp hơn, chỉ 3-4 triệu đồng/chuyến, khiến họ không đủ trang trải cuộc sống.
Cùng với gia tăng chi phí đầu vào, ngư dân tỉnh Bạc Liêu cũng đang lo lắng bởi thời điểm hiện nay đang trong mùa mưa bão, nếu chuyến biển ra khơi không thuận lợi, tàu buộc phải quay vào bờ thì chủ tàu lỗ vốn, còn tài công và ngư phủ xem như không có thu nhập.
Cùng với nghề khai thác thủy sản thì nghề làm khô của người dân Gành Hào đã nổi tiếng từ rất lâu, cả trong lẫn ngoài tỉnh. Với hơn 30 cơ sở sản xuất, chế biến, mỗi năm các loại khô do thị trấn Gành Hào cung ứng cho thị trường hơn 600 tấn. Một khi nhiều tàu cá nằm bờ kéo theo đó ảnh hưởng rất lớn đến nghề làm khô (không có nguồn nguyên liệu) và người dân cũng bị giảm thu nhập. Nhất là khi mùa làm khô phục vụ tết đã cận kề. Những năm trước, thời điểm này, người dân của huyện Đông Hải tấp nập với những chuyến tàu đầy ắp tôm, cá, mực… Người đi biển lo khai thác đánh bắt, người trên bờ tất bật làm khô chuẩn bị phục vụ thị trường tết.
Video đang HOT
Bà Trần Xuân Mai, chủ cơ sở sản xuất khô Xuân Mai, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải than thở, khoảng 2 tháng nay cơ sở của bà thiếu nguyên liệu làm khô. Nhiều khả năng các mặt hàng khô phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán như tôm khô, khô mực, khô cá khoai, cá thiều, cá đuối… sẽ khan hiếm, có khả năng giá tăng cao so với những năm trước.
Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho biết, khai thác thủy sản là lĩnh vực kinh tế thế mạnh của Bạc Liêu, bởi tỉnh có đường bờ biển dài. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngư dân, mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Những khó khăn hiện tại, chỉ là nhất thời và không phải ngư dân nào cũng thua lỗ.
Tuy nhiên, nếu tình hình kéo dài thêm, chắc chắn hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu sẽ đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng; trong đó, không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của ngư dân mà còn làm gián đoạn nguồn cung cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Để giải quyết những vấn đề trên, ngành nông nghiệp của tỉnh đang phối hợp với các địa phương ven biển vận động ngư dân thành lập các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản nhằm hỗ trợ nhau trong việc giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác.
Tính đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã thành lập 81 tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển với 408 tàu cá và khoảng 3.000 lao động tham gia. Bên cạnh việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất, việc hình thành các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển còn là điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm trong những chuyến biển xa.
Cùng với tập trung phát triển đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, có khả năng đánh bắt xa bờ, dài ngày trên biển, tỉnh Bạc Liêu cũng thực hiện chuyển đổi đối tượng, mùa vụ, ngư trường theo hướng khai thác các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau khai thác cũng đang được đẩy mạnh thực hiện.
Tất cả những việc làm này nhằm hiện thực hóa “trụ cột thứ 5″ là phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bạc Liêu.
"Xin thắp nén tâm hương và ngọn nến ấm áp tưởng nhớ đến đồng bào đã mất"
"Bằng sự kính trọng, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người có thân nhân đã ra đi vì Covid-19.
Sự ra đi của họ là mất mát lớn với người thân nói riêng và xã hội nói chung".
Tối 19/11, Lễ tưởng niệm hơn 23.000 người mất vì Covid-19 đã diễn ra trong gần 60 phút tại hai điểm cầu ở TPHCM (Dinh Thống Nhất) và Hà Nội (Công viên Thống Nhất). Ngoài ra, nhiều tỉnh thành cũng tổ chức lễ tưởng niệm để người dân cầu nguyện cho các nạn nhân Covid-19.
Mong linh hồn của những người đã khuất sớm siêu thoát, mong toàn dân ý thức hơn để chung tay trong cuộc chiến chống dịch bệnh!
Đại dịch Covid-19 đã như một trận cuồng phong "quét" đến đâu lại gây sát thương ở đó. Bao ngày qua, nước mắt đã không ngừng rơi, nỗi đau chất chồng trong lòng người, và vết thương của những người ở lại không biết khi nào mới có thể lành lặn, nguôi ngoai.
Trong giờ phút cả đất nước cùng tắt đèn, cầu nguyện cho những người đã mất, bạn đọc Dân trí bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn, bằng những dòng chia sẻ thấm đẫm nước mắt, sự xót xa để gửi gắm lòng biết ơn, lời động viên, chia sẻ nỗi mất mát lớn lao với gia đình của những người đã mất vì Covid-19:
"Tương lai của những đứa con mất mẹ, mất cha đang ngổn ngang trong màn sương vô định. Vết thương lòng của những người cha, người mẹ mất con; của người vợ mất chồng, người chồng mất vợ; của những người bạn vĩnh viễn không còn được gặp nhau... không biết khi nào có thể lành lặn.
Bản thân mình, mỗi khi xem clip về sự ra đi của đồng bào mình trong đại dịch cũng ám ảnh khôn nguôi. Hôm nay là ngày cả nước tưởng niệm 23.476 số phận - cuộc đời đã nằm xuống trong đại dịch. Xin thắp nén tâm hương và ngọn nến ấm áp để tưởng nhớ đến những đồng bào đã khuất. Nguyện cầu cho các linh hồn đã khuất được siêu vãng về cõi thênh thang", bạn đọc Khắc Chung.
Nhiều người khi "nhắm mắt xuôi tay" không có người thân ở bên cạnh, không một lời trăng trối (Ảnh: Hữu Khoa).
"Thành kính phân ưu với gia đình người mất vì dịch bệnh Covid-19. Mãi nhớ ơn lực lượng tuyến đầu, các y bác sĩ, lực lượng quân đội, an ninh, các anh/chị/em tình nguyện viên, các mạnh thường quân và nhiều nhiều nữa những đồng bào đã chung lòng cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này", bạn đọc An Bình.
Chúng ta không thể quên những ngày tháng này, xin thắp nến nguyện cầu cho những người đã ra đi trong đại dịch. Xin chia sẻ với những người mất mát người thân và xin được tri ân những người đã vì cộng đồng mà dấn thân cống hiến. Cũng xin tạc dạ những người đã cứu giúp đồng bào trong lúc khó khăn!", bạn đọc Thái Minh.
Các đại biểu, khách mời, thân nhân những người đã khuất trong đại dịch Covid-19 vừa qua tại TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa)
"Biết là sinh ly tử biệt là lẽ thường tình của cuộc đời này nhưng sao tim tôi đau thắt và nước mắt cứ tự nhiên chảy dài khi nhìn thấy cảnh mất mát đau đớn trong cơn đại dịch khủng khiếp này. Mong sao những con người chúng ta còn may mắn được sống hãy biết cùng nhau Sống Tử Tế và Thương Yêu Nhau! Cầu xin ơn trên che chở và dẫn đường cho hương hồn những người đã mất được về miền cực lạc", bạn đọc Hải Đường.
"Thật không còn nỗi đau nào hơn thế nữa, chỉ biết ngày đêm nguyện cầu cho đại dịch qua mau để không còn những mất mát, những đau thương liên tiếp ập đến. Xin thành tâm thắp nén tâm hương tưởng nhớ đến những người đã xả thân vì cộng đồng, những người dân đã không may vượt qua cơn đại dịch này. Cầu mong các hương linh được về miền cực lạc. Nam mô a di đà Phật!", bạn đọc Hải Yến.
"Bằng sự kính trọng, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người có thân nhân đã ra đi vì Covid-19. Sự ra đi của họ là mất mát lớn với người thân nói riêng và xã hội nói chung. Sau cùng tôi gập đầu gửi lời cám ơn tới các chiến sĩ đã hi sinh vì Covid-19. Tôi sẽ không quên kể cho con cháu tôi biết tới nỗi đau lịch sử này", bạn đọc Đức Khôi.
"Thành kính phân ưu! Chẳng có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất người thân! Cầu mong những người ở lại mạnh mẽ vượt qua nỗi đau để sống thêm cuộc sống của người đã mất!", bạn đọc Thu Hoài.
Những tiếng chuông từ các ngôi chùa, các nhà thờ ngân vang. Người dân bắt đầu thắp sáng những ngọn nến, thả đèn hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước chùa Pháp Hoa (ảnh: Nguyễn Quang).
Nhiều người khi "nhắm mắt xuôi tay" không có người thân ở bên cạnh, không một lời trăng trối!
Theo ông Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát, gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta.
Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc "thương người như thể thương thân", "bầu ơi thương lấy bí cùng", trong khó khăn hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, thấm đậm tình đồng chí, nghĩa đồng bào, chan chứa yêu thương, lay động lòng người: Những ATM gạo, ATM ô xy, "chợ 0 đồng", "siêu thị 0 đồng", "suất ăn miễn phí", nhường cơm sẻ áo cho nhau trong lúc khó khăn, thiếu thốn, thật là trân quý.
Anh Huỳnh Đức Minh Đức (38 tuổi, TPHCM) bật khóc, úp mặt vào túi kỷ vật người cha mất vì Covid-19 để lại tại bệnh viện. Cha đi vội quá, anh còn bao nhiêu điều chưa kịp nói, bao nhiêu việc chưa kịp làm cho ông (Ảnh: Hải Long).
Hàng triệu "phần quà đại đoàn kết", "túi an sinh", hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế của đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã được vận chuyển vào vùng dịch, chia sẻ khó khăn với nhân dân TPHCM và các tỉnh phía Nam...
Hàng vạn cán bộ, nhân viên y tế, chiến sỹ các lực lượng vũ trang đã khắc phục mọi khó khăn, bất chấp nguy hiểm, xông pha vào tâm dịch, với những tháng ngày làm việc quên mình, dành hết tâm lực để chăm sóc, chữa trị người bệnh như người thân yêu, ruột thịt của mình; nhiều cán bộ, chiến sỹ hoãn ngày cưới, gác lại hạnh phúc riêng để lên đường làm nhiệm vụ; có những người khi bố mẹ từ trần không thể về chịu tang.
Vì liên tục công tác tại vùng có dịch nên để đảm bảo an toàn cho người thân, anh Võ Ngọc Sang (31 tuổi, công tác tại Đội CSGT Công an huyện Nam Trà My) đeo khẩu trang và chỉ ngắm vợ con qua ô cửa kính vài phút rồi tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ.
Trong cuộc chiến cam go, ác liệt ấy đã có hàng ngàn thầy thuốc, cán bộ, chiến sỹ, Tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, các nhà thiện nguyện, cán bộ cơ sở... bị nhiễm bệnh. Trong đó, hàng trăm người đã hy sinh, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng đội, đồng chí.
Hình ảnh bé gái 20 tháng tuổi òa khóc đòi mẹ bế khi nhìn thấy mẹ chống dịch ở Bắc Giang trên TV. Mẹ khóc vì tức sữa, con khóc vì nhớ khiến nhiều người xem cũng rưng rưng xúc động.
Do dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào, đồng chí thân yêu của chúng ta, đó là những công dân mẫu mực, những người lao động rất đỗi yêu thương, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc, những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng.
Nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc "nhắm mắt xuôi tay" không có người thân ở bên cạnh, không có một lời trăng trối; nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt; có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời.
"Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ. Đại dịch "tràn qua", để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời - thật là xót thương, nhói lòng, rơi lệ", ông Chiến chia sẻ.
Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. Riêng TP HCM là hơn 17.300 người, chiếm hơn 74% cả nước.
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam - CH Pháp Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CH Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp. Hai bên đã trao đổi về việc hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành thủy sản theo khuyến nghị của Liên...